“Cô Thủy quan tâm và răn dạy học sinh từng ly một”
“…Cô hỏi tôi “Con biêt ý nghĩa của câu thơ này không?”, tôi đáp “canh gà già hâm ạ”. Cả lớp bât cười cô thì cười mỉm. Cô biêt câu học trò bé bỏng đang xâu hô. Cô bảo cả lớp trât tự rồi giảng cho tôi biêt đó là tiêng chuông chuyên sang canh gà gáy”.
Những dòng chữ này được trích từ một bài viết chia sẻ trên một diễn đàn được lập ngày 10/10 trên Facebook mang tên “Tìm lại công bằng cho cô Hà Thủy…”. Sau khi sự cố trong giảng dạy của cô giáo Hà Thị Thu Thủy – GV văn Trường THPT Lômônôxôp (Từ Liêm, Hà Nội) được báo chí đăng tải, nhiều học trò đã tỏ ý kiến ủng hộ cô Thủy và các em đã chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm của mình về cô Thủy trên Facebook.
Xin trích đăng một bài viết của bạn có tên Hùng Hero trên diễn dàn “Tìm lại công bằng cho cô Hà Thủy…”. Trong bài viết này, Hùng Hero đã chia sẻ những tình cảm xúc động của mình với cô Thủy và động viên cô vững vàng bước qua “sự cố” này.
Bài viết về cô Hà Thủy gây xúc động mạnh với nhiều thành viên Facebook.
“Tôi rât buôn và đã rơi nước mắt. Đọc nhữg dòng người ta viêt, nghe những lời người ta bình luân rôi bàn tán làm tôi đau đớn. Tôi hình dung giờ này cô đang khóc thâm một mình, cô đau đớn và nghĩ mình không tôt. Chỉ thê thôi cũng đủ làm tôn thương danh dự của 1 người giáo viên, đên cái nhiêt huyêt đang sục sôi trong cô. Môt cô giáo với mái tóc dài, đôi má phính mà nụ cười hé ánh bình minh. Cô Thủy yêu thương học sinh của mình lắm và hình như cô có tình cảm đặc biêt với tôi (năm ngoái, lớp tôi và lớp cô đi ăn buffet cùng môt chô. Tôi và cô tâm sự. Cô gắp cho tôi sò huyêt. Tôi nhìn cô còn cô thì luôn miêg nói “Ăn đi con, cái này tôt lắm”). Cô quan tâm và răn dạy học sinh từng ly môt.
Tôi vân nhớ câu thơ “Gió đưa cành trúc la đà / Tiêng chuông Trân Vũ canh gà Thọ Xương” mà cô đã từng dạy. Hôm đó tôi chăm chú nghe giảng. Cô hỏi tôi “Con biêt ý nghĩa của câu thơ này không?”, tôi đáp “canh gà già hâm ạ”. Cả lớp bât cười riêng cô thì cười mỉm. Cô biêt câu học trò bé bỏng đang xâu hô, đang tự ti. Cô bảo cả lớp trât tự rồi giảng giải cho tôi biêt đó là tiêng chuông chuyên sang canh gà gáy. Tôi nhớ mãi ngày hôm đó, vê cái món canh gà già mà tôi chưa môt lân được nêm thử.
Giờ đây cô đã đón những học sinh mới, cô lại tiêp tục với bài giảng của mình. Lân này, cô đê các em tự tưởng tượng và làm văn theo ý nghĩ ngây thơ. Nhiêu em đã lâm tưởng vê “món ăn đặc biêt”. Nhưng chắc vì các em còn nhỏ lại viêt được dài và đây là châm cả 1 phiêu bài tâp nên cô đê 8 điểm và phê những dòng đông viên. Không ngờ vì thê mà cô bị đưa ra đê mọi người bình luân, bị coi là thiêu trình đô. Tôi xót khi từng vêt xước vào mắt tôi ngày môt dài và tì mạnh. Người mà tôi lây ra làm gươg học tâp, tôi yêu qúy bây lâu nay đang bị cào cấu và mắng nhiêc! Tôi thương cô! Mọi người có thê nhìn thây con người của cô qua nét chữ cô viêt, từng lời phê mà! Cháu muôn nói với cô phụ huynh rằng ở đời ai cũng có những lôi nhưng cô hãy nhìn nhân hoàn cảnh xảy ra.
…Con mong cô hãy vững vàng lúc này. Bên cạnh cô còn bao đôg nghiêp và các học sinh Lômônôxôp luôn dành tình yêu cho cô. Cô hãy ngâng cao đâu mà sông tiêp vì những gì cô đã đạt được trước đây. Con tin rằng với tâm huyêt và sự tân tình cô dành cho học sinh, cô sẽ nhân lại muôn vàn điêu tôt đẹp khác. Đây chỉ là môt sự cô rât nhỏ trong cuôc sông và con tin cô sẽ vượt qua được. Con yêu cô”.
Bài viết của Hùng Hero được nhiều thành viên Facebook bấm nút “like” đồng thời chia sẻ suy nghĩ của mình. Một thành viên viết: “Mình cũng từng là gv của Lômônôxôp, cũng học cùng trường với cô Thủy. Nghe những tình cảm của các con HS dành cho cô giáo mà thấy thật xúc động. Các con bây giờ đủ lớn để hiểu hết được những bài giảng của thầy cô, sự dạy bảo, tình yêu thương của thầy cô”.
PV
Video đang HOT
Theo dân trí
Học FPT Polytechnic, sinh viên sẵn sàng lập nghiệp sớm
FPT Polytechnic chủ trương đưa cuộc sống vào giảng dạy. Sinh viên cần được tập làm quen với các áp lực về công việc, tuân thủ kỷ luật và cách ứng xử trong công việc. Với phương pháp này, sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ bớt bỡ ngỡ và sẵn sàng với công việc hơn.
Đó là khẳng định của TS. Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam trong buổi tư vấn với chủ đề "20 tuổi lập nghiệp - Sớm hay muộn?" được tổ chức chiều nay trên báo điện tử Dân trí.
Buổi tư vấn do FPT Polytechnic phối hợp cùng báo điện tử Dân trí tổ chức nhằm giải đáp thắc mắc về các vấn đề lập nghiệp và tìm hiểu thông tin tuyển sinh của FPT Polytechnic trong đợt tuyển sinh này. Đại diện của FPT Polytechnic tham gia buổi tư vấn gồm TS Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam và bà Lê Thị Hồng Hạnh - Giám đốc FPT Polytechnic TPHCM.
FPT Polytechnic phối hợp cùng báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tư vấn vào 14h ngày 9/10/2012 với chủ đề "20 tuổi lập nghiệp - Sớm hay muộn?".
* * *
Rút ngắn thời gian học tập THPT để giảm bớt thời gian học lý thuyết, giúp giới trẻ có thể trưởng thành sớm hơn, các em khi ra đời có thể học tiếp... là những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm trong thời gian gần đây.
Mặc dù với tâm lý "chuộng" bằng cấp tại Việt Nam hiện nay, không ít sĩ tử và các bậc phụ huynh đặt ra mục tiêu phải vào bằng được đại học nhưng cũng có nhiều gia đình vẫn mong muốn con em mình được đi làm sớm để không lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức của gia đình và chính bản thân các em.
Hiểu được mong muốn này, FPT Polytechnic - Hệ cao đẳng thực hành thuộc Trường đại học FPT triển khai mô hình đào tạo "Thực học - Thực nghiệp" phù hợp với lực học của phần đông các sĩ tử có học lực trung bình ở bậc phổ thông. Với một chương trình học thiên về thực hành và thời gian học được rút ngắn xuống 2 năm, FPT Polytechnic là một môi trường học tập thú vị cho mỗi sinh viên, giúp sinh viên đẩy nhanh quá trình học tập để có thể lập nghiệp ở tuổi 20.
Phương pháp học thực hành giúp sinh viên hứng thú hơn với việc học
Hiện nay, một số nước tiên tiến đã gần như xem 3 năm học THPT là dự bị đại học, các em học sinh đã được hướng nghiệp ngay từ lớp 10. Do đó, có thể xem 3 năm học THPT là 3 năm tích lũy lý thuyết, quá trình học tiếp theo sẽ bổ sung cho các em những kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Nắm bắt được điều này, FPT Polytechnic coi 2 năm học tại trường là 2 năm thực hành của sinh viên để chuẩn bị thật tốt cho công việc sau khi ra trường.
FPT Polytechnic sử dụng phương pháp đào tạo qua dự án (project based training), 80% thời gian học là thực hành, sinh viên sẽ đóng vai trò như người đi làm, còn thầy cô là người định hướng và giải đáp thắc mắc, trợ giúp cho các em hoàn thành tốt dự án được giao từ đầu mỗi học kỳ.
Ngoài giờ học trên lớp, các em cũng cần phát huy tinh thần tự học bằng cách nghiên cứu thêm tài liệu trên thư viện, thư viện điện tử của trường hay tự mình khám phá những điều thực tế bên ngoài để đáp ứng yêu cầu học tập. Nhờ đó mà mỗi sinh viên sẽ phát hiện và phát huy thêm được những ưu điểm của mình. Việc học nhờ đó mà thêm nhiều hứng thú.
Sinh viên FPT Polytechnic trong một giờ thực hành.
Sinh viên Huỳnh Mạnh Hùng chia sẻ: "Điều khiến em thích nhất ở FPT Polytechnic là những giờ học thực hành. Các giờ học này khiến chúng em không buồn chán mà trái lại rất thú vị. Mỗi tiết học lý thuyết, chúng em luôn tập trung nghe giảng để giờ thực hành có thể áp dụng luôn kiến thức vừa học. Sau giờ học trên lớp, chúng em lại sử dụng những lý thuyết vừa học, kỹ năng vừa thực hành để cùng nhau họp nhóm làm bài tập dự án. Điều gì còn chưa hiểu, em lại viết email hỏi thầy cô, bạn bè. Em cũng như nhiều bạn khác, đều tự tin với phương pháp học thực hành hiện đại này".
Thời gian học tập ngắn, ra trường sớm sẽ là một lợi thế cho sinh viên
Thời gian học tập tại FPT Polytechnic chỉ gói gọn trong vòng 2 năm, ngắn hơn khoảng 1năm so với các trường cao đẳng khác. Vì thời gian học ngắn, quá trình học lại diễn ra liên tục trong 6 kỳ liên tiếp không có nghỉ hè, mỗi sinh viên phải tập trung tích lũy kiến thức và kỹ năng tối đa trong mỗi giờ học và giờ thực hành.
Với thời gian học tập này, độ tuổi trung bình của sinh viên khi tốt nghiệp FPT Polytechnic là khoảng 20 tuổi. Đây là một lợi thế dành cho sinh viên FPT Polytechnic. Mặt khác, sinh viên ra trường sớm và sẽ tích lũy nhiều hơn những trải nghiệm với môi trường thực tế.
Kết thúc 2 năm đào tạo ở FPT Polytechnic, sinh viên có thể nhanh chóng hòa nhập vào xã hội, cọ xát với thực tế bên ngoài. Những khó khăn, vấp ngã đầu đời không chỉ là những bài học mà không có bất cứ trường học nào đào tạo, mà còn giúp các em tích lũy một kho tàng kiến thức và kinh nghiệm phong phú. So với những sinh viên ra trường muộn, các em sẽ sớm trưởng thành và tự tin hơn với bản thân mình. Đây chính là một trong những mục tiêu của FPT Polytechnic trong việc đào tạo sinh viên.
Thời gian học tập được rút ngắn là một lợi thế cho sinh viên FPT Polytechnic.
Hiện FPT Polytechnic đang tuyển sinh khóa 9.1 trên toàn quốc với các chuyên ngành: Thiết kế web, Ứng dụng phần mềm, Kế toán doanh nghiệp, QTDN - Nhân sự và Văn phòng, QTDN - Marketing và Bán hàng. Hạn nộp hồ sơ: 30/10/2012.
Để giúp độc giả trao đổi thêm với các đại diện của FPT Polytechnic về các vấn đề lập nghiệp và tìm hiểu thông tin tuyển sinh của FPT Polytechnic trong đợt tuyển sinh này, FPT Polytechnic phối hợp cùng báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tư vấn vào 14h ngày 9/10/2012 với chủ đề "20 tuổi lập nghiệp - Sớm hay muộn?".
Thông tin khách mời
TS Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam. Bảo vệ Tiến sĩ tại CHLB Đức, khi về nước, ông từng công tác tại vị trí Trợ lý TGĐ FPT và Giám đốc chương trình hợp tác quốc tế giữa ĐH FPT và Đại học Greenwich (Anh) và hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc tại khối giáo dục FPT. Ông cũng có nhiều ý kiến đóng góp, phản biện về các vấn đề giáo dục và xã hội trên các tạp chí của Việt Nam.
TS Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam.
Bà Lê Thị Hồng Hạnh - Giám đốc FPT Polytechnic TPHCM. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, bà hiện là Giám đốc FPT Polytechnic Hồ Chí Minh, Giám đốc chương trình liên kết quốc tế của Đại học FPT và Đại học Greenwich (Anh), có 6 năm kinh nghiệm làm việc tại khối giáo dục FPT với nhiều đóng góp nhiệt huyết trong hệ thống.
Bà Lê Thị Hồng Hạnh - Giám đốc FPT Polytechnic TPHCM.
Theo Dantri
Khốn khổ cảnh cả trường đi... học nhờ Hàng trăm học sinh, giáo viên của Trường tiểu học Lê Lợi (Cần Thơ) đang chịu nhiều thiệt thòi, khó khăn trong học tập, giảng dạy khi phải chịu cảnh học nhờ ở trường khác. Trong khi đó Trường Lê Lợi cũ bị đập bỏ để xây mới, thi công giữa chừng rồi bỏ dở dang gần hai năm học qua do chủ...