Con nguy kịch vì bố mẹ nhờ thầy lang đắp lá ngải
Gia đình cho rằng con bị “ mở khóa đầu” nên mời thầy lang về đốt ngải, đắp thóp. Khi tình trạng bệnh của bé nặng hơn, gia đình mới cho con nhập viện điều trị.
Bác sĩ Phí Xuân Thi, khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhi V.M. H. (6 tháng tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh) bị viêm não – màng não trong tình trạng nặng.
Trước đó, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt, nôn, quấy khóc, bỏ bú được gia đình cho nhập viện kiểm tra. Kết quả khám lúc vào viện cho thấy trẻ lơ mơ, sốt cao 39 độ C, thóp phồng, có dấu hiệu cổ cứng, vạch màng não.
Gia đình cho biết trước đó ở nhà bé có biểu hiện bỏ bú, sốt, ngủ li bì, sờ thóp thấy có đường khớp mở rộng. Gia đình cho rằng bé bị “mở khoá đầu” nên mời thầy lang về đốt ngải, đắp thóp cho bé. Đến khi tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn, gia đình mới cho bé nhập viện điều trị.
Bệnh nhi đang được bác sĩ thăm khám . Ảnh: BSCC.
Tại bệnh viện, qua khám sàng lọc và hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán bé bị Sốc nhiễm khuẩn/viêm não – màng não, tiên lượng nặng, tiến triển chậm.
Hiện tại, bệnh nhi được điều trị thở máy, kháng sinh, vận mạch, an thần, hạ sốt, tiên lượng nặng, tiến triển chậm, thời gian điều trị kéo dài.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Thi, “mở khóa đầu” từ lâu đã được người dân dùng để chỉ một căn bệnh ở trẻ sơ sinh. Những đứa trẻ mới sinh được vài ngày, bỗng nhiên bỏ bú, khóc dai dẳng hoặc ngủ li bì, phần hộp sọ chỗ thóp có vết lõm sâu, giống như bị tách ra. Mọi người thường chữa theo cách dân gian như đốt ngải, đắp thuốc vào thóp. Việc làm này rất nguy hiểm bởi trẻ sơ sinh còn rất non nớt, nếu điều trị không đúng cách rất dễ dẫn đến xuất huyết não, giãn thành mạch, nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cao.
Trẻ sơ sinh có các biểu hiện trên có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau, như viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn sơ sinh, rối loạn tiêu hóa. Để xác định nguyên nhân các gia đình cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán, điều trị sớm; tránh việc sau khi chữa bằng kinh nghiệm dân gian không khỏi mới đưa đi bệnh viện thì đã muộn. Hơn nữa, người dân nên thay đổi cách nhìn nhận sai lầm về căn bệnh “mở khóa đầu” và cách chăm sóc trẻ sơ sinh, đảm bảo cho trẻ được chăm sóc, chữa trị một cách khoa học, hiệu quả.
Theo Zing
Chuyên gia tư vấn cách cải thiện tiêu hóa giúp trẻ ngủ ngon hơn
Chán ăn, khó tiêu, chướng hơi, đây bụng, thường xuyên quây khóc, thức giâc giữa đêm... là hàng loạt các vấn đề tiêu hóa kém thường gặp ở trẻ nhỏ khiên nhiêu bố mẹ đau đâu tìm cách giải quyêt.
Hãy cùng theo dõi tư vấn từ chuyên gia để giúp trẻ cải thiện tiêu hóa để hấp thu tốt, ngủ ngon hơn!
Trao đổi qua chương trình tư vấn trực tuyến cùng chuyên gia "Tại sao ngủ ngon giúp bé thông minh hơn?" do Vinamilk tổ chức, nhiều bố mẹ bày tỏ lo lắng về hệ tiêu hóa của trẻ vì đây là một trong những nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon, không sâu giấc, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Để giúp các em cải thiện chức năng đường ruột, PGS-TS-BS Nguyễn Anh Tuấn và BS Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh - Bác sĩ chuyên khoa 1 của Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk đã đưa ra một số lời khuyên và giải pháp dễ thực hiện nhất.
