Con đang vui vẻ đi học được 1 tuần bỗng lầm lì, theo dõi camera bà mẹ hối hận vì khiến con phải chịu đựng quá nhiều
Xem diễn biến qua camera, bà mẹ hối hận khi nhận ra lỗi trước hết là ở bản thân mình.
Khi cho con đi học, cha mẹ mong con học hỏi được một số kiến thức bổ ích và không ngừng hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, có những vấn đề phát sinh không phải lúc nào phụ huynh cũng lường trước được.
Sau khi cậu bé Manman, 3 tuổi (ở Trung Quốc) đến trường mẫu giáo, mẹ cậu bé trong lòng rất nhẹ nhõm. Chị đã chăm sóc các con ở nhà một ngày 24 giờ suốt 3 năm trước đó, giờ mới thấy nhàn nhã. Nhưng nhìn bóng lưng đứa con lúc ra đi, trong lòng người mẹ có chút cô đơn.
Manman ngày đầu đi học mẫu giáo sau 3 năm ở nhà. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên khi đứa trẻ đi học khoảng 1 tuần, biểu hiện của con hoàn toàn khác với những gì mẹ đã tưởng tượng. Đứa trẻ không trở nên hoạt bát, vui vẻ mà kiềm chế, thu mình hơn, thậm chí không nói một lời khi trở về nhà.
Có lần chị đến đón con, cô giáo liền cất tiến gọi: “Bạn Maman đâu rồi nhỉ?”, lúc đó đứa trẻ đang ngồi yên bỗng òa khóc và lao ra cửa ôm mẹ khóc nức nở. Nhưng khi người mẹ hỏi ai đã bắt nạt, đứa bé không nói được gì. Nhiều ngày như vậy, sợ con ảnh hưởng đến tinh thần, người mẹ lo lắng và quyết định nhờ cô giáo trong trường mầm non cho xem camera để tìm ra nguyên nhân.
Điều không ngờ là dù kiểm tra camera giám sát nhiều ngày, bà mẹ cũng không phát hiện ra ai bắt nạt con mình cả. Nhưng có điều lạ là không có đứa trẻ nào chịu chơi với Manman. Thằng bé chỉ thui thủi một mình suốt nhiều ngày. Dù cô giáo đưa tới cho chơi chung với các bạn thì những đứa trẻ xung quanh cũng tránh xa. Đứa trẻ rốt cuộc chỉ quanh quẩn một góc nhìn các bạn, thậm chí không muốn tương tác cùng cô giáo.
Dù kiểm tra camera giám sát nhiều ngày, bà mẹ cũng không phát hiện ra ai bắt nạt con mình cả. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Trao đổi với giáo viên, mẹ Manman sau cùng nhận ra rằng có vấn đề trong cách giáo dục con cái của mình. Ba năm Manman không đi học, cậu bé ở nhà suốt ngày và cha mẹ sẽ mua cho con bất cứ thứ gì con muốn. Manman được đối xử không khác gì một “ông vua con”. Vài ngày đầu đến trường, cậu bé cũng rất nghịch ngợm và thường xuyên bắt nạt, giựt đồ chơi các bạn khác trong lớp. Dần dần, các em bé khác dường như sợ hãi và cùng nhau tránh xa Manman.
Vốn quen được chiều chuộng, giờ lại bị cô lập ngay trong lớp khiến tinh thần Manman bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trên thực tế, đây là một kiểu bạo lực mới, giống như thời “chiến tranh lạnh”, khiến trẻ em bị chấn thương tâm lý. Sau khi xem camera, người mẹ hối hận vô cùng, cho rằng mình đã có lỗi trong việc giáo dục con, để con phải chịu đựng quá nhiều trong im lặng.
Khi đi nhà trẻ, cha mẹ nên rèn cho con hai vấn đề sau:
Trước hết, trẻ phải hình thành thói quen biết chia sẻ. Không giống như ở nhà có tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ, trường mẫu giáo có rất nhiều trẻ em, và mọi người đều có địa vị như nhau, không ai cao quý hơn ai. Những trẻ có hành vi ích kỷ dễ khơi dậy sự chán ghét của các bạn trong lớp. Cũng giống như Manman, cậu bé dần bị bỏ quên.
