Cơ thể có 5 biểu hiện sau chị em cần nghĩ ngay đến khả năng mãn kinh, sau tuổi 45 càng không được bỏ qua dấu hiệu nào
Bước vào thời kì mãn kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ có những dấu vết để dễ dàng nhận ra.
Mãn kinh là một nỗi lo lắng vô cùng thường trực của mình chị em bước sang độ tuổi 40. Trong trường hợp bình thường thì tuổi mãn kinh của phụ nữ là từ 45 đến 52 tuổi nhưng có những người mới hơn 30 tuổi đã có sự quan tâm không nhỏ đến vấn đề này. Cơ thể phụ nữ tuổi mãn kinh có rất nhiều thay đổi, một mặt là suy giảm chức năng buồng trứng, suy giảm estrogen trong cơ thể, mặt khác liên quan đến sự lão hóa của cơ thể.
Bước vào thời kì mãn kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ có những dấu vết để theo dõi. Khi đã nhận thấy những dấu hiệu này thì nên biết cách làm giảm những khó chịu, tăng sự thoải mái cho bản thân.
Những biểu hiện cơ thể của phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh là gì?
1. Nóng bừng, đổ mồ hôi
Cơn bốc hỏa được gọi là “hội chứng vận mạch”, là biểu hiện sớm nhất và đặc trưng nhất của thời kỳ mãn kinh. Tỉ lệ phụ nữ mãn kinh gặp triệu chứng này chiếm khoảng 75% đến 85%. Cơn bốc hỏa thường xảy ra đột ngột, nửa người trên có cảm giác sốt, mồ hôi ra nhiều ở cổ và ngực.
Tình trạng quá nóng có thể kéo dài từ 1-5 phút. Tần suất và thời gian của các cơn khác nhau ở mỗi người. Hầu hết điều này xảy ra khi bạn xúc động sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.
Đối với phụ nữ, kinh nguyệt kéo dài khoảng 35 năm, bình thường thì mỗi tháng phụ nữ sẽ có kinh nguyệt một lần, theo sự tăng dần của tuổi tác thì kinh nguyệt cũng sẽ thay đổi ở một mức độ nhất định. Nếu sau 45 tuổi, bạn thấy lượng kinh nguyệt của mình ngày càng ít đi, chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, thậm chí nhiều tháng không có kinh thì đây là dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh.
3. Cảm xúc không ổn định
Khi phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên, nếu tâm lý không ổn định như hay cãi vã, khóc lóc, thiếu tập trung… thì rất có thể có liên quan mật thiết đến việc nội tiết tố trong cơ thể bị bất thường. Khi xảy ra hiện tượng này đồng nghĩa với việc chị em đã bước vào thời kỳ mãn kinh.
Phụ nữ mãn kinh có cảm xúc tương đối thấp, nếu không kiềm chế được cảm xúc, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn, vì cảm xúc bất ổn cũng có thể ảnh hưởng đến sau này.
Video đang HOT
4. Mất ngủ, huyết áp bất thường
Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh thường kèm theo chứng mất ngủ, hay mơ, ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ giảm sút sẽ ảnh hưởng đến chức năng bình thường của các cơ quan khác nhau, thậm chí gây chóng mặt, nhức đầu, tức ngực và các biểu hiện khác.
Sau khi phụ nữ bước vào tuổi trung niên, sẽ kèm theo một loạt các bất thường, chẳng hạn như loãng xương, đau khớp và trống rỗng về cảm xúc… Đây là những dấu hiệu báo trước cho thời kỳ mãn kinh, thời điểm tốt nhất để điều trị y tế.
5. Đau lưng và đau chân
Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, hàm lượng estrogen trong cơ thể giảm dần, mật độ xương cũng giảm dần, dễ bị loãng xương, đặc biệt nhiều chị em thường xuyên cảm thấy đau lưng, điều này cho thấy có thể cơ thể đang thiếu canxi.
Sau 45 tuổi, nếu chị em thường xuyên cảm thấy đau nhức vùng thắt lưng và chân thì phải đi khám và điều trị kịp thời để chủ động bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh.
Mãn kinh ở độ tuổi nào thì tốt cho chị em?
