Con cá tràu làm đủ món
Cá tràu, còn gọi là cá lóc, cá quả, cá chuối – loại cá nước ngọt phổ biến, dễ nuôi, có con nặng đến vài ký lô. Dân Quảng Trị chỉ ăn cá tràu đồng, ngon nhất là loại nửa ký mỗi con đổ lại.
Trong khi người miền Nam lấy cá lóc nướng trui, chiên xù hay hấp bầu thì người Quảng Trị lại kho gừng, nấu canh ám, cháo vạt giường hoặc sấy khô ăn dần.
Cá tràu kho gừng, gần giống kho tộ nhưng cách làm khác. Cá làm sạch, nướng bằng khói nóng trên bếp than rồi mới cắt lát kho với gừng và các loại gia vị, lửa liu riu cho đến khi sệt nước. Cá lóc kho gừng ăn kèm dưa giá, rau thơm, vào mùa mưa thì rất tốn cơm.
Tương tự là cá tràu hong khói làm khô như khô trâu của Tây Bắc. Khô này dùng làm gỏi, mồi nhậu và ăn chơi đều ngon bá chấy vì độ dai, ngọt thơm, dịu thanh hương đồng, thoảng mùi khói bếp.
Cá tràu nấu cháo vạt giường, nghe rất lạ. Cháo không nấu với gạo, hoặc bột như các bảng hiệu “cháo bột cá lóc” mà giống hệt bánh canh Nam Bộ. Cháo nấu bằng “bánh” làm từ bột gạo, cán thành sợi mỏng, như hủ tíu mềm, nom tựa vạt giường tre ở quê. Cá làm sạch, hấp chín, lóc thịt, xương, đầu, lòng riêng. Xương và đầu cá để nấu nước dùng, ngọt lự. Sợi bột gạo trụng nước sôi, thêm cá, lòng ướp tiêu, ớt, củ nén, nước mắm, hành tỏi phi thơm lựng rồi chan nước dùng thật nóng vào tô bốc khói. Món này ăn kèm cải mầm, giá, rau thơm rất ngon.
Video đang HOT
Cá tràu có trứng kết hợp với rau sông sẽ ra món cháo ám rất ngộ. Rau sông không phải là rau mọc ven sông mà là cây bụp giấm. Cá làm sạch (trứng để riêng), thái từng lát, ướp củ nén, dầu ăn, ớt, tỏi và các loại gia vị cho thấm. Sau đó đun trên lửa than nhỏ để cá thấm đều gia vị.
Rau sông, hái cả lá và quả, luộc trước một dạo cho ra vị chua nhẹ, sau đó cho cá lóc đã um vào, vừa sôi thì nêm nếm lại và nhắc xuống dùng ngay. Nước món cháo ám trong vắt, óng ánh màu vàng của trứng cá, nhìn rõ cá dưới nồi. Món này ăn kèm cải non, bắp chuối, giá, rau thơm… thì ngon… ám ảnh.
Đặc sản "Cá tiến Vua" ở Ninh Bình
Trong số những loài cá quý hiếm từng được "vinh dự" hiện diện trên bàn tiệc của vua chúa Việt Nam thời xưa, ở vùng đất Cố đô Ninh Bình có tới 2 loài đó chính là: cá rô Tổng Trường và cá Tràu tiến vua.
Cá rô Tổng Trường
Nhắc đến đặc sản cá rô Tổng Trường, kho tàng văn hóa dân gian Cố đô Hoa Lư có câu:
" Dập dìu cánh hạc chơi vơi
Tiễn thuyền vua Lý đang dời kinh đô
Khi đi nhớ cậu cùng cô
Khi về lại nhớ cá rô Tổng Trường"
Tổng Trường là tên gọi trước kia của xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây có nhiều hang động đá vôi, khe suối là nơi sinh sống của loài cá rô đặc biệt xưa kia được dùng để tiến cho các vua quan trong triều, gọi là cá rô Tổng Trường.
Cá rô Tổng Trường có hình thái giống cá Rô đồng song do sống lâu năm ở vùng đầm lầy, hang động nên có nhiều điểm khác biệt. Những con cá này thường có màu xanh xám, phần bụng sáng hơn phần lưng, có một chấm màu xanh sẫm ở đuôi và sau mang. Nếu du khách muốn mua cá rô Tổng Trường chính hiệu thì có thể dựa vào những đặc điểm trên để nhận dạng.
Cá rô Tổng Trường có thịt rắn, vàng, thơm ngon, ăn có vị béo ngậy nhưng không ngấy. Có thể chế biến thành nhiều món ăn như: rang, rán, nấu canh cá rô hoặc kho khô nhưng ngon nhất phải kể đến món canh chua. Cá rô được làm sạch, rán giòn rồi nấu cùng rau cải muối chua thêm đậu phụ rán và cà chua sẽ rất thơm ngon và bắt mắt. Hương vị thơm bùi của cá rô, vị chua chua của dưa muối hòa quyện với vị thanh mát của cà chua và đậu phụ đã tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng của món ăn dân dã này.
Cá Tràu tiến vua
Cá Tràu là một loài cá có mình tròn, thuộc họ cá quả (cá chuối). Cá tràu rất khỏe có thể trườn trên đá để đến những chỗ cao hơn như khe nước trên lưng chừng đồi, hồ trên núi thậm chí là nguồn nước trên vách đá chính vì thế mà chúng còn có tên gọi là "cá Trèo đồi" hay "cá Cửng". Cá Tràu xuất hiện khá nhiều nơi ở Việt Nam nhưng chỉ riêng với cá Tràu ở vùng núi đá vôi Hoa Lư, Ninh Bình mới có được thứ thịt thơm, dai, ngọt đặc trưng nên mới được các vua thời xưa mới chuộng và vì vậy cá Tràu ở đây gắn liền với mỹ danh "cá Tràu tiến vua" . Có lẽ do những điểm đặc trưng về môi trường sống mà thịt "cá Tràu tiến vua" rất khác cá Tràu thường, ăn rất chắc và thơm hơn.
Cá Tràu được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cá Tràu nướng, cháo cá Tràu nhưng đặc sắc và hấp dẫn nhất đó chính là canh rau Sắng cá Tràu. Rau Sắng còn có cái tên khác là rau ngót rừng. Cũng giống như rau ngót thường, rau Sắng thường dùng để nấu canh nhưng khi nấu, rau Sắng sẽ có độ xanh thẫm và có vị đậm hơn. Rau Sắng thường được nấu với cá Rô, cá Quả nhưng đặc trưng nhất vẫn là rau Sắng nấu cá Tràu vì khi hai thứ hòa quyện sẽ giữ được vị thơm, săn chắc của thịt cá.
Cá rô Tổng Trường và cá Tràu tiến vua đã trở thành một đặc sản ẩm thực mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa cung đình của vùng đất Cố đô Hoa Lư văn hiến. Từ năm 2009, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) chính thức đưa giống cá rô Tổng Trường và cá Tràu tiến vua vào chương trình bảo tồn và phục vụ phát triển du lịch. Đi du lịch Ninh Bình du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản được chế biến từ cá rô Tổng Trường và cá Tràu tiến vua tại rất nhiều các nhà hàng, khách sạn để cảm nhận nét độc đáo hương vị ẩm thực nơi đây./.
.Theo Petrotimes.vn
Nấu canh với thứ lá thẫm đẫm vị tuổi thơ, cả nồi cơm hết bay không còn 1 hạt Vị chua thanh của lá me khi nấu cùng canh sườn, gà hay cá, ếch thì đảm bảo cả nồi cơm cũng hết. Lá me chua gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 7X, 8X. Vào mùa hè, khi mẹ hái nắm rau muống ngoài vườn về luộc. Nồi canh sôi, mẹ sai con ra bờ rào nhặt vài nhánh lá me...