Coi chừng sập bẫy khi mua hàng online
Khi bị lừa đảo qua mạng, điều cần làm là thông báo với ngân hàng nhờ phong tỏa giao dịch và kịp thời đến công an trình báo, nhờ can thiệp.
Các cửa hàng online và những tín đồ chuyên mua sắm qua mạng vẫn truyền tai nhau câu chuyện lừa đảo khó tưởng tượng.
Mua điện thoại nhận khúc gỗ
Thấy iPhone giá thanh lý từ một cửa hàng online chuyên kinh doanh điện thoại với giá rẻ, anh H. đặt mua. Khi mở gói hàng, anh H. không thấy iPhone mà chỉ thấy khúc gỗ mục. Đem câu chuyện của mình lên nhóm kín bán hàng online chia sẻ, anh H. nhận được nhiều chia sẻ, chỉ ra thêm những chiêu thức lừa tương tự.
Là nạn nhân trong vụ án Nguyễn Văn Đô cùng đồng phạm cầm đầu lừa đảo, anh N.H (30 tuổi, ngụ TP HCM) cho biết: “Các đối tượng lập Facebook đăng bán điện thoại giá rẻ hơn thị trường từ 30%-50%. Khi tôi chuyển cọc mua iPhone, người bán hàng không liên lạc được. Có hàng trăm người đã bị lừa từ 1 triệu đến 11 triệu đồng”.
Mua hàng online. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Video đang HOT
Bà Thu Cúc (cán bộ đã nghỉ hưu) kể do thường lên Facebook xem các mặt hàng gia dụng, thấy có cửa hàng rao bán bùi tai, hứa hẹn không vừa ý có thể đổi trả, cam kết hàng nhập khẩu từ Mỹ, Nhật nên bà đặt mua. Lần đầu, bà Cúc đặt mua một bộ đồ bơi cho cháu nội giá 300.000 đồng. Khi mở gói hàng, bà thất vọng vì chất liệu rất tệ, đường kim mũi chỉ cẩu thả. Bà Cúc nhắn tin qua Facebook để phản ánh thì ngay lập tức bị chặn liên lạc.
Ngoài ra, bà Cúc còn bị “dính” quả lừa khi mua miếng dính tường, kính mát, thuốc giảm đau… Hỏi lý do vì sao để bị lừa nhiều lần, bà Cúc nói: “Do tin tưởng họ quá. Trong nhà cũng có người bán hàng qua mạng nên tưởng ai cũng buôn ngay bán thẳng như nhà mình. Chưa kể, khi đến giao hàng, người giao cũng muốn cho nhanh để còn đi giao chỗ khác nên tôi cũng nhận cho nhanh, tránh làm phiền họ”.
Theo Bộ Công an, lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều đối tượng đăng Facebook rao bán khẩu trang, nước rửa tay giá rẻ. Khi khách hàng chuyển tiền cọc, các đối tượng nhanh chóng rút tiền, chặn Facebook và số điện thoại. Với chiêu thức này, nhiều đối tượng đã lừa hàng trăm triệu đồng.
Phải tố cáo khi bị lừa
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự – TAND TP HCM, cho rằng hoạt động bán hàng qua mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả người mua lẫn người bán nhưng nhiều chủ hàng kinh doanh không có lương tâm nên khách hàng bị lừa.
“Có người bị lừa ngại tố cáo vì nghĩ số tiền không lớn. Tuy nhiên, các nạn nhân ngoài việc đăng thông tin cảnh giác trên các hội, nhóm bán hàng online thì nên liên kết tố cáo chủ cửa hàng lừa đảo đến cơ quan chức năng. Nếu chứng cứ rõ ràng, số tiền lừa đảo đủ khởi tố thì chắc chắn các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc. Việc bán những mặt hàng không như quảng cáo, “treo đầu dê bán thịt chó” sẽ bị xử lý các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc “Lừa dối khách hàng” với khung hình phạt rất nghiêm khắc” – bà Thủy cho biết.
Còn theo bà Vũ Thị Xuân Nhuệ – Trưởng Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự VKSND TP HCM – khi chuyển tiền mà nghi ngờ hoặc xác định bị lừa đảo, việc đầu tiên cần làm là gọi cho ngân hàng trình bày sự việc, yêu cầu trợ giúp. Sau đó, đến chi nhánh gần nhất mà kẻ lừa đảo dùng để nhận tiền nhờ chặn giao dịch, đồng thời trình báo công an.
“Nếu kẻ lừa đảo chưa kịp rút, ngân hàng có thể chặn giao dịch, phong tỏa trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nạn nhân phải báo công an để họ làm việc với ngân hàng thì việc phong tỏa tiền lừa đảo mới đúng quy định. Trong nhiều trường hợp như cuối tuần, hiệu quả nhất vẫn là yêu cầu ngân hàng can thiệp ngay lập tức, sau đó đến công an trình báo. Việc rủi ro khi mua bán hàng qua mạng là điều không tránh khỏi, cần chọn những nơi bán hàng uy tín, có địa chỉ rõ ràng và kiểm tra trước khi nhận hàng” – luật sư Võ Đan Mạch, Đoàn Luật sư TP HCM, khuyến cáo.
