Con đường sa ngã của đội trưởng chống buôn lậu
Cựu đội trưởng chống buôn lậu biết sai khi nhận tiền hối lộ của những “ông trùm” đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng
TAND tỉnh Đồng Nai đang xét xử vụ án buôn lậu gần 200 triệu lít xăng dầu. Trong phần thẩm vấn, bị cáo Ngô Văn Thụy, cựu Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu Khu vực miền Nam (Đội 3, trực thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan) gây ngỡ ngàng vì những lời khai của mình.
Tự tin nên… không báo cáo
Cáo trạng cáo buộc Ngô Văn Thụy khi là đội trưởng Đội 3 đã nhận hơn 800 triệu đồng của 2 chủ mưu buôn lậu xăng là Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) và Nguyễn Hữu Tứ (ngụ TP Cần Thơ) để họ đưa tàu chở xăng từ Singapore về Việt Nam.
Tại tòa, Ngô Văn Thụy khai tháng 1-2021, khi nhận nguồn tin tố giác, ông ta đã trực tiếp đi trinh sát tại khu nhà nuôi yến ở sông Hậu, tỉnh Vĩnh Long thì thấy có tàu nhưng không có hàng. Tuy nhiên, Thụy có niềm tin rằng tin báo của quần chúng là chính xác vì có cả hình ảnh.
Bị cáo Ngô Văn Thụy tại tòa
Tàu xăng chở từ ngoài biển vào sông Hậu đến nhà nuôi yến phải qua lực lượng cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường, cảnh sát giao thông đường thủy. Với kinh nghiệm bản thân, Thụy nhận thấy nhóm đối tượng trong đường dây này có mối quan hệ xã hội rộng, quen biết lực lượng chức năng mới làm ăn trót lọt được như vậy.
Tuy nhiên, đêm 25 rạng sáng 26-1-2021, khi không thấy tàu chở xăng từ ngoài biển vào cửa sông, Thụy linh cảm vụ việc đã bị đánh động, chắc có người báo. Vì vậy, Thụy cho anh em trong đội phục kích rút quân, qua Tết Nguyên đán tính tiếp.
Trả lời vì sao không báo cho lãnh đạo cục về sự việc, bị cáo Thụy cho rằng đúng nguyên tắc là phải báo cáo nhưng vụ này chưa báo vì bản thân nghĩ sẽ xử lý được và cần giữ bí mật tuyệt đối. Trước đây, Thụy cũng đã đánh án nhiều vụ thành công theo cách này nên mới nghĩ “càng ít người biết càng tốt”.
Gặp “trùm” vì muốn biết chuyện “lộ án”
Trả lời câu hỏi của tòa vì sao gặp bị cáo Nguyễn Hữu Tứ ở nhà hàng tại TP Cần Thơ, Thụy khai có người quen giới thiệu nên đồng ý gặp. Tứ đặt vấn đề nhờ giúp đỡ rồi đưa 10.000 USD và thẻ ATM có 100 triệu đồng. Thụy không nhận và nói “tôi chẳng giúp được gì mà nhận”. Sau đó, Tứ cầm lại tiền và thẻ ATM.
Video đang HOT
Bị cáo Thụy giải thích sau buổi đó, khi Tứ gọi điện thoại xin gặp, ông ta biết ngay thông tin đánh án đã bị lộ. Tuy vậy, Thụy vẫn gặp vì muốn khai thác thông tin về đường dây này và tìm hiểu ai là người làm lộ bí mật. Vì không hề có ý sẽ nhận hối lộ nên Thụy tự tin.
Tứ cùng bạn gái là Trần Ngọc Thanh đến nhà Thụy tại quận Phú Nhuận, TP HCM đưa một phong bì đựng 10.000 USD và một thẻ ATM có 100 triệu đồng nhưng ông ta vẫn cương quyết không lấy. Sau đó, Tứ mời Thụy đi ăn thì được ông ta mời ăn cơm tại nhà. Trước khi lên lầu ăn cơm, Tứ nói Thanh bỏ tiền và thẻ ATM vào hộc tủ ở cạnh bàn uống nước.
Ít ngày sau, Phan Thanh Hữu đến nhà Thụy. Hữu mang 500 triệu đồng gói vào túi, nói “gửi quà cho anh em ăn Tết” và để vào hộc dưới bàn. Khi Thụy trả lời: “Em có giúp được gì anh đâu mà quà, thôi anh về đi” thì Hữu ra về.
