Còi xương ở trẻ em: Những điều cần biết
Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, phospho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương).
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi, phospho, những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.
Trẻ béo phì cũng bị còi xương
Trong suy nghĩ của nhiều người, chỉ những bé nhẹ cân mới còi xương . Vì vậy, nhiều bà mẹ có con bụ bẫm đã chủ quan khiến bé vẫn bị còi xương. Thực tế, trẻ nhẹ cân và dư cân đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Thậm chí trẻ càng lớn thì nguy cơ còi xương lại càng nhiều vì trẻ phát triển quá nhanh, nhu cầu về canxi cao hơn trẻ bình thường, nếu cha mẹ không chú ý sẽ không đáp ứng đầy đủ.
Để phòng tránh trẻ bị còi xương, cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày.
Dấu hiệu trẻ bị còi xương
Trẻ bị còi xương hay quấy khóc, đặc biệt về ban đêm. Ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ; trẻ xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.
Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê; các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O; răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón; chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…
Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu .
Những trẻ có nguy cơ bị còi xương bao gồm trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi; trẻ nuôi bằng sữa công thức; trẻ quá bụ bẫm; trẻ sinh vào mùa đông.
Trẻ bị còi xương hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, ra nhiều mồ hôi khi ngủ; trẻ xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn…
Cần phải làm gì?
Để phòng tránh cho trẻ bị còi xương, cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng, cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp tại các bệnh viện. Bởi vì dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.
Cần cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý như: cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày; cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D, trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
Cho trẻ uống bổ sung vitamin D, các chế phẩm có canxi theo sự tư vấn của các bác sĩ.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi có thai, phải làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D, sắt, canxi theo khuyến cáo của các bác sĩ. Sau đẻ, cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát, đầy đủ ánh sáng. Sau khi sinh 2 tuần, cho trẻ ra tắm nắng 15-20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ). Khi trẻ ăn bổ sung: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.
Đặc biệt, nếu trẻ có các dấu hiệu của bệnh còi xương, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
4 biểu hiện tưởng bình thường ở trẻ sơ sinh nhưng cho thấy trí não trẻ kém phát triển, bố mẹ cần sớm phát hiện
Một số biểu hiện sớm ở trẻ sơ sinh cho thấy trí não bé chậm phát triển hơn so với trẻ cùng tuổi.
Sự ra đời của mỗi đứa trẻ đi kèm với niềm vui và rất nhiều hy vọng của cả gia đình. Tuy nhiên, cũng có những em bé lớn lên không như kì vọng của ông bà, cha mẹ. Song khi phát hiện con có những dấu hiệu "kém" hơn bạn bè cùng lứa tuổi, bố mẹ đừng vội buồn nghĩ rằng đã hết cơ hội bởi sự hỗ trợ, định hướng của người chăm sóc có thể giúp trẻ cải thiện đáng kể.
Kể từ sinh cô con gái tên Ninh Ninh, hai vợ chồng Mai Phương phải đi làm cả ngày nên bà ngoại giúp cô chăm con. Bà luôn sợ Ninh Ninh đói nên hễ thấy cháu khóc, bà liền đi pha một bình sữa bột. Do ăn nhiều sữa nên mới 3 tháng tuổi, cô bé Ninh Ninh đã nặng gần 9kg.
Thấy con mãi không biết lẫy, bà mẹ mới đưa đi khám, may mà chưa quá muộn (Ảnh minh họa).
4 tháng tuổi, Ninh Ninh vẫn không thể lẫy. Mai Phương định đưa con đi khám nhưng bà nói chắc bé hơi mũm mĩm nên biết lẫy muộn. Cho rằng bà đã nuôi 3 con, dạn dày kinh nghiệm nên Mai Phương nghe theo, yên tâm không đưa con đi bệnh viện nữa.
Đến 6 tháng tuổi, Mai Phương lại quá sốt ruột vì con vẫn chưa biết lẫy nên quyết định đưa bé đi khám. Sau một loạt các bước thăm khám kĩ lưỡng, bác sĩ kết luận ban đầu là Ninh Ninh chậm phát triển trí tuệ, thậm chí còn còi xương vì bé uống sữa nhiều mà lười ăn dặm.
