Nhập nhằng liên kết đào tạo: Người học chịu thiệt
Học viên chính là người nhận hậu quả khi vô tình tham gia các chương trình liên kết đào tạo không phép.
Không biết trái phép
Cách đây 2 ngày, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT không công nhận bằng cấp 2.000 cử nhân, thạc sĩ trong các chương trình liên kết đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội với nước ngoài. Đây là một trong vô số chương trình liên kết đào tạo với các đơn vị có yếu tố nước ngoài hoạt động trái phép hoặc sai phạm.
Khi phát hiện, biện pháp xử lý của Bộ thường là ngừng tuyển sinh, yêu cầu đơn vị đào tạo hoàn học phí cho người học và đề nghị Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục xem xét không công nhận bằng cấp.
Sinh viên và phụ huynh họp đến 11 giờ đêm tại Raffles Hà Nội để đòi quyền lợi khi trung tâm này bị đình chỉ tuyển sinh – Ảnh: Đức Minh
Chị Võ Thị Thảo Linh – Giám đốc đào tạo nhân lực cho một công ty của Nhật tại Việt Nam, một sinh viên tốt nghiệp năm 2010 tại Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội bị đình chỉ đào tạo từ tháng 1 vừa qua, bức xúc: “Tôi cũng đã tìm hiểu một số trường quốc tế tại Việt Nam nhưng quyết định theo học tại trung tâm này vì thấy đây là tập đoàn giáo dục lớn nhất trong khu vực với 38 trường CĐ và ĐH tại 14 quốc gia. Nếu Bộ không công nhận bằng cấp đó thì sẽ là thiệt thòi lớn cho chúng tôi!”.
Vả lại, hầu hết các học viên đều thừa nhận họ không thể biết những chương trình của Raffles tại Việt Nam cũng như của các đơn vị khác là không phép. Bởi các đơn vị này đều hoạt động công khai. Không chỉ vậy, nhiều người có uy tín trong ngành giáo dục Việt Nam cũng tham gia vào hoạt động của các đơn vị này. Chẳng hạn chủ tịch ban cố vấn của Raffles từng là nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.
Phải tự bảo vệ?
Video đang HOT
Làm thế nào người học biết được chương trình liên kết nào chưa được công nhận? Ông Nguyễn Xuân Vang – Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài Bộ GD-ĐT, cho rằng: “Người học cần tìm hiểu kỹ chương trình dự kiến theo học. Trước hết phải xem chương trình liên kết hoặc các cơ sở đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp phép như thế nào? Ai cấp phép? Đối tác Việt Nam và nước ngoài như thế nào?”. Ông Vang nhấn mạnh: “Họ có thể kiểm tra các chương trình liên kết đào tạo đã được Bộ cấp phép trên trang web của Cục, hoặc nếu còn hoài nghi thì có thể liên hệ các cơ quan cấp phép để được tư vấn”.
Điều đáng nói là dù học viên có tìm hiểu từ website của Cục Đào tạo với nước ngoài thì cũng không có thông tin đầy đủ vì hiện nay có vô số chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài do các đơn vị khác cấp phép hoạt động. Nghị định 18 của Chính phủ quy định Bộ GD-ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước các cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế Bộ mới chỉ quản lý được những đơn vị thuộc sự quản lý của mình. Còn lại những chương trình liên kết diễn ra tại các trường thuộc sự quản lý của bộ, ngành khác và các trường được tự chủ trong cấp phép lại ngoài tầm quản lý của Bộ.
Tiền mất, tật mang
Bộ GD-ĐT đã có Quyết định số 77 ngày 20/12/2007 ban hành quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. Theo đó, văn bằng của các chương trình liên kết đào tạo trái phép sẽ không được công nhận tại Việt Nam. Như vậy, dù lỗi không phải do mình gây ra nhưng học viên vẫn phải nhận hậu quả: Bằng cấp không được thừa nhận trong nước. Đó là chưa kể, dù Bộ có yêu cầu các đơn vị bồi hoàn học phí cho học viên nhưng thời gian qua, có rất ít đơn vị sai phạm thực hiện điều này.