“Lúc Hữu để lại tiền tại nhà, bị cáo không hề biết. Khoảng 2-3 ngày sau, bị cáo mới hay. Nếu biết, bị cáo đã bắt họ mang về luôn. Do gần Tết nên bị cáo nghĩ để qua Tết sẽ trả lại nhưng chưa kịp trả thì đã bị bắt” – Thụy nói tại tòa.
Thụy cũng khai không biết Hữu là ai, chỉ nghĩ đó là giám đốc một công ty của vụ nào đó mà hải quan đang làm vì khi nói chuyện không hề nhắc đến việc kinh doanh xăng dầu lậu. Thụy nghĩ sau Tết sẽ cho anh em xem người để 500 triệu đồng này là giám đốc công ty nào để trả.
Khi đại diện VKSND hỏi quy kết tội nhận hối lộ có oan ức không, Thụy thừa nhận khi biết số tiền hối lộ để trong nhà nhưng không báo cáo cho tổ chức mà dùng vào việc riêng là vi phạm pháp luật.
Bị cáo Thụy nói thêm rằng cơ bản đồng ý với nội dung truy tố nhưng mong HĐXX xem xét lại hoàn cảnh phạm tội của mình. “Bị cáo đã có 40 năm công tác, đạt nhiều thành tích. Nay vì vi phạm pháp luật, bị cáo đã đánh mất hết. Đây là bài học cho bị cáo, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ” – Thụy trình bày
Sau phần xét hỏi Thụy (người cuối cùng trong 74 bị cáo), tòa tạm hoãn 5 ngày theo kiến nghị của VKSND nhằm có thời gian xác minh, bổ sung chứng cứ.
Hôm nay, 17-11, phiên tòa tiếp tục với phần tranh tụng.
Bị cáo Ngô Văn Thụy khẳng định không nói với Phan Thanh Hữu câu “từ giờ đến Tết anh cứ làm, ra Tết em vào thì anh em mình ngồi nói chuyện” như cáo trạng nêu.
Cựu sĩ quan lãnh án vì nhận hối lộ
Liên quan đường dây xăng dầu lậu này, tháng 7-2022, Tòa án Quân sự Quân khu 7 đã tuyên án đối với 14 bị cáo.
Trong đó, bị cáo Lê Văn Minh (cựu thiếu tướng, cựu tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4) bị tuyên phạt 15 năm tù, Lê Xuân Thanh (cựu thiếu tướng, cựu tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3) 12 năm tù, Phạm Văn Trên (cựu đại tá, cựu chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh) 10 năm tù cùng về tội “Nhận hối lộ”…
Đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng: Khối tài sản khủng hàng nghìn tỷ của các bị can
Trong quá trình điều tra đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng, công an đã thu giữ hàng trăm tỷ đồng tiền mặt, một loạt bất động sản, ôtô, tàu biển... của các bị can.
Đại án buôn lậu xăng lớn nhất từ trước đến nay
Trong vụ án buôn lậu 200 triệu lít xăng, trị giá khoảng 2.800 tỉ đồng mà Công an tỉnh Đồng Nai triệt phá, các đối tượng Phan Thanh Hữu (giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh), Nguyễn Hữu Tứ (quê Vĩnh Long), Đào Ngọc Viễn (giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng) và 70 đồng phạm đã bị đề nghị truy tố.
Báo cáo kết quả điều tra chuyên án đặc biệt lớn này, Công an tỉnh Đồng Nai xác định, trong khoảng thời gian từ tháng 3-2020 đến tháng 2-2021, Hữu, Viễn cùng các đồng phạm đã vận chuyển 48 chuyến, tổng cộng gần 200 triệu lít xăng lậu, trị giá khoảng 2.800 tỉ đồng.
Với 196 triệu lít xăng buôn lậu trót lọt, các đối tượng đã thu lợi hàng trăm tỉ đồng, riêng Hữu hưởng hơn 105 tỉ đồng.
Báo Pháp luật TP.HCM dẫn nguồn tin từ CQĐT cho hay, Hữu và Viễn vốn quen biết nhau từ lâu nên Hữu sau khi mua bốn tàu thủy Nhật Minh 06, 07, 08, 09 đã rủ Viễn góp vốn cùng buôn lậu xăng từ Singapore về Việt Nam.
