Con người có thể mất tối đa bao nhiêu máu và vẫn sống sót?
Khi trực tiếp nhìn thấy, thứ dịch cơ thể này có thể khiến nhiều người bị buồn nôn, hơi chóng mặt và đau đầu nhẹ. Tuy nhiên, dù bạn có cảm thấy khó chịu thế nào, chúng ta vẫn cần nó để có thể tồn tại. Thứ dịch đang được nhắc tới chính là “máu”.
Tầm quan trọng của máu với cơ thể
Máu chính là thứ chất lỏng quan trọng nhất trong cơ thể của chúng ta. Máu chảy liên tục xuyên suốt mọi ngóc ngách của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn. Trong suốt hành trình của mình, máu sẽ dùng các hồng cầu để vận chuyển và cung cấp oxy; bạch cầu để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh và tiểu cầu để kích hoạt quá trình đông máu, khi chẳng may chúng ta bị thương.
Các thành phần của máu
Một người trung bình có khoảng 4,7 đến 5,5 lít máu chảy trong cơ thể. Trong suốt cuộc đời, con người mất rất nhiều máu, nguyên nhân có thể từ những vết cắt, vết trầy xước nhỏ và cả những chấn thương nghiêm trọng. Sự chảy máu xảy ra khi các mạch máu bị tổn thương và máu có thể thoát ra từ đó. Con người có thể bị chảy máu cả bên ngoài da hoặc thậm chí là từ những bộ phận bên trong cơ thể. May mắn là trong hầu hết các trường hợp, cơ thể của chúng ta có khả năng tự chữa và phục hồi đáng kinh ngạc.
Trước tiên thông qua một quá trình gọi là đông máu, với nhân tố chủ yếu là các tiểu cầu như đã đề cập ở trên, máu ở vết thương từ dạng lỏng sẽ được kết lại với nhau và chuyển thành dạng gel để hình thành cục máu đông có tác dụng ngăn máu tiếp tục chảy ra bên ngoài, từ đó hạn chế mất máu và cho cơ thể thời gian để phục hồi . Khả năng này dễ dàng được nhận thấy khi chúng ta bị một vết cắt nhỏ ở ngoài da: Máu sẽ chỉ chảy ra một chút sau đó ngừng hẳn.
Cách cục máu đông được hình thành
Video đang HOT
Tuy nhiên, sự đông máu không thể “cứu” bạn trong mọi trường hợp. Nếu vị trí bị thương nằm ở một mạch máu lớn, điển hình như tĩnh mạch cổ, bạn sẽ mất một lượng máu đáng kể chỉ trong thời gian ngắn và trong trường hợp xấu nhất, cái chết sẽ đến trước khi sự đông máu có thể phát huy tác dụng.
Vậy con người có thể mất bao nhiêu máu mà vẫn còn sống?
Mất máu ở người có thể được phân thành 4 cấp độ:
Ở cấp độ mất máu này, bạn sẽ không cảm thấy quá nhiều dấu hiệu tiêu cực, ngoài một vài cơn đau đầu nhẹ. Mức độ mất máu này cũng gần tương đương với trường hợp chúng ta đi hiến máu, vốn thường chỉ cho đi khoảng 8-10% lượng màu trong cơ thể cho mỗi lần hiến. Do đó, tất cả những gì bạn cần để có thể phục hồi sức khỏe trong trường hợp này chỉ là ngồi nghỉ ngơi một lúc, ăn một ít bánh và uống nước ép hoa quả.
15-30% lượng máu trong cơ thể một người bình thường sẽ tương đương với 2 lít máu hoặc dễ hình dung hơn là nó có thể đổ đầy một chai nước ngọt cỡ lớn. Ở cấp độ này, những biểu hiện của sự thiếu máu sẽ rõ rệt hơn trước nhiều. Trước hết, bạn sẽ cảm thấy lạnh và mệt mỏi, tim đập rất nhanh để có thể duy trì sự sống.
Chỉ cần mất thêm một lượng máu nhỏ nữa so với cấp độ trên, tức là ở ngưỡng sát nút 40% lượng máu của cơ thể sẽ là lúc bạn thực sự cần phải truyền máu. Nếu không được tiếp máu trong trường hợp này, bạn có thể vẫn sẽ sống sót nhưng tim phải đập ở một tốc độ cực kỳ nhanh. Cùng với đó, các mạch máu cũng sẽ co lại, làm giảm tiết diện để giúp áp suất mà trái tim tạo ra đủ để bơm lượng máu ít ỏi còn lại đi khắp cơ thể.
