Cơ sở trông trẻ đóng cửa sau vụ trẻ bị ngã phải nhập viện
Sau khi một cháu bé gần 2 tuổi phải nhập viện sau khi bị ngã ở một cơ sở trông trẻ thuộc xã Thượng Cát (Từ Liêm, Hà Nội), các bậc phụ huynh đều rút con ra trường mầm non công lập của xã để học. Hiện cơ sở này đã đóng cửa.
Theo đơn thư trình bày của chị Lê Thanh Thúy ở xã Thượng Cát (Từ Liêm, Hà Nội), gia đình chị đã gửi hai cháu (cháu đầu 5 tuổi và cháu thứ tên N.T.H gần 2 tuổi) vào cơ sở trông trẻ tư nhân gần nhà. Cơ sở này có khoảng gần 20 cháu với 3 người trông nom.
Sáng ngày 28/7/2012, gia đình vẫn đưa hai con đến lớp bình thường, thể trạng các cháu lúc này khỏe mạnh. Khoảng 17h20 phút chiều cùng ngày, do có việc bận nên gia đình có nhờ bác ruột đến đón cháu. Khi đón về, thấy cháu H. khóc nhiều, không đi được, cả hai tay không cử động được, chỉ nằm một chỗ và kêu đau nên gia đình vội vàng đưa đi cấp cứu ở bệnh viện nhi Trung ương. Sau khi khám cho cháu H., các bác sỹ chẩn đoán cháu bị chấn thương đốt sống cổ, gây liệt hai tay, chưa rõ nguyên nhân chấn thương.
Gặp chúng tôi ở Viện nhi Trung Ương, anh Tân – ông trẻ của cháu H. cho hay: “Sau hơn 2 tuần điều trị từ Viện Nhi sang bệnh viện Việt Đức nhưng sức khỏe của cháu vẫn chưa có nhiều tiến triển. Hiện tại cháu đang nằm ở khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi với tình trạng phải thở máy do bị viêm phổi nặng”.
Trao đổi với Dân trí, chị Thúy cho biết, ngay sau khi thấy biểu hiện bất thường của cháu H. chị đã hỏi đứa con lớn thì được biết là ngày hôm đó H. có bị ngã tại cơ sở trông trẻ. Hỏi các cô trông nom thì được cho hay do cháu đùa nghịch nên bị ngã. Khi đưa cháu H. đi viện thì hai cô trông trẻ của cơ sở này cũng có đi cùng.
Thời gian đầu khi đưa cháu vào viện thì các cô trông trẻ lẫn chủ cơ sở đều có quan tâm đến thăm hỏi và hỗ trợ cho gia đình một phần viện phí. Tuy nhiên khi thấy cháu có dấu hiệu nặng thêm thì lúc này các cô giáo đều phủ nhận trách nhiệm liên quan tới việc cháu H. bị ngã. Trước thông tin cháu bị phù tủy, các cô giáo này cho rằng nguyên nhân là do ủ bệnh từ trước… Trước tình trạng này, gia đình chị Thúy đã viết đơn đề nghị công an huyện Từ Liêm vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề.
Video đang HOT
Ngôi nhà được thuê để trông trẻ đã tự động đóng cửa sau khi sự cố xảy ra.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Hữu Nam – công an xã Thượng Cát cho biết: “Khi sự việc xảy ra, gia đình cũng không thông báo đến cơ quan chính quyền. Đến ngày 14/8, thông qua đường bưu điện thì công an huyện và xã mới nhận được đơn đề nghị của gia đình chị Thúy. Ngay sau khi tiếp nhận đơn chúng tôi cũng đã mới các cá nhân liên quan là cô trông trẻ, người đến đón cháu, gia đình…để lấy lời khai. Riêng với chủ trường do cư trú ở địa bàn khác nên chưa triệu tập được”.
“Qua lời khai ban đầu thì đã thấy có sự mâu thuẫn nhau. Trong khi phía gia đình khẳng định các cô trông trẻ thừa nhận cháu có ngã tại cơ sở nhưng lời khai của các cô này lại phủ nhận hoàn toàn”- ông Nam cho biết thêm.
Cũng theo ông Nam thì công an xã chỉ làm nhiệm vụ lấy lời khai ban đầu sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ lên công an huyện Từ Liêm. Việc có hay không cháu ngã tại nhà trẻ cần phải xác minh một cách kỹ lưỡng và công an huyện sẽ đảm nhận.
Liên quan đến công tác quản lý, bà Lê Thị Chuyền – Phó chủ tịch xã Thượng Cát khẳng định đây là một cơ sở trông trẻ không phép. Chủ của cơ sở này được đứng tên là cô D.T.M.T. từng làm thủ tục xin cấp phép nhưng không được chấp thuận bởi không đủ tiêu chuẩn đề ra. Bản thân xã cũng đến nhắc nhở và yêu cầu đóng cửa nhiều lần nhưng sau đó do nhu cầu của người dân họ lại mở lại. Trước đó họ hoạt động ở thôn 3 và sau đó đóng cửa. Đến tháng 6/2011 họ lại thuê cơ sở ở thôn 2 để tổ chức trông trẻ.
Bà Chuyền cũng cho biết thêm, qua tìm hiểu thì cô T. có bằng trung cấp Sư phạm đứng ra mở cơ sở trông trẻ để tạo điều kiện giúp bạn của mình là cô N. (một trong 3 cô trông trẻ). Cả 3 cô trông trẻ đều không có bằng cấp về nghiệp vụ sư phạm. Phần lớn trẻ học cơ sở này đều là người nhà hay người quen với cô N. Bản thân cô N. cũng là anh em họ hàng với chị Thúy. Chính vì việc chỉ trông trẻ cho người nhà và người quen như vậy nên xã cũng chỉ nhắc nhở chứ chưa có biện pháp cứng rắn.