"Tại sao bé hay bị xì hơi và đầy bụng?", mẹ Thùy Linh
Theo BS Hoàng Oanh, tình trạng này đến từ khá nhiều nguyên nhân, có thể do chế độ ăn chưa phù hợp, món ăn trong bữa gây khó tiêu hoặc tư thế bú chưa đúng khiến con trẻ nuốt dư hơi.
Ngoài ra, việc thiếu hụt men vi sinh Probiotics cũng khiến hệ tiêu hóa yếu đi. Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như táo bón, đi phân sống, chướng... dễ xuất hiện trong thời điểm bé chuyển từ thức ăn dạng lỏng sang dạng đặc hay chuyển từ dạng sữa sang thức ăn ngoài sữa nếu hệ tiêu hóa của bé không có đủ men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa.
Men vi sinh Probiotics là một bí quyết giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh
Bụng ọc ạch hay các vấn đề tiêu hóa không chỉ hạn chế hấp thu dưỡng chất, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khoa học đã chứng minh giấc ngủ ngon giúp não bộ trẻ phát triển tốt hơn, do đó bố mẹ cần hết sức lưu ý hệ tiêu hóa của trẻ.
"Bổ sung các dưỡng chất nào và nạp bao nhiêu là đủ để giúp bé có hệ tiêu hóa tốt, từ đó ngủ ngon và hỗ trợ sự phát triển của trí não?", mẹ Lê Thị Bích Ngọc
Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ bí quyết giúp trẻ tiêu hóa tốt, ngủ ngon
Theo PGS-TS-BS Nguyễn Anh Tuấn, ngoài quan tâm đến việc bổ sung men vi sinh Probiotics thân thiện với đường ruột, bố mẹ còn cần quan tâm đến đạm trong sữa, ưu tiên các loại sữa công thức theo tỷ lệ vàng 60% đạm Whey và 40% Casein. Đạm Whey giàu Alpha-Lactalbumin dễ tiêu hóa sẽ được hấp thu nhanh chóng để giúp trẻ tăng trưởng và phát triển, đạm Casein lại lưu trữ năng lượng, giúp trẻ no lâu.
Đồng thời, bố mẹ nên lưu ý bố sung chất xơ từ yến mạch, lúa mạch, rau củ quả,... trong khẩu phần ăn hằng ngày, hoặc chọn loại sữa có chứa thành phần chất xơ hòa tan như FOS để cải thiện tình trạng táo bón, phân cứng, khó đi tiêu của trẻ.
Ngoài việc lựa chọn các sản phẩm bổ sung Probiotics, chất xơ và đạm Whey phù hợp, các bữa ăn của trẻ cần đầy đủ và cân bằng bốn nhóm dưỡng chất chính: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Đương nhiên, bố mẹ cũng cần xem xét nguồn gốc thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho các em hay không. Dị ứng thức ăn cũng có thể làm cho bé bị đau bụng, khó chịu, dẫn đến cáu gắt ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Một lưu ý cuối cùng, chúng ta cần kiên nhẫn tập cho con ăn các món ăn mới, cho trẻ tiếp nhận món ăn theo từng phần nhỏ rồi tăng lượng thức ăn lên. Tránh cho các em ăn nhiều món trong cùng lúc, cùng ngày. Khi đó, dạ dày không thích ứng kịp cũng là nguyên nhân lớn khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Vinamilk Optimum Gold là dòng sản phẩm sữa bột với công thức đặc chế: Bổ sung 9 tỉ men vi sinh và đạm Whey giàu Alpha-lactalbumin dễ tiêu hóa, thêm 20% DHA từ tảo tinh khiết cùng các dưỡng chất Lutein, Cholin, được chứng minh lâm sàng giúp trẻ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, ngủ ngon, phát triển trí não tốt hơn.
Optimum Gold - Êm bụng, ngủ ngon, thông minh, chóng lớn.
Theo thanhnien.vn
13 sự thật đáng sợ về thế giới khiến bạn rùng mình, bạn đã "suýt chầu trời" 1.000 lần mà không biết Đôi khi những điều đáng sợ nhất xảy ra ngay ở những sự việc, sự vật bình thường nhất. Bạn có từng nghĩ mình có thể đã ở gần những tên tội phạm nguy hiểm mà không biết và không thể phân biệt chúng với người bình thường? Hay bạn có từng bỏ qua những tấm biển cảnh báo nguy hiểm như "Cấm...