Khi đặt vấn đề trong trường hợp người học không được các đơn vị sai phạm bồi thường thì Bộ có can thiệp không? Ông Nguyễn Huy Bằng – Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, cho biết: “Khi xử lý các đơn vị vi phạm, Bộ luôn quan tâm đến quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người học. Việc xử lý nghiêm một số đơn vị vi phạm xét cho cùng cũng là để đảm bảo quyền lợi lâu dài cho người học. Riêng việc bồi thường thì đây là trách nhiệm dân sự giữa cơ sở vi phạm và người học nên người học có quyền yêu cầu cơ sở phải làm. Bộ đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp yêu cầu cơ sở vi phạm thực hiện đúng kết luận thanh tra và các quyết định xử phạt”.
Theo Thanh Niên
Người học chỉ biết ĐHQG Hà Nội là trường "đầu tàu"
"Người học chỉ biết ĐHQG Hà Nội là cơ sở "đầu tàu", thông báo tuyển sinh, thi đỗ và học, đóng tiền đầy đủ. Nếu bằng cấp không chính xác thì phải đền bù kinh phí" - Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Lê Văn Học trao đổi.
Thông tin về nhiều sai phạm, nhất là trong chương trình liên kết đào tạo đại học và sau đại học với một số trường ĐH nước ngoài của ĐHQG Hà Nội do Thanh tra Chính phủ phát hiện đang gây nhiều băn khoăn trong dư luận. Ông đánh giá sao về việc một trường đại học có thương hiệu uy tín như vậy lại để xảy ra những sau phạm đó?
Việc này phải xem xét kỹ từ kết luận của Thanh tra Chính phủ. Chẳng hạn, việc hợp tác đào tạo với các cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải xem việc đào tạo là theo chương trình của trường bạn, do phía bạn cấp bằng hay học theo chương trình của Việt Nam và Việt Nam cấp bằng. Nếu do trường nước ngoài cấp bằng thì phải theo chương trình và quy chế của họ. Có rất nhiều trường ĐH ở nước ngoài đào tạo thạc sĩ mà không cần làm luận văn, chỉ cần thi tốt nghiệp và làm tiểu luận rất đơn giản, thậm chí không cần bảo vệ mà chỉ cần nộp luận văn cho giáo sư hướng dẫn và sau đó chờ báo kết quả là được.
Ông Lê Văn Học - Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Ngoài ra, ĐHQG Hà Nội có quyền không xin phép khi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, việc này được hoàn toàn tự chủ, trên cơ sở quy chế của Nhà nước. Vì vậy, cứ mang quy chế ra để rà soát, việc gì sai, trường sẽ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước và trước người học.
Điều quan trọng bây giờ là ĐHQG Hà Nội phải giải trình các vấn đề trên cơ sở luật định.
Như vậy chúng ta chấp nhận việc liên kết đào tạo với nước ngoài, tuân theo yêu cầu của nước ngoài thì có thể trái với quy định của Việt Nam?
Vấn đề này thì phải xem xét tư cách của cơ sở liên kết. Nếu đối tác liên kết đủ tư cách pháp nhân thì thực hiện liên kết đào tạo theo đúng quy chế của nhà nước, khi đó, quy chế cấp bằng của đối tác nước ngoài sẽ được hoàn toàn công nhận. Cơ sở trong nước phải chấp nhận việc này trước khi ký kết liên kết đào tạo. Không thể có chuyện ký kết liên kết đào tạo mà không biết gì về đối tác.
Nếu các kết luận về sai phạm của Thanh tra Chính phủ là chính xác, phải xử lý ra sao với 2.000 bằng cử nhân, thạc sĩ đã cấp cho các học viên theo học chương trình đào tạo liên kết tại đây?
Nếu mọi việc đúng như Thanh tra Chính phủ kết kuận thì ĐHQG Hà Nội phải chịu trách nhiệm. Còn nếu ĐHQG Hà Nội giải trình, phản bác được những "cáo buộc" này thì Thanh tra Chính phủ phải kết luận lại để bảo đảm quyền lợi người học.