Sau khi được hùn vốn, Hữu liên hệ với chủ hàng ở Singapore thỏa thuận về giá rồi Viễn điều hai tàu biển chuyên dụng vào cảng Vopak (Singapore) nhận hàng đưa về tới vùng biển Việt Nam.
Lúc này các tàu Nhật Minh 07, 08, 09 sẽ ra nhận xăng chở về khu vực sông Hậu (thuộc thị xã Bình Minh, Vĩnh Long) và các tàu Khánh Hòa 1, Khánh Hòa 3 đưa vào cảng Bắc Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Sau đó xăng được bơm vào tàu Huỳnh Ngân, Huỳnh Ngân 2, Sơn Tiền, Tây Nam của đối tượng Tứ.
Ngoài ra, đối tượng Viễn còn phối hợp với Nguyễn Minh Đức và Phạm Hùng Cường (đang bỏ trốn) buôn lậu ba chuyến tương đương 5,7 triệu lít, trị giá gần 98 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện hành vi buôn lậu xăng, Hữu còn nhiều lần tìm cách tiếp cận, gặp gỡ Ngô Văn Thụy, Đội trưởng đội 3, Cục điều tra chống buôn lậu để hối lộ 10.000 USD, 500 triệu đồng và 1 thẻ ATM với số dư 100 triệu đồng trong tài khoản.
Ngoài ra, báo Công an TP.HCM còn cho biết, CQĐT còn xác định, Hữu và Tứ còn có hành vi đưa hối lộ cho một số cá nhân là quân nhân trong lực lượng Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng nên đã chuyển tài liệu, chứng cứ sang Cơ quan Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng để điều tra, xử lý.
Chuyên án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều cán bộ "bảo kê" nên Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Hai ông trùm Nguyễn Hữu Tứ (góc trên bên trái) và Phan Thanh Hữu (góc dưới bên trái) cùng tàu chở xăng lậu bị bắt giữ. Ảnh: Tiền phong
Khối tài sản khủng của các bị can
Theo VnExpress, cơ quan công an đã thu giữ và phong tỏa khối tài sản "khủng" của các bị can, trị giá hàng nghìn tỷ đồng để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án sau này.
Tại nhà riêng và công ty của Hữu, cảnh sát ngoài thu giữ tang vật là các tàu Nhật Minh thì còn thu hơn 100 tỷ đồng, 123.000 USD tiền mặt; 6 giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất ở TP HCM và Sóc Trăng; nhiều tài khoản ngân hàng,...
Đối với số tiền mặt thu được, Ban chuyên án đã mời cán bộ ngân hàng, Viện KSND cùng các lực lượng chức năng khác đến kiểm đếm. "Chúng tôi đã sử dụng 4 máy đếm tiền, đếm từ 14 giờ chiều đến 19 giờ tối mới xong. Tổng số là hơn 100 tỉ đồng, đa số là tiền mệnh giá 500.000 đồng và 100 USD", đại tá Nguyễn Ngọc Quang, Phó giám đốc Công an Đồng Nai thông tin với báo Thanh Niên.
Công an cũng kê biên 2 bất động sản, 4 thẻ ngân hàng do Phan Lê Hoàng Anh (con gái Hữu) đứng tên.
Khi khám xét nhà và văn phòng của Nguyễn Hữu Tứ, công an thu giữ hơn một tỷ đồng tiền mặt; 5 sổ tiết kiệm trị giá 50 tỷ; phong toả 20 tài khoản ngân hàng; kê biên 3 tàu biển, 4 ôtô và nhiều bất động sản ở TP HCM, Đồng Tháp...
Bị can Đào Ngọc Viễn bị thu giữ 5 tỷ đồng tiền mặt; 2 tàu thủy Pacific Ocean (trọng tải 3.000 tấn) và Western Sea (5.000 tấn), 1 tài khoản ngân hàng...
Hàng chục bất động sản, xe bồn, tàu thủy... của 70 đồng phạm tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, TP HCM cũng bị thu giữ liên quan đến đại án này.
Đưa và nhận hối lộ hàng trăm triệu đồng trong "đại án" xăng lậu bị chối thành "quà Tết" Ngày 11/11, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục xét xử vụ án buôn lậu 200 triệu lít xăng. HĐXX đã tiến hành xét hỏi đối với các bị cáo có hành vi đưa và nhận hối lộ trong vụ án... Cần làm rõ những góc khuất trong "đại án" buôn lậu xăng lớn nhất Việt Nam Tại tòa, Ngô Văn Thụy, nguyên Đội...