Cocoon mỹ phẩm Việt Nam tiên phong hành động vì động vật
Sự hợp tác giữa Cocoon và Tổ chức động vật Châu Á AAF trong chương trình “Chung tay bảo vệ loài gấu” chính thức đánh dấu Cocoon trở thành thương hiệu mỹ phẩm tiên phong hành động nhằm bảo vệ động vật tại Việt Nam.
Biến cam kết thành thành động
Được biết đến là một trong những thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực mỹ phẩm thuần chay tại Việt Nam. Một trong những sự kiện nổi bật nhất của Cocoon trong việc hiện thực hóa những cam kết thuần chay là trở thành thương hiệu Việt Nam tiên phong được thông qua trong chương trình không thử nghiệm trên động vật “Leaping Bunny” của tổ chức Cruelty-Fee International và chương trình “Test-Free & Vegan” của tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật toàn cầu PETA. Ngoài ra, Cocoon còn được chứng nhận thương hiệu mỹ phẩm thuần chay của The Vegan Society.
Tiếp nối cho những giá trị nhân đạo hướng đến động vật, mới đây Cocoon vừa có một sự kết hợp đặc biệt cùng Tổ chức Động vật Châu Á AAF trong chương trình “Chung tay bảo vệ loài gấu”, đánh dấu cho việc trở thành thương hiệu mỹ phẩm tiên phong phát động chương trình bảo vệ động vật tại Việt Nam.
Phiên bản giới hạn “Chung tay bảo vệ loài gấu” bởi Cocoon x AAF
Hai bên đã cùng nhau cho ra mắt phiên bản giới hạn sản phẩm Cà phê Đắk Lắk làm sạch da chết cơ thể. Theo đó, với mỗi phiên bản giới hạn được bán ra Cocoon sẽ ủng hộ 10.000đ vào quỹ của AAF tại Việt Nam nhằm góp phần cải thiện đời sống và phúc lợi cho những cá thể gấu đang được nuôi dưỡng tại trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam (Tam Đảo, Vĩnh Phúc).
Chung tay vì “mùa xuân tự do” cho loài gấu
Dưới tác động tiêu cực của nạn nuôi gấu lấy mật khiến số lượng gấu trong tự nhiên Việt Nam bị giảm đột ngột. Hiện nay, gấu đen châu Á (gấu ngựa) đang được xếp vào hạng cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ. Về cuộc sống của gấu, tại các trang trại chúng sẽ bị nuôi nhốt suốt đời trong các lồng cũi chật hẹp hàng chục năm. Suốt khoảng thời gian này, gấu sẽ bị con người liên tục hút, trích mật bằng những mũi kim dài tới 10cm chưa qua khử trùng, điều này khiến túi mật của gấu bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí gây tràn mật trong cơ thể, dẫn đến viêm phúc mạc, gây đau đớn âm ỉ đến tử vong.
Gấu bị nuôi nhốt lấy mật khiến chúng chịu nhiều đau đớn về thể xác và tổn thương tinh thần. Ảnh: AAF
Từ năm 2006, nạn nuôi gấu lấy mật tại Việt Nam đã có nhiều sự cải thiện rõ rệt nhờ sự nỗ lực và kiên định của AAF. Tính riêng tại Việt Nam đã có 189 cá thể gấu được tổ chức này giải cứu khỏi các trang trại, được chăm sóc và nuôi dưỡng nhân đạo suốt đời tại trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam.
Gấu sau khi được cứu hộ được nuôi dưỡng nhân đạo suốt đời trong các khu bán tự nhiên tại trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam. Ảnh: AAF
Nói về lý do của sự kết hợp đặc biệt này, đại diện Cocoon chia sẻ: “Xuất phát từ những đồng điệu trong triết lý hoạt động hướng đến các giá trị nhân đạo chính là nguồn cảm hứng để chúng tôi quyết định đồng hành trong chương trình “Chung tay bảo vệ gấu”. Cocoon rất vinh dự khi có được cơ hội góp một phần công sức nhỏ bé vào việc cải thiện đời sống và phúc lợi cho loài gấu để chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật. Chúng tôi luôn tin rằng, tất cả động vật đều cần đươc tôn trọng, yêu thương và sự tự do chính là đặc quyền của mọi sinh vật nên loài gấu xứng đáng được trở lại “mùa xuân tự do” và kết thúc mọi đau đớn mà chúng đang phải chiu đựng tại các trại nuôi.”
