Cơm nị cà púa nét ẩm thực của người Chăm An Giang
Cơm nị cà púa là món đặc sản của dân tộc Chăm Châu Giang (Châu Đốc, An Giang). Hai món ăn độc đáo này thường không thể tách rời nhau và tạo nên một hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Nào các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu về món cơm nị – cà púa món đặc sản của dân tộc Chăm Châu Giang qua bài viết sau nhé!
Cơm nị – cà púa nét ẩm thực của người Chăm An Giang
Món cơm nị:
Để nấu cơm nị, người Chăm đã chọn loại gạo ngon, đem vò sạch và cho vào đó một chút muối rồi xả sạch.
Gạo được đổ ra rổ lớn, để ráo nước. Xào bơ cùng nụ đinh hương, quế cho dậy mùi thơm rồi đổ gạo đã ráo nước vào xào chung cho săn thấm.
Gạo sau khi xào xong trộn cùng bột hạt điều đã rang sẵn. Đổ gạo vào hỗn hợp nước bao gồm muối, đường, bột ngọt, cà ri đã quấy đều, đem nấu.
Lúc cơm gần chín, người ta rưới một ít nước cốt dừa hoặc sữa vào nồi rồi nấu tới khi chín hẳn. Nước dừa và sữa không được cho vào từ đầu vì làm như vậy cơm dưới đáy nồi dễ bị cháy khét, không ngon. Để tăng khẩu vị, người nấu còn cho thêm nho khô trộn cùng cơm.
Cà púa là tên gọi một loại món ăn được người Chăm chế biến từ thịt bò chứ không phải là một loại quả như cà pháo hay cà chua.
Để làm món cà púa ngon, người ta cho gừng và rượu vào thịt bò để khử mùi. Sau đó chọn quả dừa bánh tẻ đem nạo sợi nhỏ, một nửa để thắng nước cốt dừa, một nửa để rang vàng.
Bắc chảo nóng, cho thịt bò đã khử mùi vào xào cùng dừa khô, cà ri, gia vị, ớt muối sao cho vừa ăn.
Video đang HOT
Khi thịt bò thấm đều, rưới nước cốt dừa rồi hầm cho thịt thật mềm rồi trộn đều thịt bò cùng dừa nạo, hành củ. Cuối cùng là chuẩn bị một ít đậu phộng rang rắc lên trên.
Thưởng thức món cơm nị cà púa:
Khi ăn món cơm nị – cà púa, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt béo của sữa, bùi bùi của đậu phộng, vị ngọt của thịt bò, nho khô, cay nồng của ớt… Tất cả sẽ tạo nên cảm giác ngon và lạ miệng. Sự kết hợp của cơm nị và cà púa đã tạo nên hương vị độc đáo của ẩm thực người Chăm ở An Giang.
Thưởng thức món cơm nị – cà púa
Nếu có cơ hội, bạn hãy tìm món ngon này để thưởng thức và khám phá thêm nét đặc sắc trong ẩm thực của cộng đồng người Chăm An Giang nhé!
Mùa rươi "chín" khi quýt hôi vào mùa
Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm", là câu dân gian ám chỉ khi rươi vào vụ. Nhưng với tôi mùa rươi chỉ thực sự " chín" khi quýt hôi từ miền ngược xuôi về phố. Bởi dù có trần bì, có vỏ quýt cất ngăn đá đi nữa thì vỏ quýt tươi vẫn là số 1.
Mùa ăn rươi ngắn ngủi ngon nhất là đúng vào tiết đông lạnh se sắt. Dân gian cũng truyền miệng nhiều câu ca dao tục ngữ về mùa rươi này:
"Bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy", rồi thì "tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm" hay "Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng"...
Những câu ca này kể cho chúng ta về sự xuất hiện từ của con rươi đã từ lâu đời, song hành trong cuộc sống nhà nông Bắc Bộ bao đời nay, cũng như sự có mặt của thứ nguyên liệu đặc biệt này trong ẩm thực Việt.
Có những người Hà Nội cả năm ngóng đợi ăn những thứ "vào mùa", chứ nhất quyết không ước nó có quanh năm để ăn cho hả dạ.
Vậy nên có những thức vốn chả phải sinh ra mọc rễ ở Hà Nội như rươi, nhưng cuối cùng lại là món ăn gắn bó với Hà Nội bởi những lẽ trên. Rươi ngon Tứ Kì Hải Dương mang lên từ sáng mờ sương chưa kịp nắng, tới Hà Nội còn roi rói chân. Đi chợ sớm chỉ mong gặp mẻ rưoi ngon. Và đồng ngày hôm đó mà gặp chị quýt hôi thì thôi cứ gọi là chúa! Không chạy đi đâu được.
Xách túi quýt hôi hớn hở tạt qua chợ Hàng Bè mua nửa cân rươi, dăm quả trứng gà có trống, lạng thịt vai xay nhỏ, ít hành củ, thì là, xà lách, thơm mùi Láng, chanh, ớt rồi chuẩn bị nghênh đón bữa chả rươi chuẩn vị.
Thịt, trứng, rươi, hành củ băm nhỏ, thì là, hành hoa cắt nhỏ, bóc vỏ quýt thái chỉ rồi băm nhỏ cho vào tô trộn nhẹ tay. Thịt hồng nhạt, rươi hồng sậm, hành củ trắng, hành lá xanh non, thì là xanh sẫm, vỏ quýt vàng tươi. Mùi vỏ quýt, thì là đánh bạt mùi tanh của rươi.