Làm gì cũng phải đặt quyền lợi của người học lên đầu. Người học đã đóng tiền, mất thời gian để học, thi cử đầy đủ thì không lý gì phản bác bằng cấp họ đã nhận được, nhất là trường hợp bằng cấp đó do nước ngoài cấp.
Quan điểm của ông thế nào với đề xuất thu hồi toàn bộ số bằng cấp sai này của Thanh tra Chính phủ. Người học trở thành người chịu rủi ro, thiệt thòi trong trường hợp này?
Khi người học thực hiện đúng những cam kết với cơ sở đào tạo thì cơ sở đào tạo phải chịu trách nhiệm, chứ người học không phải chịu rủi ro về việc này. Người học hoàn toàn không biết gì về những việc đằng sau liên kết đào tạo, họ chỉ biết ĐHQG Hà Nội là cơ sở "đầu tàu", thông báo tuyển sinh, người học thi vào, đỗ và học, đóng tiền đầy đủ. Vậy giờ bằng đó nếu cấp không chính xác thì phải đền bù kinh phí cho người học. Luật nước nào cũng vậy, không riêng gì Việt Nam.
Theo ông, việc quy trách nhiệm sẽ thế nào trong trường hợp này?
Đã được phân cấp, ĐHQG Hà Nội phải chịu trách nhiệm về việc này. Vì trường ĐHQG được giao quyền tự chủ rất cao nên trách nhiệm xã hội cũng phải rất cao. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ chịu trách nhiệm giám sát. Nếu sơ suất trong khâu này thì phải chịu trách nhiệm và rút kinh nghiệm.
Xin cảm ơn ông!
Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi:
"Việt Nam thường không chọn được đối tác chất lượng cao"
Liên kết đào tạo là một giải pháp rất đúng để tăng cường chất lượng giáo dục đào tạo của Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để hội nhập nhanh với quốc tế. Đương nhiên, mình mở ra những hoạt động đó thì phải có quản lý đi kèm để làm sao quản lý tạo điều kiện cho hoạt động ấy đạt mục tiêu về chất lượng nhưng đồng thời tránh được những vi phạm có thể xảy ra. Tất nhiên để đạt được mục tiêu như đã nói thì phải chọn đối tác có chất lượng tốt hơn. Sự thật, chúng ta thường không chọn được những đối tác có chất lượng rất cao vì chi phí sẽ rất lớn, chưa chắc đã phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Kinh nghiệm để chọn đối tác có chất lượng là ít nhất cũng phải chọn đối tác được kiểm định bởi một tổ chức kiểm định chất lượng có uy tín. Thời gian vừa qua có thể nói hoạt động liên kết đào tạo của ViệtNam phát triển rất nhanh và rõ ràng khâu quản lý không theo kịp. Có rất nhiều quy định còn lỏng lẻo và sơ hở. Đánh giá chung thực trạng hoạt động liên kết đào tạo quốc tế hiện nay, một số chương trình có chất lượng rất tốt nhưng tất nhiên cũng có một số chương trình không thể hiện điều đó và cũng có những chương trình, hoạt động liên kết đã không quan tâm đến chất lượng mà chạy theo lợi nhuận nên nó cũng làm giảm đi hiệu quả của hoạt động liên kết đào tạo quốc tế. Chính vì vậy, luật Giáo dục đại học lần này đã dành hẳn 1 chương quy định về hoạt động hợp tác quốc tế trong đó chủ yếu nói về liên kết đào tạo quốc tế mà một số hình thức khác. Ở đây, ta cũng đã cố gắng tối đa trong việc lấp vào những chố trống những quy định còn thiếu, đồng thời chỉnh lý những quy định đã có nhưng chưa đạt yêu cầu về quản lý.P.Thảo (ghi)
Theo dân trí
Lãnh đạo ĐHQGHN lên tiếng về kết luận của Thanh tra Chính phủ Trao đổi với Dân trí ngày 19/6, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Kết luận của Thanh tra Chính phủ về liên doanh, liên kết đào tạo của ĐH QGHN như vậy là quy chụp, có nhiều điểm khuất tất". GS.TSKH Vũ Minh Giang cho biết, đến thời điểm này Đại học Quốc gia...