“Sau sự việc này chúng tôi sẽ cương quyết hơn trong việc xử lý. Cần thiết thì sẽ cưỡng chế đóng cửa”- bà Chuyền nhấn mạnh.
S.H
Theo dân trí
Các trường đào tạo tại chức lên tiếng
Từ góc độ là những nơi cung cấp cho xã hội những "sản phẩm" tại chức, đại diện một số trường đại học đã lên tiếng.
Từng nhận được thông báo của SV về chuyện Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc từ chối tuyển dụng SV tốt nghiệp trường mình, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) - chia sẻ: "Lúc đó vừa buồn, vừa bức xúc".
Nhiều người vừa đi làm vừa nỗ lực học tập để nâng cao trình độ- Ảnh: Như Hùng
Chuẩn đầu ra... chưa chuẩn
Bắt đầu ít người học Thực tế, việc một số tỉnh từ chối người tốt nghiệp tại chức kéo dài suốt mấy năm gần đây cũng làm nguồn tuyển sinh của nhiều trường CĐ, ĐH đối với các hệ diện ngoài ĐH chính quy này bị bó hẹp. Khoa tại chức Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), theo bà Vũ Thúy Quỳnh, nguồn tuyển sinh đã vắng đi nhiều, chỉ còn lại nguồn liên thông ĐH (chủ yếu theo đơn đặt hàng của các tỉnh) và văn bằng 2 không chính quy cho người đang đi làm.
"Trường có chương trình đào tạo chất lượng cao mà SV vừa ra trường đã bị từ chối tuyển dụng ở tỉnh, làm sao không xót? Tôi đã thử đặt mình ở vị trí của SV và hiểu cảm giác thật sự sốc của các em. Ngay lập tức trường có công văn gửi Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, đồng thời lãnh đạo trường lên làm việc trực tiếp với tỉnh. Cái lý của tỉnh là lo chương trình đào tạo của nhà trường dành ít thời lượng cho nghiệp vụ sư phạm. Trường đã phải chứng minh ngược lại mô hình đào tạo của nhà trường tiệm cận với chương trình của nhiều nước tiên tiến. Chính nhà trường đã đứng ra thuyết phục để tỉnh phải mở cửa trở lại với SV của mình" - GS Lộc nói.
Theo GS Lộc, ở VN hiện chưa có những rạch ròi về xếp hạng từng trường, thương hiệu của nhà trường là do xã hội công nhận. Các trường ĐH công lập đã được Chính phủ cho phép thành lập, nghĩa là ít nhất nó đã được xem xét về mặt pháp nhân, có sự bảo đảm nhất định về chất lượng đào tạo. Song thực tế, nhà tuyển dụng vẫn đưa ra những tiêu chuẩn để từ chối hay chấp nhận, tức họ có lý do để phân định chất lượng. "Chất lượng đào tạo thật sự chưa đồng đều khi nhiều trường ĐH địa phương đào tạo sư phạm mới vừa được nâng từ trường CĐ sư phạm của tỉnh lên" - GS Lộc nói.
Là lựa chọn hàng đầu của tất cả sở GD-ĐT, các trường THPT phía Bắc, nhưng lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng khẳng định yếu tố bảo đảm chất lượng, xây dựng chuẩn thật sự cho hệ thống đào tạo sư phạm hiện nay vẫn chưa... chuẩn.
Rào cản cho các trường
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho rằng về luật pháp, các loại bằng cấp đều bình đẳng và có giá trị như nhau. Tuy nhiên, người sử dụng lao động có quyền đưa ra các yêu cầu để tuyển người phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình. Vấn đề là tuyển được người đáp ứng được yêu cầu đặt ra, như thế tại sao không thi tuyển? Theo ông Hồng, hiện các trường đang cố gắng nâng cao chất lượng, thu hẹp khoảng cách đào tạo ở các hình thức đào tạo khác nhau. Việc phân biệt này sẽ là rào cản trong nỗ lực của các trường. Ông Hồng lý giải: nếu người học tại chức học tốt, có việc làm tốt sẽ khuyến khích người học nỗ lực hơn, đầu vào tốt hơn, đầu ra cũng sẽ cao hơn.
Tương tự, ông Mỵ Giang Sơn - Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn - tuy khẳng định chất lượng đào tạo tại chức không bằng chính quy, nhưng cho biết không nên đánh giá năng lực của người học thông qua tấm bằng bởi nó mới chỉ phản ánh một cách định tính. Cần phải khảo sát năng lực thực tế thông qua thi tuyển để có đánh giá toàn diện hơn.
Theo ThS Vũ Thúy Quỳnh - Trưởng khoa tại chức Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), việc một số tỉnh từ chối hệ đào tạo tại chức ngay trong tuyển dụng giáo viên chứng tỏ họ nhìn thấy "vấn đề" trong lịch sử tuyển dụng, đào tạo của họ. Tuy nhiên, không thể vì thế đánh đồng tất cả học viên tại chức như nhau.
Theo tuổi trẻ
'Bằng đẹp' vẫn thất nghiệp Ngay khi tốt nghiệp ra trường, các bạn sinh viên hăm hở bước vào cuộc sống mới, với hy vọng sớm tìm được công việc và ổn định cuộc sống. Thế nhưng cầm tấm "bằng đẹp" chưa hẳn là sẽ tìm được việc tốt. Tốt nghiệp đại học với tấm "bằng đẹp" nhiều sinh viên vẫn... thất nghiệp. Câu chuyện bằng "đẹp" Nguyên...