Lấy chảo đặt lên bếp ở giữa bàn ăn, cho ít mỡ lợn, mỡ bắt đầu sủi lăn tăn múc một muôi rươi thả vào nghe xèo một cái. Miếng chả rươi bập bềnh trong chảo mỡ, thoáng cái đã toả mùi thơm nhức nhối khiến hàng xóm không thể không chạnh lòng " nhà nào đang rán chả rươi mà thơm thế" Rươi chín rất nhanh nên chỉ hơi vàng là đã ăn được, không nến rán kỹ quá rươi bị xác ăn không ngon.
Chả rươi ngon nhất là chỉ rán một lần và ăn thật nóng. Nên thú nhất là chỉ ăn một món chả rươi và đặt chảo ngay tại bàn vừa ăn vừa rán. Miếng chả rươi nóng bỏng môi chấm khẽ khàng vào bát nước chấm vắt chanh ớt thêm tý hạt tiêu ăn cùng hành củ chẻ mỏng, xà lách, húng láng, bún hến thêm chén rượu nếp cái hoa vàng quả là tuyệt.
Nghĩ thú ăn chơi của các cụ mà kính nể. Mùa nào thức ấy thật nhịp nhàng. Các nguyên liệu không chỉ làm món ăn ngon mà còn là những vị thuốc khắc chế lẫn nhau tỷ như vỏ quýt và rươi. Rươi giàu dinh dưỡng nhưng sống trong môi trường bùn cát, đáy nước nên rất dễ nhiễm độc. Nếu không chế biến đúng cách, có thể là vật trung gian lây truyền nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli, gây ra các bệnh đường ruột nguy hiểm. Hoặc ăn rươi không tươi cũng rất nguy hiểm vì rươi chết sẽ tạo ra những độc tố có hại cho cơ thể và có thể gây ra các triệu chứng như nổi ban, đau đầu, nôn ói, tiêu chảy...
Trong khi đó , vỏ quýt có thể gây ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn nên nó có khả năng khắc chế những tác dụng phụ từ rươi, kìm hãm và hóa giải những chất độc hại do rươi thải ra.
Vì vậy, không chỉ làm món rươi thơm, ngon mà khi chế biến các món ăn từ rươi, các cụ thường cho thêm vỏ quýt là thế.
Chả rươi, đôi khi còn gọi là rươi đúc trứng, là một trong những món chả rán đặc biệt của người Việt.
Các món ăn chế biến từ rươi có hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao khiến bất cứ ai đã một lần được thưởng thức đều không thể nào quên được.
Nguyên liệu:
- Rươi: 300 gr
- Thịt sấn vai xay: 150 gr
- Trứng gà hoặc trứng vịt: 1-2 quả
- Vỏ quýt: 1/3 quả nhỏ hoặc 1/4 quả to
- Hành lá, rau mùi (hoặc thì là),, gừng củ, hành khô
- Hạt nêm, hạt tiêu, ớt
- Cà rốt : 1 củ
Cách làm:
- Rươi sau khi mua về các bạn rửa rươi với nước. Dùng đũa khuấy kỹ nhưng nhẹ nhàng một lúc, trút bỏ nước bẩn và xả vài lần cho sạch.
- Sau đó các bạn có thể chế biến ngay hoặc chia rươi thành các túi nhỏ cất vào ngăn đá tủ lạnh để ăn dần. Hành lá, rau mùi thái nhỏ, vỏ quýt thái chỉ.
- Nếu có lá gừng các bạn cũng băm nhỏ, cho vào chả rươi để tăng thêm hương vị.
- Dùng đũa đánh rươi cùng với vỏ quýt. Tuy nhiên không nên đánh rươi nhuyễn quá, khi ăn sẽ mất đi cảm giác bùi, ngậy khi thỉnh thoảng nhai phải miếng rươi vẫn còn nguyên con.
- Cho hành, rau mùi, thịt xay, trứng gà, hạt nêm, hạt tiêu vào đánh đều cùng rươi (có thể thêm chút ớt băm để tạo vị chứ đừng cho cay quá). Nếu cảm thấy hỗn hợp hơi đặc thì các bạn dùng thêm 1 quả trứng nhé.
- Đợi chảo nóng già, xúc từng thìa rươi đổ vào chảo lót lá chuối bên dưới rồi dàn đều tạo thành những miếng hình tròn, có độ dầy 2cm. Chả rươi rất nhanh chín nên chỉ cần nhanh cho cháy nhẹ cạnh ngoài là các bạn vớt chả ra. Cách làm này giúp cho món chả thơm hơn
- Tiếp theo cho vào chiên với dầu , cách này có thể làm rươi ngon hơn mà vẫn giữ được độ ngon.
Nộm sứa Thái Thụy món đặc sản nức tiếng của biển Thái Bình Nộm sứa Thái Thụy là món đặc sản nức tiếng của biển Thái Bình. Khắp dọc bờ biển Việt Nam, nộm sứa có ở nhiều nơi, tuy nhiên ở mỗi nơi có hương vị, đặc trưng riêng. Và với nộm sứa Thái Thụy cũng có những nét đặc trưng riêng của vùng biển Thái Bình. Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm...