Cơ quan hàng không dân dụng Afghanistan khuyến cáo tránh không phận Kabul
Ngày 16/8, Cơ quan Hàng không dân dụng Afghanistan (ACAA) khuyến cáo các chuyến bay có lộ trình quá cảnh tại thủ đô Kabul thay đổi điểm dừng vì không phận thành phố này hiện do quân đội kiểm soát.
Đám đông người sơ tán cố lao lên các máy bay, gây ra cảnh hỗn loạn tại sân bay quốc tế ở Kabul ngày 16/8/2021, khi Taliban tuyên bố kiểm soát Afghanistan. Ảnh: AP/TTXVN
Trên trang web chính thức, ACAA cho biết tất cả các chuyến bay quá cảnh qua không phận Kabul sẽ không được kiểm soát, do đó cơ quan này khuyến nghị chuyển hướng sang các vùng thông báo bay (FIR) được kiểm soát không lưu. Vùng thông báo bay của thủ đô Kabul bao gồm toàn bộ Afghanistan.
Trước đó, các hãng hàng không United Airlines của Mỹ, British Airways và Virgin Atlantic của Anh đã điều chỉnh các chuyến bay để tránh không phận Afghanistan sau khi lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát dinh tổng thống ở thủ đô Kabul. Hai hãng hàng không Emirates và Flydubai của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng đã quyết định đình chỉ đường bay tới thủ đô Kabul do lo ngại tình hình an ninh tại Afghanistan.
Theo trang FlightRadar24, một chuyến bay của hãng hàng không Air India (Ấn Độ) khởi hành từ thành phố Chicago (Mỹ) đến thủ đô New Delhi đã chuyển hướng ngay sau khi đi vào không phận Afghanistan, trong khi một chuyến bay của Terra Avia (Moldova) từ Baku (Azerbaijan) đến Delhi cũng buộc phải thay đổi lộ trình. Trong khi đó, tập đoàn Lufthansa tuyên bố các hãng hàng không của tập đoàn đã ngừng các chuyến bay qua không phận Afghanistan. Trong bối cảnh bất ổn an ninh tại Afghanistan, nhiều nước đang gấp rút sơ tán công dân khỏi quốc gia Tây Nam Á này.
Video đang HOT
Ngày 16/8, Bộ trưởng Các Lực lượng Vũ trang Pháp Florence Parly cho biết hàng chục công dân Pháp sẽ được hồi hương bằng máy bay từ Afghanistan. Trong khi đó, Chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel dự kiến triển khai hàng trăm binh sĩ tới Afghanistan để hỗ trợ sơ tán công dân nước này. Theo một nguồn thạo tin, một “cầu hàng không” sẽ được thiết lập từ Kabul, cho phép đưa các nhân viên người địa phương và nhân viên thuộc các tổ chức phi chính phủ tại Afghanistan rời khỏi nước này. Chính phủ Đức cho rằng số người cần sơ tán có thể lên đến gần 2.000 người.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Phần Lan thông báo đóng cửa Đại sứ quán tại thủ đô Kabul và các nhân viên ngoại giao nước này đang được sơ tán khỏi Afghanistan. Thụy Sĩ đã đưa 3 nhân viên của cơ quan phát triển khỏi Kabul và đang khá vất vả để sơ tán nhân viên tại nước sở tại. Trong khi đó, Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde thông báo nước này đã sơ tán tất cả nhân viên đại sứ quán khỏi Kabul và đang lên kế hoạch đưa các nhân viên người Afghanistan rời khỏi quốc gia Tây Nam Á này.
Từ Hàn Quốc, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng ngày đã chỉ thị sơ tán an toàn tất cả các nhân viên ngoại giao và công dân nước này tại Afghanistan. Hàn Quốc cũng đã quyết định tạm thời đóng cửa Đại sứ quán nước này ở Afghanistan. Chính phủ Philippines đã yêu cầu sơ tán tất cả 130 công dân nước này đang sinh sống và làm việc tại Afghanistan do lo ngại tình hình an ninh xấu đi tại quốc gia Tây Nam Á này.
Trong khi đó, hãng hàng không Turkish Airlines của Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sẽ bắt đầu các chuyến bay sơ tán khỏi Kabul vào ngày 16/8 và hủy mọi chuyến bay theo lịch trình đến và đi từ Afghanistan.
Hàng không quốc tế xoay xở để tránh 'tên bay đạn lạc' tại Afghanistan
Các hãng hàng không lớn trên thế giới đang xoay xở để tái định tuyến các chuyến bay nhằm tránh không phận Afghanistan, do lo ngại tình hình bất ổn tại đây có thể gây dẫn đến những hiểm họa khôn lường.