Lễ ký kết đồng hành “chung tay bảo vệ loài gấu” tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo. Ảnh: Cocoon
Video đang HOT
“Chúng ta luôn có rất nhiều sự lựa chọn tốt đẹp hơn”
“Nếu không sử dụng mật gấu con người chúng ta luôn có rất nhiều sự lựa chọn khác tốt đẹp hơn. Nhưng nếu sử dụng mật gấu có thể rất nhiều cá thể gấu đang bị chúng ta gián tiếp cướp đi mạng sống. Không chỉ dừng lại ở mật gấu, chúng tôi luôn tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu và tìm ra ra các cây thuốc, vị thuốc hay dược liệu tổng hợp thay thế cho các thành phần từ động vật hoang dã với công dụng tương đồng. Đây cũng chính là triết lý mà chúng tôi đang theo đuổi trên hành trình mang đến các sản phẩm làm đẹp cho người Việt. Cocoon cam kết mang đến cho người dùng những sản phẩm 100% thuần chay không sử dụng nguyên liệu từ động vật và không thử nghiệm trên động vật.” Đại diện Cocoon khẳng định.
Sử dụng các cây thuốc vị thuốc thay thế mật gấu là góp phần bảo vệ và bảo tồn loài gấu. Ảnh: Cocoon
Cứu hộ và bảo tồn loài gấu cũng như các loài động vật khác sẽ là một chặng đường dài của tất cả chúng ta. Những giá trị Cocoon đã và đang lan tỏa đến mọi người chính là minh chứng cho thấy, không cần những hành động lớn lao chúng ta cũng có thể góp sức bảo vệ động vật từ việc làm đẹp cho bản thân.
Mỹ "cấm cửa" mẫu thử mỹ phẩm dùng 1 lần, các nước khác thì sao?
Mẫu thử mỹ phẩm dùng 1 lần khiến trải nghiệm sử dụng thêm phần thú vị, tuy nhiên đằng sau nó là những tác hại khôn lường.
Mia Davis, Phó chủ tịch phụ trách tính bền vững và tác động của nhà bán lẻ mỹ phẩm sạch Credo Beauty (Mỹ)cho biết: "Chúng ta đang gặp khủng hoảng về chất thải. Chúng ta đang sản xuất hàng tỷ vật liệu chỉ dùng trong vài giây và chúng tồn tại trên hành tinh này trong nhiều thế kỷ."
Việc tái chế chai, lọ, vật đựng mỹ phẩm,... là điều rất nhiều thương hiệu nhắc tới trong các chiến dịch quảng bá
Bà Davis đang đề cập ở đây là mẫu thử và mặt nạ dùng một lần trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Sau 2 năm chuẩn bị, cuối cùng Credo đã ngừng việc sử dụng chúng từ ngày 1/6/2021. Thành quả này của Credo khích lệ các thương khác trong ngành xem xét lại cách kinh doanh của họ.
Trên thực tế, đây là vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Ngành mỹ phẩm mỗi năm sản xuất 122 tỷ mẫu thử, trong đó rất ít được tái sử dụng. Năm ngoái chỉ riêng Credo Beauty đã phát ra 660.000 gói và 3.000 pounds (khoảng 1.500 kg) mặt nạ sử dụng một lần.
Credo đã ngừng phát hành các mẫu sample dùng 1 lần từ 1/6/2021
Siân Sutherland, đồng sáng lập của nhóm tạo chiến dịch A Plastic Planet chia sẻ: "Mẫu thử sử dụng một lần là một trong những thứ độc hại nhất của chất thải nhựa mà ít ai phát hiện". Nhóm này đang vận động hành lang các nhà làm chính sách của Vương quốc Anh và Châu Âu mở rộng việc cấm sử dụng chất thải nhựa dùng một lần như mẫu thử. "Ống hút, tăm bông và thanh nhựa để khuấy nước thường được đề cập đến như là thủ phạm của chất thải độc hại, nhưng 855 tỉ gói nhựa không tái sử dụng của mẫu thử được mang ra thị trường mỗi năm thì không bị gọi tên".
Vào ngày Trái Đất năm 2021, Credo hợp tác với Mob Beauty (Mỹ), Hudson's Bay (Canada) và Element Packaging (Anh) để tung ra chương trình phi lợi nhuận đầu tiên cho những loại bao bì khó tái chế có kích thước nhỏ hơn hũ yaourt mang tên Pact . Những thùng rác tái chế được đặt ở tất cả 10 cửa hàng của Credo Beauty tại Mỹ và 20 cửa hàng của Hudson's Bay ở Canada.
Cũng là mẫu thử nhưng phải là loại chỉ dùng một lần!
Beauty Heroes - nền tảng thương mại điện tử có cửa hàng flagship ở Novato, phía bắc California, Mỹ đã thực hiện việc loại bỏ mẫu thử vào cuối tháng 6/2021. CEO Jeannie Jarnot cho biết vì mẫu thử là một giải pháp hiệu quả để khách hàng trải nghiệm sản phẩm nên tạm thời, họ sẽ dùng lọ nhôm để đựng mẫu thử tại cửa hàng, trước khi tìm ra giải pháp khác bền vững hơn.