50% lượng máu của cơ thể sẽ tương đương với 2,75 lít máu. Với chỉ một nửa lượng máu còn sót lại, bạn sẽ bị rơi vào trạng thái hôn mê, trái tim sẽ ngừng đập và nó không còn có thể bơm máu đi nuôi các cơ quan khác. Tuy nhiên, nếu được cấp cứu khẩn cấp, bạn vẫn có cơ hội thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong trường hợp này, dù là không cao. Đây cũng được coi là điểm cuối trong giới hạn chịu đựng của con người!
Minh Nhật
Tổng hợp
Theo Dân trí
3000 người hiến máu để duy trì sự sống cho bé gái 2 tuổi
Người mẹ Davidson đang cầu xin mọi người hiến máu cho con gái 2 tuổi sau khi bé bị mắc bệnh lạ, chỉ sống được nhờ truyền máu.
Con gái của Steph Davidson, bé Adeline, đã phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt khi người mẹ nhận thấy cô bé đang phát triển với tốc độ chậm hơn so với những đứa trẻ khác cùng trang lứa.
Các bác sĩ đã phát hiện tủy xương của Adeline không sản xuất đủ hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu khiến bé dễ bị bầm tím, khó thở và nhiễm trùng. Vì thiếu tiểu cầu nên Adeline bị chứng khó đông máu, có nguy cơ xuất huyết trong vì vết thương.
Bé Adeline chỉ sống được nhờ truyền máu.
Tình trạng của bé vẫn chưa được chẩn đoán chính xác mặc dù các bác sĩ đã thực hiện các xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân Adeline bị ung thư máu.
Việc truyền máu sẽ giúp Adeline ổn định nhưng cô bé cần ghép tủy xương để kéo dài sự sống. Gia đình em đang kêu gọi mọi người hiến máu trong khi họ tuyệt vọng tìm kiếm một tế bào gốc thích hợp.
Mẹ bé Adeline cho biết: "Tôi nhận ra Adeline có điều gì đó không ổn khi con khoảng 1 tuổi. Khi mới sinh ra, con bé đã trải qua một cuộc phẫu thuật tắc nghẽn ruột. Tôi thấy con chậm lớn. Con bé hiện 3 tuổi mà nhỏ bé như đứa trẻ 1 tuổi. Hơn 1 năm qua, con không hề tăng cân. Ban đầu tôi nghĩ đường ruột của con có vấn đề, nhưng tôi thật sốc khi biết còn lí do khác nữa.
Tôi cảm thấy việc lan tỏa hành trình của Adeline sẽ khuyến khích nhiều người đăng ký trở thành người hiến tế bào gốc hoặc hiến máu. Sau khi nhìn thấy một đứa trẻ trải qua điều này, bất cứ ai có trái tim nhân hậu đều muốn giúp đỡ. Tủy xương của Adeline không sản xuất đủ tế bào hồng cầu, tiểu cầu bạch cầu nên con bé cần truyền máu hai tuần một lần.
Mặc dù Adeline bị bệnh nhưng bạn sẽ không nhận ra điều đó ở con bé. Adeline là một cô bé đáng yêu, sôi nổi, vui tính, xinh đẹp và căn bệnh này đã không ngăn con bé vui chơi".
Bé Adeline luôn lạc quan chiến đấu với bệnh tật.
Bác sĩ bệnh viện Aberdeen chia sẻ: "Chúng tôi đang nỗ lực tìm đúng bệnh cho Adeline để có cách điều trị chính xác. Con bé đã trải qua hàng trăm xét nghiệm nhưng bác sĩ vẫn chưa chẩn đoán được điều gì. Việc kiểm tra gen mà các bác sĩ đang thực hiện bao gồm đưa trình tự ADN của con bé vào một nhóm các chẩn đoán hiếm hoặc chưa chẩn đoán khác để tìm điểm giống nhau giữa chúng".
Trong khi tìm kiếm tế bào gốc tương thích, các xét nghiệm máu của Adeline đã được gửi tới các quốc gia khác như Canada và Đức để mở rộng phạm vi tìm kiếm.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có gần 3.000 nhà tài trợ đăng ký hiến máu cho Adeline.
"Sự đóng góp của mọi người đã giúp tình trạng của Adeline ổn định hơn và họ cũng có thể cứu rất nhiều mạng sống khác. Cảm ơn tất cả mọi người vì đã đăng ký, chính bạn đã giúp cho con gái tôi kéo dài sự sống.", cô Davidson chia sẻ.
Theo giadinhvietnam
Vitamin E và những lợi ích không nên bỏ qua Vitamin E là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, hình thành các tế bào hồng cầu và ngăn ngừa đông máu. Vitamin E là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu. Nguồn: internet Vitamin E là một hợp chất hòa tan trong chất béo, được tìm thấy tự nhiên trong nhiều nguồn thực...