Hãng hàng không Anh là British Airways và Virgin Atlantic cho biết sẽ điều chỉnh các chuyến bay để tránh không phận của Afghanistan. Trong ảnh: Máy bay của Hãng hàng không British Airways bay qua sân bay Heathrow ở London (Anh). Ảnh: AFP/TTXVN
Năm 2014, một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines (Malaysia) đã bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine, cướp đi sinh mạng của toàn bộ 298 người trên máy bay. Trong khi đó, năm 2020, quân đội Iran đã bắn nhầm một máy bay của hãng Hàng không quốc tế Ukraine (UIA), khiến toàn bộ 176 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Hai bài học bi thảm liên quan tên lửa đất đối không này đã buộc các hãng hàng không quốc tế và chính phủ các nước phải lưu tâm nhiều hơn đến những rủi ro khi cho phép các chuyến bay bay qua khu vực có xung đột.
Trong bối cảnh các quốc gia phương Tây đang tức tốc điều máy bay tới Afghanistan để sơ tán công dân sớm nhất có thể, nhiều hãng hàng không quốc tế đã quyết định đình chỉ đường bay tới thủ đô Kabul, thậm chí không "bén mảng" tới không phận của quốc gia Tây Nam Á này. Trên FlightRadar24 - trang web chuyên giám sát các chuyến bay trên thế giới - hiển thị rất ít các chuyến bay thương mại qua không phận Afghanistan, trong khi số lượng các chuyến bay qua không phận các nước láng giềng của quốc gia này là Pakistan và Iran lại tăng đột biến.
Các hãng hàng không Anh là British Airways và Virgin Atlantic cho biết sẽ tái định tuyến, để tránh không phận của Afghanistan. United Airlines của Mỹ cũng đưa ra quyết định tương tự, dù những sự thay đổi về đường bay sẽ ảnh hưởng tới nhiều chuyến bay từ Mỹ tới Ấn Độ của hãng này.
Do lo ngại về những nguy cơ có thể xảy ra liên quan "các hoạt động của các phần tử cực đoan hoặc phiến quân", Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) từ tháng trước đã áp đặt các lệnh hạn chế bay qua không phận Afghanistan đối với các hãng hàng không của Mỹ, cũng như các hãng hàng không do các doanh nghiệp Mỹ điều hành. Theo FAA, mọi máy bay phải hoạt động trên độ cao 26.000 feet (tương đương 7.924 mét) tại khu vực được đặt tên là "Vùng Thông tin chuyến bay Kabul" - vốn bao phủ phần lớn Afghanistan, trừ khi các chuyến bay này đến và đi từ sân bay quốc tế Hamid Karzai. Mặc dù vậy, các hạn chế này không áp dụng đối với các hoạt động quân sự của Mỹ.
Trang web Safe Airspace - giám sát việc thực thi lệnh hạn chế trên - cho biết các nước khác như Canada, Anh, Đức và Pháp cũng đã khuyến cáo các hãng hàng không duy trì tầm cao khi bay là 25.000 feet (tương đương 7.620 mét), để đảm bảo an toàn.
Một số hãng hàng không khác tại Đông Bắc Á cho biết đang theo dõi sát tình hình tại Afghanistan để đưa ra các quyết định phù hợp.
Hãng Korean Air Lines của Hàn Quốc cho biết đã tạm ngừng sử dụng không phận Afghanistan đối với các chuyến bay chở khách, nhưng vẫn duy trì tuyến bay này đối với các chuyến bay chở hàng. Tuyên bố của Korean Air Lines nêu rõ: "Do tình hình ở Afghanistan, chúng tôi đang cho máy bay chở hàng bay ở độ cao cao hơn (so với thông thường) và tránh hạ thấp độ cao. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và có kế hoạch xem xét việc thay đổi các tuyến bay trong trường hợp cần thiết".
Tương tự, hãng hàng không China Airlines của Đài Loan (Trung Quốc) cho biết hãng này cũng đang theo sát tình hình và sẽ điều chỉnh đường bay theo hướng dẫn về không phận của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong trường hợp cần thiết.
Các chuyến bay thương mại dự kiến hạ cánh ở Afghanistan cũng chịu tác động của tình hình hỗn loạn tại quốc gia Tây Nam Á này. Thông báo ngày 16/8 trên trang web của Emirates - hãng hàng không lớn nhất của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) - nêu rõ: "Khách hàng có vé với điểm đến cuối cùng là Kabul sẽ không được chấp nhận từ ngay tại điểm xuất phát". Một hãng hàng không khác của UAE là Flydubai cũng tuyên bố ngừng các chuyến bay tới Kabul từ ngày 16/8, cho đến khi có thông báo mới.
EU nỗ lực đảm bảo an toàn cho nhân viên người Afghanistan ở Kabul Liên minh châu Âu (EU) ngày 15/8 cho biết việc lực lượng Taliban tiến vào Kabul đã khiến việc bảo vệ nhân viên người Afghanistan trở nên cấp thiết hơn trước các cuộc trả đũa mà Taliban có thể đáp trả nhằm vào nhân sự người sở tại của EU. Nhân viên an ninh Afghanistan gác tại cổng vào Vùng Xanh ở thủ...