Melissa McGinnis - Giám đốc kinh doanh của cửa hàng Selfridges ở Vương quốc Anh cho biết họ đang ưu tiên cho những bao bì có thể tái sử dụng và tái chế, bao gồm cả những sản phẩm nước hoa. Họ đã ngừng hẳn việc sử dụng khăn lau mặt một lần tại cửa hàng từ năm 2019.
Beauty Heroes dùng lọ nhôm để đựng mẫu thử tại cửa hàng
Cửa hàng phân phối các sản phẩm làm đẹp Beautycounter ở Mỹ cũng đang trong quá trình chuyển hoá theo hướng bền vững. Họ ra chỉ tiêu đến năm 2025 sẽ đạt 100% bao bì tái sử dụng, tái chế, hoặc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc thực vật. Cửa hàng này cũng đã ngưng sử dụng hơn 1 triệu mẫu thử nhựa trong năm 2019, bao gồm nắp phụ bên trong hộp kem dưỡng và thìa nhựa nhỏ cho sản phẩm dầu tẩy trang. Đồng thời, cửa hàng đã giới thiệu bao bì của chai lăn nách có thể sử dụng lại vào cuối năm nay. Gói mẫu thử hiện là bao bì dùng một lần duy nhất còn sót lại của Beautycounter.
Phó Chủ tịch cấp cao Lindsay Dahl cho biết: "Trải nghiệm dùng thử rất quan trọng trong việc tiếp thị sản phẩm của ngành mỹ phẩm đồng thời là cơ hội lớn nhất của chúng tôi để có thể tạo ra giải pháp thông minh mà không cần dùng mẫu thử một lần".
Bà Lindsay Dahl - Phó Chủ tịch cấp cao của Beautycounter
Nhưng không phải thương hiệu nào cũng thấy đây là giải pháp tốt. Hãng mỹ phẩm Kosas (Mỹ) đã cho ra đời một dịch vụ thử sản phẩm tại nhà để thúc đẩy khách hàng đặt hàng. CMO Adeline Leong cho rằng: "Khi khách hàng đổi trả sản phẩm, chúng tôi phải mang đi tiêu huỷ nên như vậy rất lãng phí. Việc đổi trả đã giảm 25% khi chúng tôi thực hiện giải pháp trên" .
Đầu tư vào phải pháp thay thế nhựa
Việc dùng mẫu thử 1 lần là hệ quả của mô hình bán sản phẩm đơn lẻ, khuyến khích người tiêu dùng mua mới sau mỗi lần sử dụng. "Các thương hiệu làm đẹp đã đầu tư rất nhiều tiền vào từng sản phẩm riêng lẻ" , ông Allon Libermann - nhà sáng lập của công ty Thuỵ Điển Forgo nhấn mạnh. "Mỗi khi bạn vứt bao bì sử dụng một lần, thương hiệu sẽ có lợi nhuận vì bạn sẽ cần mua một sản phẩm khác. Lỗi do ngành công nghiệp chưa đưa ra những lựa chọn tối ưu để người tiêu dùng có thể hướng đến lối sống bền vững".
Forgo hiện đang bán sản phẩm nước rửa tay dạng bột, được đựng trong gói giấy. Người tiêu dùng có thể pha vào bình có sẵn tại nhà. Tuy những gói này dùng một lần nhưng nó rất tiện lợi và hiệu quả. Ông Libermann nói: "Bao bì bằng giấy có thể tái chế khoảng 70% tại Châu Âu và phân huỷ sau vài ngày hoặc vài tháng; so với bao bì bằng nhựa chỉ có ít hơn 10% được tái chế và mất hàng thế kỷ để phân huỷ".
Dẫu vậy, giấy cũng không phải là giải pháp tối ưu nếu tất cả đều chuyển sang nguyên liệu này. Tổ chức môi trường Canopy đang làm việc với 232 thương hiệu đối tác, bao gồm cả Benefit và Sephora của tập đoàn LVMH, trong dự án Pack4Good, một sáng kiến để bảo vệ rừng bằng cách giảm bao bì làm bằng giấy, đầu tư vào giải pháp thế hệ mới như ống hút bằng lúa mì từ chất thừa trong nông nghiệp. "Những phân tích về vòng đời chỉ ra rằng việc sản xuất và sử dụng những chế phẩm trên sẽ làm giảm 75%" , Tamara Stark, Giám đốc chiến dịch Canopy chia sẻ.
Cải tiến sản phẩm để giảm thiểu bao bì
Điều đáng mừng là những giải pháp bền vững đang tiếp tục được tìm kiếm. Các chuyên gia ngành hàng dưỡng da cao cấp 111Skin (Anh) đã cải tiến mặt nạ ưa chuộng thành loại tái chế và có thể phân huỷ, trong khi vẫn tìm cách tương tự cho những gói sản phẩm nhỏ. Nhà sáng lập và cũng là CEO Eva Alexandridis thú nhận những sản phẩm sử dụng một lần ở trong phòng khách sạn là cách để "chiêu dụ" khách hàng đến thử các gói spa khi họ lưu trú ở đó.