Bác sĩ nói may mắn là cô bé mới 6 tháng tuổi nên có thể hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời.
Với sự phát triển của y học hiện đại, các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có thể giúp mẹ bầu sớm phát hiện dị tật bẩm sinh của con nhưng trẻ có thông minh hay không thì không thể biết được. Thông thường, những trẻ có trí não chậm phát triển so với các bé khác phải đến 1 tuổi mới phát hiện ra.
Trẻ có trí não kém phát triển thể hiện qua khả năng ngôn ngữ và hành vi chậm hơn. Càng lớn lên, trẻ càng chậm so với bạn cùng tuổi, học lực kém, không tập trung chú ý, khả năng vận động tinh và vận động thô đều thua kém, ngôn ngữ chậm phát triển, khả năng giao tiếp khó khăn.
Nếu trẻ rơi vào tình trạng có trí não chậm phát triển ở mức nhẹ, khi phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng, đồng thời bố mẹ hỗ trợ trong việc tương tác với con thì trẻ sẽ có thể hồi phục lại mức bình thường. Vì thế, khi chăm sóc trẻ, bố mẹ nên sớm phát hiện các dấu hiệu thể hiện trí não trẻ kém phát triển càng sớm càng tốt.
Vậy những "tín hiệu" nào cho thấy một em bé có trí não chậm phát triển trong giai đoạn sơ sinh?
1. Cho ăn rất khó
Bé cực kì khó ăn dù là bú mẹ hay bú bình, quá trình bú hay bị chảy nước ra ngoài chứng tỏ trí não kém phát triển (Ảnh minh họa).
Trẻ sơ sinh được sinh ra để ăn và bú là bản năng của bé. Nếu em bé không thể bú vú mẹ hoặc bú bình sau khi sinh, dễ bị chảy nước ra ngoài trong quá trình bú, đó có thể là dấu hiệu của em bé trí não kém phát triển.
Ở giai đoạn ăn dặm, một số bé có biểu hiện tiết nhiều nước bọt và khó nuốt khi ăn, điều này cũng cho thấy có thể dây thần kinh não bị tổn thương, trí tuệ kém phát triển hơn so với trẻ bình thường.
2. Phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài
Ngay cả những em bé sơ sinh nhỏ xíu cũng đã biết phản ứng với các kích thích bên ngoài, chẳng hạn như nhiệt độ và cơn đau. Trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi sẽ khóc để thể hiện sự không hài lòng; trẻ hơn 2 tháng tuổi đã có thể tương tác với người lớn để thể hiện niềm vui, tức là biết cười.
Nếu bé không phản ứng đáng kể với các kích thích bên ngoài và không chịu cười sau 2 tháng, có nghĩa là sự phát triển trí tuệ của bé chậm và cần được chú ý.
3. Khả năng vận động kém
Sự phát triển các khả năng vận động thô của trẻ diễn ra thường xuyên, chẳng hạn như ngẩng đầu trong 15 ngày, lật người trong 3 tháng, ngồi dậy sau 6 tháng, đứng lên trong 9 tháng, đi bám vào đồ vật trong 12 tháng và tự đi vững, chạy nhảy trong vòng 24 tháng. Sự phát triển của bé dù nhanh hay chậm cũng chỉ chênh lệch khoảng chừng 1-2 tháng, nếu bé quá chậm so với các mốc phát triển của trẻ bình thường, có thể đó là dấu hiệu cho thấy trí não chậm phát triển.
4. Bé không phản ứng với mọi người
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều mà trẻ sơ sinh thích nhất là được quan sát khuôn mặt của người lớn và chúng có thiên hướng thể hiện cảm xúc tự nhiên đối với các biểu hiện trên khuôn mặt người bé bế. Nếu em bé không bao giờ nhìn vào mặt người và không dám nhìn người khác, nó có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển trí tuệ.
Cảnh báo tia cực tím nguy hại trên cả nước khi vui chơi ngoài trời ngày đầu năm mới 2021 Người dân vui chơi ngoài trời những ngày đầu năm mới 2021 cần có biện pháp bảo vệ khi chỉ số tia cực tím (UV) trên cả nước được cảnh báo nguy cơ gây hại từ cao đến rất cao. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 2 ngày đầu năm mới 2021, các thành phố miền Bắc...