Con bị nhiễm trùng đường hô hấp, mẹ cảnh báo “Đừng để bất cứ ai chạm vào con bạn mà chưa rửa tay!”
Thông điệp của người mẹ có con phải nằm viện vì nhiễm trùng đường hô hấp đã nhận được sự đồng tình lớn của cộng đồng mạng.
Đừng để bất cứ ai chạm vào con bạn mà chưa rửa tay!
Thời gian qua, có rất nhiều bà mẹ đã lên tiếng cảnh báo về việc phải hết sức thận trọng trong những vấn đề liên quan tới sức khỏe trẻ nhỏ. Một số người mẹ đã sử dụng mạng xã hội để lan tỏa thông điệp tới người khác. Họ cũng cố gắng chia sẻ trải nghiệm không may của riêng mình như một lời cảnh tỉnh các bà mẹ khác.
Katzi Song, bà mẹ sống ở Ulsan, Hàn Quốc là một người như vậy. Trên trang Facebook của mình, Katzi kêu gọi những người mẹ có con nhỏ hãy đảm bảo mọi vị khách tới thăm bé đều phải rửa tay thật sạch trước khi chạm vào bé.
“ Các ông bố, bà mẹ,
ĐỪNG ĐỂ BẤT CỨ AI CHẠM VÀO VÀ HÔN CON BẠN MÀ CHƯA RỬA TAY, NHẤT LÀ VÀO MẶT. VIRUS KHÔNG ĐÙA ĐƯỢC ĐÂU!
Đừng ngần ngại đề nghị mọi người hãy đi rửa tay trước khi chạm vào con bạn. Đặc biệt, nếu đó là những người bạn gặp và họ bất ngờ muốn bế con bạn. Tốt hơn là cư xử quyết liệt từ đầu, còn hơn để con phải nhập viện.
Luôn làm sạch và khử trùng các vật dụng đưa cho bé. Bởi đôi khi, có người chạm vào đồ chơi của con hoặc đồ chơi bị rớt trên sàn nhà. Tôi nhắc lại lần nữa: Thà quyết liệt ngay từ đầu còn hơn để con nhập viện“.
Thông điệp của Katzi Song đã được lan tỏa với gần 50.000 lượt chia sẻ.
Theo chia sẻ cụ thể của người mẹ, con trai cô, Hojin, bị khó thở. Virus đã làm nhiễm trùng đường hô hấp của bé. Kết cục là em bé phải nhập viện. Gia đình ban đầu cho rằng đó chỉ là một cơn cảm ho thông thường. Bác sĩ cho biết, rất có thể, em bé bị nhiễm virus do tiếp xúc với người khác.
Video đang HOT
“ Đây là bài học cho tôi. Không phải tất cả mọi người đều có thể chạm vào con bạn. Có những người sẽ nói: ‘Làm gì lắm chuyện thế!’. Vâng, đúng như vậy. Vì sự an toàn của con tôi!“, người mẹ nhấn mạnh trong bài chia sẻ trên Facebook.
Giống người mẹ trên, nhiều cư dân mạng cũng đồng tình với quan điểm của cô. Mọi người đều cho rằng, nên vệ sinh thật sạch sẽ trước khi chạm vào một em bé sơ sinh. Không giống người lớn, những đứa trẻ này rất dễ bị lây nhiễm virus và bệnh tật, từ đó, đe dọa tính mạng trẻ.
Vì sao trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh nhiễm trùng?
Hojin bị khó thở. Virus đã làm nhiễm trùng đường hô hấp của bé.
Hệ miễn dịch của chúng ta sẽ lập tức làm việc để chống lại tình trạng nhiễm trùng và các căn bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Nhưng hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện nên chưa thể hoạt động tốt như ở trẻ lớn hay người trưởng thành. Chính vì thế, trẻ sơ sinh có thể bị ốm rất nặng do nhiễm trùng. Bé sinh non hoặc bị ốm sẵn càng gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến với vi trùng.
