Cơm gạo lứt thì nhiều người ăn, nhưng nấu làm sao cho vừa ngon lại đủ dinh dưỡng thì hầu hết chúng ta đều không biết!
Tháng Vu Lan nhiều người ăn chay, nhưng làm sao để ăn chay mà vẫn khỏe mạnh và đủ chất? Cùng tìm hiểu cách nấu cơm gạo lứt dưới đây nhé!
Chao, tương, cà muối… vốn đã quen thuộc trong nếp ăn chay của người Việt xưa nay. Tuy nhiên, nếu ăn chay không đa dạng món và nhóm chất dinh dưỡng thì sẽ khiến ta khó duy trì chế độ ăn chay lâu dài như mong muốn và thiếu chất, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn đang băn khoăn nấu món chay nào đơn giản lại đủ chất thì cứ mạnh dạn thử món cơm gạo lứt trộn thập cẩm dưới đây nhé!
Để ăn chay mà vẫn đủ chất, ta cần bổ sung đầy đủ nhóm protein (đậu hũ, sữa đậu nành, các loại đậu, nấm), nhóm chất béo (loại hạt chứa chất béo như hạt điều, hạnh nhân…), nhóm tinh bột (cơm, khoai, ngô), bổ sung đa dạng rau củ và trái cây nhiều màu sắc, theo bác sĩ Lâm Vĩnh Ninh, trưởng khoa Dinh dưỡng tại Đại học Y dược.
Món chay nên được chế biến đa dạng với nhiều món và nhiều nguyên liệu.
Trong số loại thực phẩm dùng để ăn chay, ưu điểm của món cơm gạo lứt trộn thập cẩm là bạn hoàn toàn có thể nấu các nguyên liệu đậu, gạo chung trong nồi cơm điện. Món cơm gạo lứt trộn thập cẩm giúp bổ sung nhiều mùi vị, tăng sự hấp dẫn cho món ăn. Cách nấu như sau:
Gạo lứt trắng: đổ nước xâm xấp mặt gạo, ngâm khoảng 8 tiếng hoặc qua đêm. Còn với gạo lứt đỏ, bạn nên ngâm ít nhất là 24 tiếng thì cơm nấu mới ngon.
Hạt hạnh nhân hoặc hạt điều: Ngâm qua đêm với lượng nước vừa phải.
Nếu bạn không có nhiều thời gian thì hạt điều có thể để trong nước ấm khoảng 3-4 tiếng.
Đậu gà hoặc các loại đậu khác: ngâm qua đêm. Đậu gà hút nước nhiều, bạn ngâm nước dư dả một chút.
Đậu gà có nhiều thành phần dinh dưỡng dồi dào. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ và đạm nhiều hơn các loại đậu cùng họ hàng. Nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào mà đậu gà không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn ngăn ngừa bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch.
Mách bạn:
Với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, nếu bạn dự định ngâm qua đêm hoặc thời gian lâu hơn, tốt nhất nên để trong ngăn mát của tủ lạnh! Cho chút muối hoặc nước chanh vào bát ngâm nhé. Việc này sẽ kích thích phân rã phytic acid (chất khó tiêu hóa nằm ở lớp vỏ cám của đậu, hạt) nhiều hơn.
Video đang HOT
Nấu cơm thôi! Bạn cho nguyên liệu nhóm đường bột: gạo lứt, hạt điều hoặc hạnh nhân và các loại đậu vào nồi cơm điện, thêm nước, tỷ lệ là 1 nhóm đường bột : 1.5 nước. Cho thêm một nhúm muối vào nấu cùng.
Thêm vài miếng khổ tai hoặc rong biển, tăng sự đậm đà cho món cơm.
Nấu 2 lần từ chế độ Cook – Warm, Warm – Cook, tổng cộng là gạt nấu 2 lần. Bạn hãy thử nấu rồi điều chỉnh cho lần sau tùy độ khô nhão muốn ăn. Thời gian nấu trong khoảng 1 – 1.5 tiếng.
Thưởng thức thôi! Cơm gạo lứt thập cẩm ăn cùng muối mè, nước tương, kim chi muối hoặc nấm kho, đậu phụ kho sẽ bắt cơm và ngon miệng vô cùng.
Với món cơm này, nếu ăn không hết, bạn chiên cùng với dầu mè và trộn ít sốt miso (tương đậu nành lên mên, có vị mặn, mùi thơm nhẹ của rượu). Vậy là bạn có thêm một món mới cho bữa chiều rồi đấy!
Món cơm chiên gạo lứt từ Bếp thực dưỡng.
Tháng Vu Lan sắp về, mẹ đảm Sài Gòn chia sẻ mâm cơm chay 9 món đẳng cấp nhà hàng, chỉ nhìn thôi đã thấy quá hấp dẫn!
Cùng tham khảo cách làm những món chay ngon trong mâm cơm chay 9 món dưới đây, chắc hẳn bạn sẽ chọn được một (vài) món cho mâm cơm chay của gia đình mình khi tháng Vu Lan đang tới gần kề.