Thứ hai, trước khi cho con đi học mẫu giáo, cha mẹ nên rèn luyện cho con thói quen tự lập , đừng để con quá phụ thuộc vào người khác. Nên tập cho con ý thức tự lập trong việc ăn uống. Cho trẻ học cách tự cầm thìa tự xúc thức ăn từ sớm, bởi ở lớp mẫu giáo, các cô không có đủ thời gian để đút cơm cho từng bé được.
Những trẻ còn nhỏ sẽ được các cô giúp mặc quần áo và đi vệ sinh. Những trẻ lớn hơn một chút đã có thể tự làm được một số việc cho bản thân. Bố mẹ kiên trì rèn luyện một vài thói quen cho trẻ.
Chọn trường mẫu giáo cũng là một môn học
Khi chọn trường mẫu giáo cho con, tốt nhất các bậc phụ huynh nên chọn những trường gần nhà hơn, để hai bước chúng ta có thể cho con đi học. Trẻ đã rất quen thuộc với môi trường xung quanh, khi mới đi học mẫu giáo trẻ sẽ không quấy khóc như những đứa trẻ khác.
Ngoài ra, phụ huynh nên trao đổi kịp thời với giáo viên để xem trẻ gặp những sự việc gì ở trường, có chỗ nào cần phối hợp với cô giáo không? Tuy nhiên, giao tiếp với giáo viên cũng phải có giới hạn, đừng một ngày gọi liên tục mấy cuộc điện thoại, rất dễ làm mất lòng giáo viên, dù sao họ cũng có công việc riêng nên cha mẹ phải cư xử tinh tế.
Cháu bé trên bị bạn cùng lớp tránh xa ở lớp học mẫu giáo, thực ra lỗi không chỉ ở cháu mà còn do chính người mẹ đã khiến con phát triển tính cách không tốt. Có những bậc cha mẹ đã quen với đứa trẻ như thế khi ở nhà, nhưng khi ra ngoài, những học sinh khác sẽ không chấp nhận thái độ đó. Những đứa trẻ này ra ngoài xã hội cuối cùng sẽ bị ghét bỏ và chịu thiệt thòi.
Cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh: Cần chuẩn bị nguồn giáo viên
Theo giáo viên và phụ huynh, việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh là chủ trương thiết thực và kịp thời. Thực tế hiện nay, nhiều trẻ đã được phụ huynh chủ động cho tiếp cận với tiếng Anh từ sớm.
Nhà trường và phụ huynh ủng hộ việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh.
Thiết thực và kịp thời
Thông tư 50/2020 của Bộ GD&ĐT, có hiệu lực từ ngày 31/3 cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh với thời lượng 35 tuần/năm. Chương trình chỉ áp dụng thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này và sự tự nguyện của gia đình trẻ.
Trước ngày Thông tư 50 có hiệu lực, ghi nhận tại các địa phương cho thấy nhà trường, phụ huynh chuẩn bị khá tích cực. Nhiều nơi đã có bước chuẩn bị từ trước nên khi triển khai cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh không bị bỡ ngỡ.
Theo bà Lê Thị Hường, Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Bình Thủy (TP Cần Thơ), từ đầu năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục thành phố đã có hướng dẫn triển khai thực hiện dạy tiếng Anh trong các trường mầm non. Tuy nhiên việc dạy, học phải được sự đồng thuận từ phía phụ huynh học sinh thì nhà trường mới được thực hiện.
Tại tỉnh Đồng Tháp, từ đầu năm 2021, Sở GD&ĐT phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non trong học kỳ 2, năm học 2020 - 2021. Đồng thời, ngành giáo dục Đồng Tháp tiến hành tập huấn cán bộ, giáo viên cũng như lựa chọn chương trình tiếng Anh để triển khai tại các trường mầm non, mẫu giáo. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho việc triển khai trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh theo Thông tư 50 của Bộ GD&ĐT.
Ông Đoàn Văn Trí, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết: Việc triển khai chương trình cho trẻ làm quen tiếng Anh đối với giáo dục mầm non hiện có 6 trường tham gia với 15 lớp, 377 trẻ.
