Con thông minh chưa chắc đã học giỏi là vì thiếu một điều kiện, hiểu lầm lớn của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến trẻ suốt đời
Nhiều phụ huynh hiện nay vẫn có sự hiểu lầm rất lớn về mối liên quan giữa trí thông minh và thành tích học tập của con.
Có rất nhiều phụ huynh sau khi con đi học rồi thường có thắc mắc rằng: “Vì sao con tôi ở nhà rất thông minh và lanh lợi nhưng học hành lại chẳng có thành tích cao?” . Họ có thể hoài nghi về phương pháp giáo dục của thầy cô, có thể cho rằng con thiếu may mắn hoặc dùng rất nhiều lý do khác để đổ lỗi.
Thực tế vấn đề nằm ở đâu?
Điều kiện sống hiện nay của trẻ đã tốt hơn rất nhiều so với những thế hệ trước kia. Từ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất, cho đến đời sống tinh thần của trẻ cũng phong phú hơn. Bố mẹ có thể mua nhiều loại sách cho con đọc, các loại đồ chơi phát triển tư duy và trí tuệ… Các lớp học sở thích, lớp dạy kèm được nhiều người quảng cáo giúp trẻ học tốt hơn. Nhưng vì sao điểm số và thành tích của con bạn vẫn không cải thiện?
Bởi vì điều duy nhất mà con đang thiếu chính là thái độ nghiêm túc trong học tập.
Chính vì điều kiện hiện nay tốt hơn nên trẻ em phải đối mặt với nhiều cám dỗ hơn. Thái độ của trẻ trong việc học đã không còn sự tự chủ, thiếu ý thức tự giác. Không ít học sinh có suy nghĩ sai lệch rằng học hành vì cha mẹ, cho cha mẹ chứ không phải cho bản thân.
Video đang HOT
Ngày càng có nhiều trẻ em có thái độ thờ ơ với việc học, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với bản thân chứ chưa nói đến việc chúng phải học tập một cách nghiêm túc. Vấn đề này liên quan rất lớn đến môi trường xung quanh trẻ.
Quá nhiều cám dỗ
Sự cám dỗ ở đây không chỉ bao gồm sức hấp dẫn của các thiết bị điện tử đối với trẻ em, mà còn bao gồm cả tác động của môi trường xung quanh.
Thiết bị di động đã trở thành một thứ cần có trong cuộc sống của chúng ta. Một số bậc cha mẹ đã sớm cho con dùng điện thoại, máy tính bảng để giải trí, khiến trẻ đắm chìm trong đó khó có tâm trí nào để nghĩ đến việc học.
Ngoài ra trẻ còn bị ảnh hưởng bởi tâm lý “bầy đàn”. Chẳng hạn như: Bạn khác không học thì mình sao phải học? Bạn khác chơi thì mình cũng phải chơi! Trong kỳ thi bị điểm kém thì có bạn khác điểm tệ hơn, chẳng làm sao!
Sự chủ quan của bố mẹ
Nhiều phụ huynh cho rằng con mình là thông minh nhất, giỏi nhất. Nếu con không đạt điểm tốt trong học tập đó là do giáo viên dạy không tốt, hoặc cho rằng có vấn đề từ bạn học… Nhưng tất cả học sinh đều ở trong cùng một môi trường, cùng một giáo viên, cùng một lớp học, cùng một bạn học, tại sao một số em luôn có thể duy trì trạng thái học tập tốt và đạt điểm cao? Điều này tất nhiên không thể tách rời nỗ lực từ bản thân trẻ.
Chính vì vậy, phụ huynh không nên bị “đánh lừa” bởi cái gọi là sự thông minh hay khôn lanh của con cái mà nên nhìn thấy được thái độ chân thật nhất của con đối với việc học.
Thực tế điểm số không thể quyết định được tương lai của một đứa trẻ. Tuy nhiên sự hướng dẫn của phụ huynh giúp cho trẻ có thái độ nghiêm túc trong học tập, hình thành sự tự chủ, xây dựng ý thức tự giác không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống.
Từ đó trẻ mới có thể hiểu được bản thân một cách đúng đắn, tự tìm ra được thiếu sót, giúp cho bản thân trẻ ngày một hoàn thiện và tiến bộ hơn.
"Đừng cố làm bài điểm 10" - Quan điểm giáo dục kì lạ của nữ giáo sư Trung Quốc có con đạt giải Nobel Vật lý
Không ép buộc, không gây áp lực - chắc hẳn là một phương pháp giáo dục mà ít bậc phụ huynh nào làm được!
Bà Vương Tuyển Anh và chồng đều từng theo học nghiên cứu sinh ở Đại học Michigan, Mỹ. Khi trở về Trung Quốc, các chức vụ bà từng nắm giữ có thể kể đến như Giáo sư tại Đại học Sư phạm Tứ Xuyên trong 7 năm hay Giáo sư tại Viện Quốc gia về Giáo dục Xã hội; Chủ tịch Hiệp hội xúc tiến giáo dục văn hóa phụ nữ Sơn Đông ở Bắc Kinh. Bà cũng từng có thời gian công tác tại Học viện Giáo dục Tây Nam. Ngoài giảng dạy, bà còn viết rất nhiều sách.
Là một người phụ nữ kiệt xuất nhưng bà có phương pháp giáo dục con cái mềm mỏng và không đòi hỏi cao ở các con. Trong trí nhớ của con trai bà - ông Đinh Triệu Trung, mẹ chính là người nuôi dưỡng ông sự hứng thú, say mê với học tập. Mẹ chưa bao giờ ép Đinh Triệu Trung phải đạt 100 điểm tuyệt đối (tương đương với mốc điểm 10 ở Việt Nam).
Đã từng có khoảng thời gian Đinh Triệu Trung phải nghỉ học ở nhà do ảnh hưởng của chiến tranh. Vì thế, ban ngày, Đinh ôn tập bài cũ còn buổi tối, bố mẹ sẽ dạy những kiến thức mới. Bản thân Đinh thích mẹ dạy hơn bố bởi bà Vương Tuyển Anh vốn có bằng Thạc sĩ Tâm lý trẻ em. Tới khi chiến tranh kết thúc, Đinh được trở lại trường học nhưng dường như Đinh khó bắt kịp nếp học mới. Tuy bố mẹ Đinh đều có học vị giáo sư nhưng chưa bao giờ gây áp lực lên con, thậm chí chẳng trách móc con học kém và còn đưa con đi xem kịch, xem phim.
Chính cách giáo dục ấy đã đào tạo nên một Nhà Vật Lý thực nghiệm nổi tiếng người Mỹ gốc Trung Quốc Đinh Triệu Trung (sinh ngày 27/1/1936). Năm 1956, ông sang Mỹ học tại Đại học Michigan - nơi ngày xưa bố mẹ ông từng theo học. Năm 1959, ông nhận bằng cử nhân Toán học và Vật lý, sau đó tiếp tục nhận bằng Tiến sĩ Vật lý tại ngôi trường danh tiếng này vào năm 1962. Một năm sau, ông làm việc trong "Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu" (sau này trở thành CERN). Từ năm 1965, ông trở thành giảng viên ở Đại học Columbia và làm việc tại Deutsches Elektronen-Synchrotron (Máy gia tốc điện tử quay vòng của Đức) ở Đức. Từ năm 1969, ông làm giáo sư ở Học viện Công nghệ Massachusetts.
Đặc biệt, năm 1976, Đinh Triệu Trung được trao Giải Nobel Vật lý chung với Burton Richter của Stanford Linear Accelerator Center, cho công trình phát hiện hạt hạ nguyên tử meson J/. Khi ấy, ông đã gọi điện báo tin vui cho bố và mong muốn bố có thể sang Thuỵ Điển chứng kiến bước ngoặt này của mình. Đinh Triệu Trung đã thuyết phục mãi vì bố ông sợ chi phí đắt đỏ, không muốn con trai tốn kém. Sau đó, bố ông đã đồng ý sang nhận giải cùng con trai. Chỉ có điều, mẹ của Đinh Triệu Trung, bà Vương Tuyển Anh, đã mất nên không thể cùng chúc mừng con.
Xin cảnh sát bắt vì không dạy nổi con học: Vui và thật... Tôi vẫn luôn khuyên phụ huynh rằng chúng ta muốn nuôi dạy con tốt phải giảm kỳ vọng và tăng kỳ công. Chuyện dạy con học từ trước đến nay vẫn luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Có những phụ huynh không giữ được kiên nhẫn, bình tĩnh đã đánh mắng con, bên cạnh đó...