Tuy nhiên thương hiệu sẽ ra mắt loại tuýp với khoảng 18 - 22 lần sử dụng vào cuối tháng 6/2021. " Có thể trong vài năm tới chúng tôi sẽ không dùng những loại bao bì dùng một lần nữa. Nhưng hiện tại chúng tôi vẫn cần làm hài lòng cả hai nhóm khách hàng ", cô cho biết thêm.
Ngoài sản phẩm mặt nạ kể trên, 85-90% sản phẩm của 111Skin đều được tái chế
Thương hiệu bán trực tiếp cho người tiêu dùng Lush (Anh) có giải pháp khác khi giảm thiểu bao bì bằng cách cải tiến sản phẩm và huấn luyện nhân viên truyền đạt thông tin đáng lẽ được viết trên bao bì đến khách hàng. Cô Ruth Andrade, phụ trách bộ phận phát triển bền vững : Chúng tôi không muốn phụ thuộc vào bao bì để đưa thông tin sản phẩm hay cạnh tranh với sản phẩm khác trên kệ trưng bày",
Bao bì sản phẩm chiếm 37% tổng số bao bì của Lush, theo sau là 34% chuỗi cung ứng và phân phối. Để cắt giảm triệt để hoặc giảm thiểu bao bì, Lush đã cải tiến sản phẩm từ dầu gội đến kem che khuyết điểm. Thương hiệu cũng tìm cách chế tạo sản phẩm sử dụng lại bao bì nhưng vẫn gặp khó khăn trong vấn đề hướng dẫn người tiêu dùng rửa sạch và lau khô hũ đựng sản phẩm để có thể sử dụng lại một cách hiệu quả.
Lush khuyến khích khách hàng đổi vỏ để lấy 1 hũ mặt nạ miễn phí
Neal's Yard Remedies cũng đã gia nhập The UK Plastics Pact vào năm 2018, cố gắng loại bỏ hoàn toàn nhựa sử dụng một lần vào năm 2025. Công ty đã có nhiều thay đổi để đạt được mục tiêu này, như cải tiến sản phẩm xà phòng để không bị chảy nước trong hộp giấy (cách dùng gói nhựa trước đây sẽ không gặp vấn đề này) và loại bỏ carbon từ nắp đậy trong hũ thuỷ tinh.
Những thay đổi lớn hơn là điều nên làm
Sự ủng hộ của người tiêu dùng thôi chưa đủ. Bà Sutherland của tổ chức A Plastic Planet đang vận động hành lang những luật lệ chặt chẽ hơn về vấn đề này: "Nếu chính phủ và các nhãn hiệu đồng lòng, chúng ta có thể tin tưởng vào con số 7% giảm thiểu nhựa vào năm 2040" .
Hạn chế của hạ tầng cơ sở tái chế cũng là một trở ngại. Mỗi năm người tiêu dùng sản phẩm Lush ở Anh gửi trả lại 500.000 nắp chai để tái chế, chiếm khoảng 12% số nắp sản xuất trong khi ở Nhật, con số này chiếm khoảng 30%.
Bà Sutherland là cá nhân có những đóng góp tích cực vào cuộc chiến chống rác thải nhựa
Các công ty mỹ phẩm "sạch" vẫn tiếp tục định hướng của mình và kêu gọi nhiều đối tác khác tham gia. Bà Davis đại diện cho Credo nhấn mạnh: " Chúng tôi rất tự hào là người tiên phong khởi xướng những ý tưởng bền vững này. Nhưng chúng tôi cũng chỉ là những nhà bán lẻ nhỏ nên cần sự chung tay của cả ngành công nghiệp làm đẹp"
"Chúng tôi có thể liên tục tìm kiếm những giải pháp thông minh hơn trong quá trình thiết kế và sản xuất, nhưng nếu các thương hiệu không thể tìm được nhà cung ứng hướng đến tiêu chí bền vững, chúng ta sẽ không thể có một hạn định khả thi cho việc này. Một quá trình tiến hoá tổng thể là rất cần thiết", bà chia sẻ thêm.
Nữ phi hành gia Mỹ dưỡng da trên không trung như thế nào? Nữ phi hành gia Mỹ Joan Higginbotham mang theo 6 mỹ phẩm tối thiểu cho 13 ngày sống trên không gian, nhưng quên mất kem chống nắng. Chỉ một số ít phi hành gia và vài tỷ phú, người nổi tiếng trên thế giới được có cơ hội bay vào vũ trụ. Tuy nhiên, trong khi khám phá thiên hà, họ vẫn giữ...