Chúng ta thường nghĩ rằng ở độ tuổi 45-55, hầu hết phụ nữ bước sang giai đoạn mãn kinh. Nhưng trên thực tế, không có công bố nào cho biết độ tuổi nào được coi là tốt nhất để mãn kinh. Độ tuổi mãn kinh phụ thuộc vào tử cung và buồng trứng. Hai bộ phận này khỏe mạnh thì thời gian mãn kinh sẽ càng muộn.
Có những chị em khoảng 40 tuổi hoặc chưa đến 40 tuổi đã bị mãn kinh do liên quan đến tình trạng căng thẳng quá mức hoặc suy giảm chức năng buồng trứng. Bước vào giai đoạn mãn kinh sớm cũng có thể sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Để tránh tình trạng mãn kinh sớm, chị em cần tạo cho mình những thói quen lành mạnh sau
1. Đảm bảo giấc ngủ
Trong cuộc sống hàng ngày, đảm bảo ngủ đủ giấc mới có thể trì hoãn hiệu quả quá trình lão hóa. Thời gian ngủ ở mỗi người là khác nhau nhưng thiếu ngủ thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và công việc của bất kì ai.
2. Vui vẻ và lạc quan
Tôi tin rằng ai cũng đã từng nghe qua một câu, đó là “1 nụ cười mười phần trẻ trung, buồn bã thì đầu bạc trắng”. Trong nhiều trường hợp, tâm trạng chán nản thường đẩy nhanh quá trình lão hóa. Duy trì một thái độ lạc quan cũng có thể trì hoãn quá trình lão hóa, điều này cũng góp phần tăng cường sức khỏe.
3. Chú ý ăn uống lành mạnh
Trong cuộc sống hàng ngày, chị em nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống có lợi cho buồng trứng và làm chậm quá trình lão hóa. Một nghiên cứu mới từ Đại học Leeds (Anh) cho thấy, khả năng có một yếu tố dự báo khác cho sự bắt đầu của thời kỳ mãn kinh. Đó là thực phẩm bạn ăn hàng ngày.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, chế độ ăn gồm chủ yếu các loại thực phẩm lành mạnh như cá nhiều dầu, các loại đậu như đậu Hà Lan và đậu xanh có thể trì hoãn thời kỳ mãn kinh gần 3 năm. Trong khi đó, một nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ hơn 14.000 phụ nữ ở Vương quốc Anh cho thấy những người tiêu thụ nhiều mì ống và gạo trắng có nhiều khả năng bắt đầu mãn kinh sớm hơn một năm rưỡi so với mức trung bình.
4. Tập thể dục
Tử cung, buồng trứng và các chức năng khác của cơ thể bạn nữ bắt đầu suy giảm ở một độ tuổi nhất định. Hãy chú ý đến những thay đổi của cơ thể bạn trong cuộc sống hàng ngày. Tập thể dục kịp thời có thể cải thiện khả năng chống lão hóa của tử cung và buồng trứng, đồng thời giúp trì hoãn tuổi già cũng như sự mãn kinh.
Trầm cảm và mãn kinh - Cặp đôi song hành
Dấu mốc quan trọng về sức khỏe và tâm sinh lý của phụ nữ là thơi điêm mãn kinh. Hơn nưa, một trong những vấn đề sức khỏe mà phụ nữ thời kỳ này phải đối mặt đó là trạng thái trầm cảm.
Rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay gặp ở phụ nữ nhất là phụ nữ lớn tuổi, sau giai đoạn mãn kinh. Các triệu chứng của trầm cảm liên quan đến cơ thể, khí sắc, hành vi, tình cảm, tư duy của bệnh nhân. Nó ảnh hưởng đến cách ăn, ngủ, suy nghĩ, hành vi của bệnh nhân về bản thân và mọi sự việc xung quanh.
Liên quan mật thiết
Trầm cảm liên quan mật thiết với sự gián đoạn của các chu kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn mãn kinh thường kết hợp với sự tăng tần suất và độ nghiêm trọng của trầm cảm. Cộng hưởng với các yếu tố nguy cơ cao như: đổ vỡ gia đình, khó khăn kinh tế, con cái hư hỏng, lo lắng trong nghề nghiệp, tiền căn bệnh mạn tính, mất người thân... thì tình trạng trầm cảm càng dễ phát sinh và khó lường.