Phạm Dũng
Người Cần Thơ hài lòng với dịch vụ mua sắm online thời dịch
Để phòng dịch Covid-19, nhiều hộ dân đã chọn cách mua đồ qua mạng online, qua điện thoại những nhu yếu phẩm cần thiết.
Sau 4 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tại thành phố Cần Thơ, người dân đều đồng tình, ủng hộ, nhiều người dân đã thực hiện việc cách ly xã hội bằng nhiều cách. Trong đó chọn mua hàng nhu yếu phẩm qua mạng để tránh tiếp xúc và ra đường thời điểm này, cùng chung tay phòng, chống dịch Covid-19.
Đường phố vắng vẻ, không còn cảnh dòng người đứng chờ đèn đỏ đông đúc như trước đây. Các nhà hàng khách sạn, quán cà phê đóng cửa từ nhiều ngày trước để phòng dịch Covid-19, với những người có việc thực sự thì nhanh chóng hoàn thành công việc để về nhà.
Để phòng dịch Covid-19, nhiều hộ dân đã chọn cách mua đồ qua hàng online, qua điện thoại, đặt những nhu yếu phẩm cần thiết và sau đó sẽ được nhân viên của cửa hàng tiện ích, siêu thị giao hàng đến tận nhà.
Người tiêu dùng vào mạng lựa chọn hàng hóa thiết yếu để được phục vụ tại nhà.
Anh Nguyễn Hải Triều, ngụ quận Ninh Kiều cho biết, mua hàng qua mạng, qua điện thoại cảm thấy tiện lợi và yên tâm. Gia đình sẽ cố gắng thực hiện việc này trong thời gian cách ly qua dịch bệnh.
Còn chị Trần Thị Thu Hiền, ngụ phường An Thới, quận Bình Thủy chọn cách mua nhu yếu phẩm qua điện thoại để an toàn. Sau khi đã chọn được những mặt hàng thiết yếu cho gia đình, nhân viên cửa hàng tiện ích sẽ mang hàng đến tận nhà giao cho khách hàng, không phải đến tận nơi để mua như trước đây. Chị Hiền cho biết, đây là cách làm tốt nhất thời điểm này để cùng chung tay phòng dịch Covid-19.
"Tôi thấy dịch vụ giao hàng này rất thuận tiện, trong bối cảnh dịch bệnh không ai muốn đi ra ngoài, nhưng vẫn có thể điện thoại đến siêu thị đặt mua và họ giao hàng rất thuận tiện. Hàng hóa mua qua điện thoại giá cả hợp lý, hàng hóa tốt, tốc độ giao hàng nhanh, đúng như ý của mình", chị Hiền cho biết.
Nắm bắt được xu thế mua sắm của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng tiện ích đã thực hiện bán hàng online, bán qua điện thoại và giao hàng tận nhà. Với hóa đơn trên 200.000 đồng, các cửa hàng sẽ giao hàng trong vòng bán kính 5 km mà không thu thêm phí.
Ngoài phạm vi 5 km, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền 6.000 đồng/km, để hỗ trợ xăng xe cho nhân viên. Ngoài cung cấp hàng hóa tận nơi cho người tiêu dùng, các cửa hàng tiện ích cũng đưa ra giải pháp để bảo vệ khách hàng mua sắm trực tiếp, và đảm bảo sức khỏe cho nhân viên trong quá trình giao dịch.
Nhu yếu phẩm cần thiết cho những ngày cách ly được người tiêu dùng lựa chọn và đặt mua.
Chị Nguyễn Hương Thủy, Cửa hàng trưởng Co.op Food đường Trần Việt Châu, quận Ninh Kiều cho biết, hàng ngày cửa hàng cho vệ sinh quầy, kệ bằng nước sát khuẩn, vệ sinh sàn và đồng thời có trang bị nước rửa tay khô cho khách hàng, nhắc nhở khách hàng đeo khẩu trang khi mua sắm.
Trong 4 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân Cần Thơ đã chấp hành tốt, hạn chế đi lại, chuyển sang làm việc tại nhà, kết nối trực tuyến, qua mạng internet với cơ quan, đơn vị; đồng thời mua sắm đồ dùng thiết yếu qua online, qua điện thoại. Với mỗi người dân, việc không ra đường thời điểm này là góp phần chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh Covid-19./.
Phạm Hải
Khi các ông lớn bán lẻ chuyển mình thời COVID-19: Các bạn cứ ngồi yên khi Tổ quốc cần, VinMart, Coop Mart... sẽ chạy đến, không mất phí giao hàng VinMart vừa cho ra mắt đội quân "đi chợ hộ" với 3 kênh bán hàng qua điện thoại, qua app VinID và qua website trong bối cảnh nhiều người ngại đi mua sắm trong đại dịch, với slogan "Bạn hãy ngồi yên, VinMart sẽ đến"... "Đi chợ không sợ Cô Vy" là chiến lược một loạt doanh nghiệp công nghệ đang theo đuổi...