Mâm cơm chay gồm có các món:
- Súp nấm măng tây
- Gỏi ngó sen
- Đậu hũ muối sả ớt
- Chả giò khoai môn
- Măng tây xào tỏi
- Miến trộn ớt chuông
- Nấm đông cô kho tiêu
- Xôi nắm muối mè đậu phộng
- Tráng miệng: Sữa chua
Cách chế biến
1. Súp nấm măng tây
Củ hành tây nướng vàng cắt múi cau. Củ gừng nhỏ nướng và cạo vỏ, củ cải trắng, củ sắn bổ đôi. Bắc nồi nước lên bếp, cho tất cả nguyên liệu chuẩn bị trên vào đun sôi và vớt bọt kĩ. Sau đó hạ lửa nhỏ, đun khoảng 30' rồi lọc để lấy phần nước ngọt.
Nấm tuyết ngâm mềm cắt nhỏ, gốc măng tây bỏ phần già bên ngoài rồi cắt lát mỏng. Nấm đông cô cắt lát, bắp tách hạt. Đun phần nước dùng cùng ít đường phèn, hạt nêm chay và cho vừa ăn rồi cho các nguyên liệu trên vào. Đến khi súp sôi bạn hòa một ít bột bắp với nước nguội rồi cho vào để tạo độ sánh cho súp. Tắt bếp cho tiêu, dầu mè và ngò rí cắt nhuyễn vào là xong.
2. Gỏi ngó sen
Ngó sen chẻ dọc ngâm với nước có vắt ít chanh. Dưa leo, cà rốt cắt sợi ngâm với nước muối. Sau khi rửa lại cho sạch, ta đem cà rốt, dưa leo và sen trộn với đường và nước cốt chanh. Để 15' cho ngấm gia vị. Trong lúc đó, chả chay chiên sơ, đậu hũ cắt que và chiên giòn.
Hòa nước trộn gỏi gồm: Tỏi, ớt băm, nước cốt chanh, đường, tiêu và nước mắm chay. Trộn từ từ các rau củ cùng nước trộn, nêm nếm cho vừa ăn. Cuối cùng cho rau răm, húng lủi cắt nhỏ, hành phi, đậu phộng lên trên là hoàn tất.
3. Đậu hũ muối sả ớt
Đậu hũ ướp ít hạt nêm, sả ớt băm nhuyễn rồi đem đi chiên vàng là hoàn tất.
4. Chả giò khoai môn
Một miếng đậu hũ trắng sau khi luộc vắt ráo; khoai môn hấp chín tán nhuyễn; nấm mèo ngâm mềm cắt nhuyễn. Trộn các nguyên liệu trên cùng hạt nêm chay, tiêu, hành tỏi phi vàng và trộn đều. Dùng bánh tráng cuộn nhân lại rồi chiên vàng giòn.
5. Măng tây xào tỏi
Măng tây rửa sạch để ráo, trụng măng tây với nước sôi có ít muối sau đó vớt ra thau nước lạnh. Phi dầu ăn với tỏi thơm, cho măng tây đã ráo vào xào nhanh, nêm ít hạt nêm là món ăn hoàn tất.
6. Miến trộn ớt chuông
Miến ngâm mềm, đậu hũ cắt sợi rồi chiên giòn, ớt chuông và cà rốt cắt sợi, nấm mèo ngâm mềm cắt sợi.
Phi dầu ăn với tỏi thơm, cho phần cà rốt và nấm mèo vào xào trước, tiếp đến cho ớt chuông vào xào, nêm một ít nước tương, hạt nêm và dầu hào sau đó cho hẹ cắt khúc vào trộn đều rồi tắt bếp. Phần miến trụng nước sôi sau đó xả lại nước lạnh. Để ráo rồi trộn cùng ít dầu mè và hỗn hợp rau củ đã xào chín là hoàn tất.
7. Nấm đông cô kho tiêu
Nấm cắt bỏ chân, rửa nước muối cho sạch và để ráo. Ướp nấm với hạt nêm, dầu hào, tiêu và nước tương. Phi dầu ăn với tỏi thơm, cho nấm vào hạ lửa kho đến khi nấm keo sệt lại, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị là món ăn đã sẵn sàng.
8. Xôi nắm muối mè đậu phộng
Phần đậu xanh không vỏ ngâm khoảng 3 tiếng sau đó rửa sạch. Cho thêm nếp vào ngâm tiếp 2 tiếng nữa sau đó rửa lại và cho vào thố có nắp chịu nhiệt. Cho nước cốt dừa, muối vào.
Cho thố trên vào lò vi sóng quay khoảng 7 phút. Sau đó lấy ra nắm lại viên vừa ăn rồi ép xuống.
Làm muối mè gồm: Mè, muối, đường, đậu phộng đã rang đập dập rồi cho lên phần xôi là xong.
9. Tráng miệng: Sữa chua
Củ cải mà đem chế biến theo cách này thì được món ngon "mới tinh" lại tốt cho sức khỏe và rất hợp cho bữa cơm ngày Rằm Với vị giòn sựt lại cay mặn hài hòa, món xá bấu (củ cải muối mặn phơi khô) xào cay ăn cùng cơm thì ngon tuyệt luôn đấy! Củ cải trắng là một loại thực phẩm rất ngon dùng để nấu hủ tiếu cùng với cà rốt và nó cũng là một vị thuốc, người Trung Quốc dùng khá nhiều trong món ăn...