Hơn nữa, trầm cảm có liên quan mật thiết với tình trạng hormon của phụ nữ. Lượng estrogen suy giảm nghiêm trọng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh được coi là yếu tố then chốt khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ cao bị trầm cảm. Bệnh tuyến giáp, đái tháo đường và một số bệnh về rối loạn chuyển hóa khác, suy chức năng buồng trứng sớm... có liên quan mật thiết với trầm cảm. Mối tương tác ngược lại, thì trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây mãn kinh sớm ở phụ nữ.
Sử dụng liệu pháp hormon thay thế là một giải pháp quan trọng cần thiết cho chị em gặp phải các rối loạn nghiêm trọng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, việc sử dụng hormon thay thế có thể gây một số bệnh. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ do không sử dụng liệu pháp hormon thay thế khiến họ tăng nguy cơ bị trầm cảm.
Phụ nữ tuổi mãn kinh dễ bị trầm cảm.
Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh biểu hiện thế nào?
Những biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh thường bắt đầu bằng việc họ có những thay đổi về tâm lý, hành vi và cảm xúc.
Chị em thường cảm thấy buồn rầu, bực bội, khó chịu, cảm giác mệt mỏi, thiểu lực, uể oải, khó tập trung và không thể nắm bắt được thông tin, giảm sút lòng tự tin. Họ mất quan tâm thích thú trong sinh hoạt hằng ngày, công việc hoặc giải trí.
ó ý nghĩ chán nản, buông xuôi, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình, tự cho mình không xứng đáng hoặc tự nghĩ mình có lỗi.
Đồng thời, phụ nữ thường bị rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ít ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều). Trong bữa ăn, họ thường ăn ít hoặc ăn không ngon miệng, đôi khi ăn quá nhiều. Khi trầm cảm nặng, thường có triệu chứng sút cân nhanh, giảm ham muốn tình dục, ít ngủ, thức giấc sớm, kèm hoang tưởng và ảo giác.
Các rối loạn thần kinh thực vật cũng là dấu hiệu của trầm cảm ở tuổi mãn kinh: toát mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi tiểu nhiều lần trong đêm, các triệu chứng về thần kinh, cơ...
Trầm cảm đặc biệt liên quan đến những phụ nữ có triệu chứng rối loạn vận mạch, các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch (hút thuốc lá, dinh dưỡng thấp, kém vận động, dư cân béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu...). Điều đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân trầm cảm là họ thường có suy nghĩ tiêu cực đối với bản thân như chán sống, muốn tự tử...
Lời khuyên của thầy thuốc
Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh cần được tư vấn về tâm lý để phát hiện và điều trị sớm chứng trầm cảm. Đặc biệt những trường hợp có triệu chứng tiền mãn kinh rầm rộ cũng như tình trạng gia đình, kinh tế không may mắn cần được khám và tầm soát trầm cảm để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Người thân nên gần gũi, chia sẻ, động viên phụ nữ vượt qua giai đoạn này. Bên cạnh đó, tập thể dục, chế độ ăn và dùng thuốc chống trầm cảm là các yếu tố rất quan trọng.
Việc điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm phải theo đúng chỉ định, có trường hợp phải dùng suốt đời, không được bỏ thuốc giữa chừng, kể cả khi các triệu chứng bệnh đã suy giảm thì vẫn phải dùng thuốc duy trì.
Bên cạnh đó người bệnh cần tăng cường tham gia câu lại bộ và tăng cường chia sẻ, giao tiếp vui vẻ, đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực, tránh stress, để không là nạn nhân của bệnh trầm cảm...
Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh Xương và các tổ chức khác luôn ở trong tình trạng thay đổi liên tục. Từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, lượng xương trong cơ thể tăng dần đến 25-30 tuổi thì đạt đỉnh cao. Ở phụ nữ sau tuổi 30 lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm 0,25 -1%. Ảnh minh họa Có phải sau khi mãn kinh, phụ nữ...