Các chuyên gia y khoa khẳng định, bé sơ sinh không chỉ dễ bị nhiễm vi trùng hơn so với trẻ lớn mà nguy cơ tử vong do những căn bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng cũng cao hơn nhiều. Việc quan trọng nhất cần làm là bảo vệ em bé khỏi bệnh nhiễm trùng trong ít nhất 2 tháng đầu đời. Đây là thời gian đủ để hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh hơn.
Rửa tay – cách đơn giản mà cực kỳ hiệu quả giúp bảo vệ trẻ sơ sinh
Cho tới khi bé được ít nhất 2 tháng tuổi, cẩn thận nhất vẫn là đề nghị khách tới chơi, thăm bé rửa tay thật kỹ bằng xà bông và nước trước khi ôm, bế bé. Đặt ra quy tắc tương tự và tuân thủ nghiêm túc cho chính bạn và gia đình.
Hành động rửa tay sạch giúp giảm khả năng tiếp xúc nói chung của trẻ sơ sinh với các vi trùng đe dọa mạng sống (Ảnh minh họa).
Một nghiên cứu ở Nepal cho thấy lợi ích tuyệt vời của hành động tưởng chừng đơn giản là rửa tay. Nghiên cứu tiến hành trên 23.000 trẻ sơ sinh và mẹ các bé tại miền Nam Nepal. Họ nhận được một bộ đồ sinh sạch, trong đó có một bánh xà bông nhỏ. Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn những người mẹ vào ngày thứ nhất và ngày thứ 14 để đánh giá mức độ thực hành chăm sóc trẻ và các yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh nhiễm trùng và tử vong.
Kết quả, tỷ lệ tử vong của trẻ mới chào đời thấp hơn nhiều ở những đứa trẻ mà người chăm sóc và mẹ rửa tay bằng xà bông. Trên thực tế, con của các bà mẹ chăm chỉ rửa tay trước khi bế con giảm tới 60%.
Có thể nói, hành động rửa tay sạch giúp giảm khả năng tiếp xúc nói chung của trẻ sơ sinh với các vi trùng đe dọa mạng sống, từ đó, giảm tỷ lệ tử vong.
Hướng dẫn chi tiết các quy tắc đảm bảo vệ sinh khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh
- Xắn tay áo lên quá khuỷu tay.
- Cởi bỏ đồng hồ, nhẫn và đồ trang sức (ngoại trừ các nhẫn cưới trơn, không đính thêm gì) và cất trữ ở nơi an toàn. Những phụ kiện trang sức có thể chứa vi trùng mà việc chà xát thông thường không giúp loại bỏ hết.
- Móng giả, móng tay dài hoặc có lớp sơn bị bong tróc cũng được chứng minh là chứa nhiều vi trùng hơn so với móng ngắn, móng tự nhiên. Xem xét việc cắt móng tay sạch sẽ, gọn gàng.
- Rửa tay trong vòng ít nhất 30 giây bằng nước ấm và xà bông. Hướng đầu ngón tay về phía đáy bồn rửa. Đảm bảo bàn tay ở vị trí thấp hơn khuỷu tay. Nhờ đó, xà bông, nước và vi khuẩn có thể trôi xuống ống thoát nước hay theo cẳng tay bạn.
- Lau khô tay bằng khăn giấy sau khi rửa. Khăn giấy là lựa chọn tốt nhất bởi bạn có thể vứt nó đi sau khi dùng.
- Dùng khăn để tắt vòi nước. Không dùng hai bàn tay vừa rửa sạch để chạm vào vòi nước.
- Giúp những đứa trẻ là anh/chị của bé mới chào đời rửa tay thật sạch.
- Rửa tay bạn một lần nữa sau khi chạm lên mặt hoặc mắt bạn và sau khi thay tã cho bé.
Làm thế nào để nói các vị khách rửa tay trước khi chạm vào con bạn?
Đừng ngần ngại đề nghị mọi người hãy đi rửa tay trước khi chạm vào con bạn (Ảnh minh họa).
Đề nghị ông bà nội ngoại và họ hàng đôi bên cũng như các vị khách tới chơi rửa tay trước khi bế con bạn có thể sẽ không dễ dàng. Nhưng, hãy kiên quyết và mạnh dạn vì lợi ích của con bạn. Hơn nữa, đề nghị của bạn là hoàn toàn hợp lý và chính đáng.
Phần lớn các vị khách sẽ vui lòng thực hiện đề nghị này. Nhưng nếu bạn bắt gặp vài người nói với bạn rằng “ Nhưng tôi không cần rửa tay vì tôi có bệnh gì đâu“, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở họ rằng ai cũng có thể truyền vi trùng mà không có dấu hiệu trực tiếp của bệnh.
Nếu bạn có con lớn, thử đề nghị bé làm “nhân viên kiểm tra tay sạch” để đảm bảo các vị khách rửa tay trước khi bế em bé.
Nếu các vị khách không sẵn sàng rửa tay hoặc nếu bạn không ở gần nơi có xà bông và nước, có thể sử dụng dung dịch rửa tay không cần nước.
Nguồn: TNP, Kidshealth
Điện thoại di động bẩn gấp 7 lần bồn cầu vệ sinh
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng chiếc điện thoại di động mà bạn đang sử dụng hàng ngày bẩn gấp 7 lần so với bồn cầu nhà vệ sinh.
Mặc dù vậy, một cuộc khảo sát với các nhân viên văn phòng cho thấy 2/5 trong số những người được hỏi mang điện thoại vào nhà vệ sinh ở nơi làm việc của họ nhưng chỉ có 20% làm sạch điện thoại của họ khi mang nó trở ra.
Công ty Initial Washroom Hygiene đã sử dụng một thiết bị cầm tay để xác định số lượng vi khuẩn trong bồn cầu nhà vệ sinh và điện thoại đi động. Kết quả trả ra cho thấy chỗ ngồi tại bồn cầu chứa 220 điểm sáng nơi vi khuẩn ẩn nấp trong khi con số này ở điện thoại di động là 1.479.
Các chuyên gia tin rằng điện thoại di động trở nên bẩn hơn vì chúng tiếp xúc với nhiều loại vi trùng khi được đưa vào nhà vệ sinh.
"Điện thoại thông minh cũng gần giống như khăn tay vì chúng đều tiếp xúc gần gũi với chúng nhiều lần trong ngày", giáo sư về vi khuẩn học tại Đại học Aberdeen Hugh Pennington cho biết.
Năm 2011, các nhà nghiên cứu tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London công bố nghiên cứu cho thấy cứ 6 chiếc điện thoại di động tại Anh thì có 1 chiếc bị nhiễm khuẩn E. coli, loại vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh về dạ dày có thể gây chết người bởi người dùng không có thói quen rửa tay thường xuyên.
Năm 2017, cơ quan giám sát người tiêu dùng của Anh Which? đã kiểm tra 30 chiếc điện thoại di động trước khi đi đến kết luận rằng vi khuẩn trên các thiết bị này có thể là nguyên nhân khiến chủ nhân của chúng thường xuyên đau bụng.
Theo vtc
Bác sĩ nói gì về việc bật quạt cả đêm khiến bé bị viêm phổi? Người mẹ chia sẻ rằng con cô bình thường rất khỏe mạnh, chẳng mấy khi bị ốm. Và cô tin chắc việc ngủ trong lúc bật quạt cả đêm đã khiến con bị cảm rồi viêm phổi. Khi nuôi con nhỏ, người lớn có thể có một số niềm tin nhất định vào những thứ liên quan tới bệnh tật, ốm đau. Ví...