"Qua công tác triển khai, các giáo viên giảng dạy tiếng Anh tổ chức dự giờ, góp ý nên giáo viên có phương pháp tổ chức phù hợp với độ tuổi của trẻ, tạo được hứng thú cho trẻ, trẻ tích cực hoạt động. Các trường mầm non, mẫu giáo bố trí phòng học rộng rãi, thoáng mát và phân công giáo viên phụ trách lớp quản trẻ trong hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh. Giáo viên người Việt thuận lợi khi trao đổi, tiếp xúc qua các buổi dạy", ông Trí cho biết.
Tại TP Cần Thơ, theo chia sẻ của cô Định Thị Lanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoạ Mi, quận Bình Thủy, sau khi thí điểm giảng dạy tiếng Anh trong trường mầm non, trẻ vừa học vừa chơi, không bị áp lực học tập. Các cháu hứng thú và tiếp nhận tiếng Anh một cách tự nhiên. Nhiều phụ huynh học sinh tại trường cũng bày tỏ một số lo lắng khi con đi học tại các trung tâm ngoại ngữ vì giáo viên không có nghiệp vụ mầm non, nên cũng có nhu cầu cho con được học tiếng Anh tại trường.
Nguồn tuyển giáo viên tiếng Anh cho các trường mầm non đang gặp khó.
Gặp khó nguồn giáo viên
Tại TP Cần Thơ, ghi nhận tại các trường mầm non, nhiều phụ huynh có nhu cầu cho con em làm quen với tiếng Anh, thế nhưng công tác triển khai lại gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu giáo viên. Việc huy động giáo viên dạy tiếng Anh ở các cấp học, đặc biệt là cấp mầm non không hề dễ. Vì giáo viên mầm non hiện nay chủ yếu học Cao đẳng sư phạm, không có chuyên môn tiếng Anh. Nếu tuyển người dạy tiếng Anh ngoài chuyên môn đòi hỏi phải có nghiệp vụ sư phạm. Trong khi các cấp học khác cũng đang thiếu giáo viên tiếng Anh.
Về giải pháp, theo bà Lê Thị Hường, Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Bình Thủy (TP Cần Thơ), Ngành Giáo dục quận đang nghiên cứu phương án liên kết với các trung tâm Anh ngữ bên ngoài để đáp ứng. Tuy nhiên giải pháp này vẫn gặp khó vì giáo viên ở các trung tâm Anh ngữ sẽ không đủ tiêu chuẩn về nghiệp vụ sư phạm giảng dạy cấp học mầm non.
Tại Trường Mầm non Hoạ Mi, quận Bình Thủy (TP Cần Thơ), việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh theo Thông tư 50 cũng gặp khó vì thiếu giáo viên. Hầu hết giáo viên trường đều tốt nghiệp Sư phạm mầm non, không có chuyên môn tiếng Anh. "Riêng giáo viên tiếng Anh muốn giảng dạy trong trường mầm non phải có chứng chỉ sư phạm mầm non. Lúc đó giáo viên nắm bắt được tâm lý và phương pháp giảng dạy mầm non thì mới có hiệu quả", cô Định Thị Lanh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Địa bàn vùng sâu, vùng xa khi triển khai cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh cũng gặp khó khăn đặc thù. Theo Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), khó khăn là số trẻ tham gia học không ổn định, phần nhiều cha mẹ trẻ chưa chú trọng chương trình học tiếng Anh cho trẻ mầm non, nên số trẻ tham gia chưa đầy đủ.
Đa phần các trường có nhiều điểm lẻ nên chưa vận động 100% cháu tham gia học tiếng Anh, chỉ vận động các cháu ở điểm chính.
Theo ông Đoàn Văn Trí, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp): Sắp tới định hướng Phòng sẽ tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài hoặc giáo viên người Việt trên 50% số trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện, được thực hiện theo hình thức xã hội hóa.
Giúp trẻ làm quen với tiếng Anh, Thông tư 50 đã đáp ứng thực tiễn cuộc sống Ngày 31/3/2021, Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT về Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo chính thức có hiệu lực. Nhiều phụ huynh và các trường mầm non cho rằng Thông tư đã đáp ứng yêu cầu thực tế. Trẻ rất hào hứng khi được làm quen với tiếng Anh NGƯT.TS Đặng Lộc Thọ, thành viên Tiểu ban giáo dục...