Còi xương ở trẻ em: Những điều cần biết
Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, phospho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương).
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi, phospho, những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.
Trẻ béo phì cũng bị còi xương
Trong suy nghĩ của nhiều người, chỉ những bé nhẹ cân mới còi xương. Vì vậy, nhiều bà mẹ có con bụ bẫm đã chủ quan khiến bé vẫn bị còi xương. Thực tế, trẻ nhẹ cân và dư cân đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Thậm chí trẻ càng lớn thì nguy cơ còi xương lại càng nhiều vì trẻ phát triển quá nhanh, nhu cầu về canxi cao hơn trẻ bình thường, nếu cha mẹ không chú ý sẽ không đáp ứng đầy đủ.
Để phòng tránh trẻ bị còi xương, cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày.
Dấu hiệu trẻ bị còi xương
Trẻ bị còi xương hay quấy khóc, đặc biệt về ban đêm. Ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ; trẻ xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.
Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê; các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O; răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón; chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…
Video đang HOT
Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.
Những trẻ có nguy cơ bị còi xương bao gồm trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi; trẻ nuôi bằng sữa công thức; trẻ quá bụ bẫm; trẻ sinh vào mùa đông.
Trẻ bị còi xương hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, ra nhiều mồ hôi khi ngủ; trẻ xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn…
Cần phải làm gì?
Để phòng tránh cho trẻ bị còi xương, cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng, cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp tại các bệnh viện. Bởi vì dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.
Cần cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý như: cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày; cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D, trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
Cho trẻ uống bổ sung vitamin D, các chế phẩm có canxi theo sự tư vấn của các bác sĩ.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi có thai, phải làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D, sắt, canxi theo khuyến cáo của các bác sĩ. Sau đẻ, cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát, đầy đủ ánh sáng. Sau khi sinh 2 tuần, cho trẻ ra tắm nắng 15-20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ). Khi trẻ ăn bổ sung: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.
Đặc biệt, nếu trẻ có các dấu hiệu của bệnh còi xương, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có nên tắm nắng cho trẻ nhỏ?
Tắm nắng cho trẻ nhỏ nhằm phòng ngừa còi xương do thiếu vitamin D, được phổ biến trong cộng đồng trước đây.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Dương Công Minh - Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TPHCM), việc trẻ sơ sinh được đưa ra tắm nắng vào sáng sớm là một hoạt động nằm trong chương trình giáo dục truyền thông chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ nhằm phòng ngừa còi xương do thiếu vitamin D, được phổ biến trong cộng đồng trước đây.
Theo đó, khi em bé vừa chào đời và 2 tuần sau khi sinh, nên cho trẻ tắm nắng. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời lên cơ thể, sẽ tạo ra Vitamin D có hoạt tính sinh học trong cơ thể, đó chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho Canxi lắng đọng vào xương làm gia tăng mật độ xương giúp cho xương chắc khỏe và phát triển chiều cao.
Cách phơi nắng thường thực hiện trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 8 giờ sáng (lúc này nắng dịu và không làm nóng trẻ), khi phơi phải cởi toàn bộ quần áo của con cho ánh nắng trực tiếp chiếu lên da giúp các tiền vitamin D trên bề mặt của da chuyển thành vitamin D hoạt tính.
Tuy nhiên, hiện nay, các nước tiên tiến đã nghiên cứu, điều này khiến da em bé phải chịu tác động quang học không tốt của các của tia cực tím trong khi làn da trẻ trước 6 tháng tuổi còn quá mỏng manh dễ bị tổn thương.
Tia cực tím có ba loại phổ biến: UVA, UVB, UVC. UV được viết tắt của chữ Ultra-violet nhưng chỉ có UVB mới có thể chuyển tiền vitamin D dưới da trở thành vitamin D hoạt tính.
Khi mặt trời ló dạng, tia UVA sẽ được mặt trời phóng thẳng xuống trái đất và là nguyên nhân thầm lặng gây những ảnh hưởng xấu đến cơ thể như lão hóa, đồi mồi, ung thư da,... UVC là loại tia rất nguy hiểm gây ra ung thư da mạnh nhưng may mắn đã bị ngăn lại bởi tầng Ozon.
Đặc biệt, UVB được xem là tia có lợi nhất nhưng có cường độ cao đến mặt đất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
Tuy nhiên, ở khoảng thời gian này, nhiệt độ nắng rất gắt không phù hợp cho cả người lớn lẫn trẻ em. Chưa kể, nếu phơi nắng trong khoảng thời gian này, bé sẽ "được khuyến mãi" tia UVA (ngoài tia UVB) nên càng hại cho sức khỏe gấp bội.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những lợi bất cập hại lên trẻ khi phơi nắng sớm, nên đưa đến khuyến cáo cho trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể chỉ sử dụng vitamin D trung bình 400 IU hằng ngày, không cần phải phơi nắng và có thể uống vitamin D kéo dài ít nhất đến 12 tháng (theo khuyến cáo của viện Hàn lâm Y khoa Hoa Kỳ).
Sau khi bé đã lớn trên 12 tháng tuổi và đã có thể sử dụng sữa công thức hoặc sữa bò đảm bảo 1 ngày có thể uống được 1 lít trở lên, xem như lượng vitamin D trong sữa đủ cho cơ thể.
Tuy nhiên, rất ít bé có thể uống đạt đến 1 lít trong một ngày. Vì vậy, khuyến cáo với trẻ trước 6 tháng tuổi nên uống vitamin D trung bình 400 IU/ngày và có thể uống kéo dài ít nhất đến 12 tháng tuổi, và nếu có điều kiện có thể cho trẻ uống đến 2 tuổi.
Bác sĩ Dương Công Minh lưu ý bậc phụ huynh, những trẻ uống sữa mẹ càng phải bổ sung uống vitamin D thêm vì trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể, dưỡng chất, chất béo... nhưng ngược lại vitamin D rất ít.
Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp hấp thụ vitamin D lại không hại da Tắm nắng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé, đặc biệt là các bé sơ sinh giúp bé hấp thụ vitamin D và phát triển cơ, xương, khớp. Tác dụng của tắm nắng Tắm nắng cho trẻ sơ sinh hay còn gọi là để trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để da...