Cơn thèm chua có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe?
Cảm giác thèm ăn chua có thể là do sự kết hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý và văn hóa.
Trong nhiều trường hợp, chúng ta thèm chua đơn giản là do hương vị hấp dẫn của chúng. Nhưng đôi khi, đó cũng có thể là biểu hiện của một số thay đổi trong cơ thể.
Không chỉ dừng ở việc cảm nhận vị giác, ăn thực phẩm chua cũng có thể kích hoạt giải phóng dopamine, một trong những truyền thần kinh liên quan đến cảm giác vui vẻ, thỏa mãn. Chính sự giải phóng dopamine này có thể góp phần mang lại cảm giác dễ chịu khi ăn đồ ăn chua, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Những thay đổi nội tiết trong cơ thể sẽ dễ kích thích cảm giác thèm ăn chua. Ảnh PEXELS
Ngoài ra, một số loại thực phẩm chua, chẳng hạn như trái cây họ cam, quýt, cũng chứa hàm lượng vitamin C cao. Loại vitamin này được chứng minh có tác động tích cực đến chức năng não và tâm trạng.
Ngoài ra, thèm ăn chua cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe sau:
Thiếu chất dinh dưỡng
Một trong những nguyên nhân đầu tiên cân nhắc đến khi thèm đồ chua là do thiếu chất dinh dưỡng và mất cân bằng nội tiết. Ví dụ, nếu cơ thể không đủ vitamin C thì có thể thèm đồ ăn chua để bù đắp lượng vitamin thiếu hụt này. Những món chua giàu vitamin C là cam, chanh, quýt hay bưởi.
Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể góp phần gây ra cảm giác thèm đồ ăn chua. Ví dụ, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể gây ra những thay đổi nội tiết tố dẫn đến cảm giác thèm ăn.
Cảm giác căng thẳng, lo lắng
Cảm giác căng thẳng và lo lắng cũng có thể góp phần gây ra cảm giác thèm chua. Khi chúng ta gặp căng thẳng và lo lắng thì cơ thể sẽ sản sinh ra cortisol. Đây là một loại hoóc môn làm tăng cảm giác thèm ăn và có thể dẫn đến thèm một số loại thực phẩm, trong đó có thực phẩm chua.
Video đang HOT
Khi cảm thấy thèm đồ chua, điều quan trọng là phải thỏa mãn nó một cách lành mạnh. Để làm điều này, lưu ý đầu tiên là không nên ăn chua lúc đang đói. Những món chua như nước cam, xoài xanh, cóc có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Một trong những cách tốt nhất để thưởng thức nước cam, chanh hay bưởi là dùng chúng như món tráng miệng sau bữa ăn. Nếu vẫn muốn có món chua trong bữa ăn chính thì có thể kết hợp các thực phẩm lên men như kim chi hay dưa cải. Những thực phẩm này không chỉ thỏa mãn cơn thèm chua mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột, chẳng hạn như cải thiện tiêu hóa, theo Medical News Today.
Bí quyết đánh bay căng thẳng, stress trong kỳ nghỉ Tết
Trong kỳ nghỉ Tết, khi công việc dồn dập, chi tiêu quá nhiều hay bất đồng ý kiến với người thân về lịch trình nghỉ lễ...
có thể gây ra căng thẳng, stress. Trong những tình huống này, bạn cần làm gì để đánh bại căng thẳng nhanh chóng?
Có nhiều biện pháp để giải tỏa căng thẳng, stress nhưng trong kỳ nghỉ Tết, bạn khó có thể áp dụng các biện pháp thông thường. Nên thực hiện một số biện pháp giải tỏa tâm trạng nhanh chóng dưới đây để đón Tết an vui.
Hít thở giảm căng thẳng
Hít thở chậm và sâu là một cách nhẹ nhàng nhưng nhanh chóng để giảm mức độ lo lắng bằng cách hạ huyết áp và nhịp tim. Một kiểu thở nên thử: Thở luân phiên bằng mũi.
Cách thực hiện: Ngồi thoải mái, nhắm mắt lại, đặt ngón tay cái bên phải lên lỗ mũi bên phải và hít vào bằng lỗ mũi trái; sau đó thả ngón cái ra, đặt ngón đeo nhẫn lên lỗ mũi trái và thở ra bằng lỗ mũi phải.
Không di chuyển ngón tay, hít vào bằng lỗ mũi phải, dùng ngón tay cái bịt lại, thở ra bên trái, hít vào bên trái, đóng lỗ mũi đó, thở ra bên phải...
Các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu với 11 hiệp lúc đầu.
Nghe nhạc
Bất kể bài hát là gì, đôi khi việc hát lời bài hát theo một giai điệu yêu thích giúp giải tỏa tâm trạng.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychoneuroendocrinology cho thấy nghe nhạc thư giãn giúp giảm mức cortisol (hormone gây căng thẳng) ở sinh viên đại học trong kỳ thi và họ cũng tự nhận thấy bớt căng thẳng hơn.
Đi bộ nhanh
Khi bạn cảm thấy choáng ngợp hoặc tâm trạng bức bối, hãy đi dạo nhanh quanh khu nhà khoảng 10 phút cũng có thể làm giảm mức độ lo lắng. Nguyên nhân do tập thể dục làm tăng các chất hóa học thần kinh điều chỉnh tâm trạng. Các chất hóa học này bao gồm serotonin, giúp tạo ra cảm giác bình tĩnh và dopamine, tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc.
Kết hợp việc đi bộ với nghe bản nhạc bạn yêu thích hoặc trò chuyện qua điện thoại với bạn bè để được tiếp thêm động lực. Giao tiếp xã hội cũng là một hoạt động mang lại cảm giác dễ chịu.
Đi bộ nhanh giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, stress.
Đếm ngược
Khi gặp sự cố khiến bạn căng thẳng trong kỳ nghỉ, hãy thử đếm chậm đến 10 rồi quay lại để bình tĩnh hơn. Khi thực hiện việc làm này, tâm trí của bạn sẽ tập trung vào thứ tự số đếm mà sao nhãng nguyên nhân gây căng thẳng.
Nhắm mắt lại
Hãy nhanh chóng thoát khỏi một văn phòng bận rộn hoặc một gia đình hỗn loạn bằng cách hạ mi mắt xuống. Đó là một cách dễ dàng để lấy lại bình tĩnh và tập trung.
Thực hiện thư giãn cơ cấp tiến
Đây là một kỹ thuật lâu đời cho phép giải phóng cảm giác căng thẳng về tinh thần bằng cách căng và thư giãn cơ bắp. Theo Bệnh viện Mayo Clinic Hoa Kỳ, điều này có thể làm giảm huyết áp, làm chậm nhịp tim và làm cho những hormone gây căng thẳng trở nên kém hoạt động hơn.
Phương pháp thư giãn cơ cấp tiến được thực hiện theo cách giãn cơ từ ngón chân lên đến cổ và đầu. Nằm xuống hoặc ngồi ở nơi yên tĩnh, nhắm mắt lại và căng các cơ ở ngón chân và bàn chân trong năm giây rồi thả ra. Chuyển sang bắp chân - siết chặt các cơ, giữ nguyên rồi thả ra. Tiếp tục đi lên cơ thể cho đến khi chạm đến cổ, hàm, trán.
Thư giãn cơ cấp tiến có thể thực hiện ở tư thế nằm hoặc ngồi.
Tập yoga và thiền
Khi căng thẳng, stress, bạn nên thử động tác gác chân lên tường để giãn cơ, tạo sự an tâm và bình an trong tâm trí.
Trong những trường hợp căng thẳng này, bạn cũng có thể thực hiện thiền định để giữ tâm bình yên và sự tập trung trở lại. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ vị trí nào yên tĩnh trong hoặc ngoài nhà để thực hiện thiền.
Ăn sô-cô-la hoặc nhai kẹo cao su
Chỉ cần một hình vuông (khoảng 40g) đồ ngọt có thể làm dịu thần kinh. Sô cô la đen điều chỉnh mức độ hormone căng thẳng cortisol và ổn định quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh đó, có một số bằng chứng cho thấy khi nhai kẹo cao su có thể làm giảm căng thẳng (điều này liên quan đến các tế bào thần kinh ở nhiều phần khác nhau của não).
Tuy nhiên, bạn nên chú ý lựa chọn loại kẹo cao su không có đường để tránh hậu quả có thể xảy ra như sâu răng hay thừa cân...
Ăn socola có thể giúp giảm căng thẳng, stress nhanh chóng.
Nhỏ nước lạnh lên cổ tay
Khi căng thẳng ập đến, hãy đi vào phòng tắm và nhỏ một ít nước lạnh lên cổ tay và sau dái tai. Hai vị trí này có những động mạch chính ngay bên dưới da, vì vậy việc làm mát những khu vực này có thể giúp làm dịu toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể nhúng mặt vào bát nước đá lạnh trong 15 đến 20 giây. Có một số bằng chứng cho thấy việc ngâm mặt trong nước lạnh sẽ kích thích hệ thống thư giãn của cơ thể để chống lại phản ứng căng thẳng. Bạn cũng có thể tắm mát, chườm đá lên mặt để làm mát và thư giãn.
Uống mật ong
Ngoài vai trò là chất dưỡng ẩm và kháng sinh tự nhiên cho da, mật ong còn cung cấp các hợp chất làm giảm viêm trong não, có tác dụng hỗ trợ chống trầm cảm và lo lắng.
Váy đỏ chứng tỏ xuân sang Không chỉ là gam màu thịnh hành tại các lễ trao giải, sàn diễn thời trang, sắc đỏ còn xuất hiện khắp phố phường Hà Nội dịp cận kề Tết Âm lịch. Váy áo đỏ rực không chỉ phủ kín Lễ trao giải Quả cầu Vàng 2024 mà còn xuất hiện trên mọi góc phố thủ đô dịp cận kề Tết Nguyên đán....