Có những dấu hiệu này, chị em đi khám ung thư ngay kẻo muộn
Ung thư vú là bệnh lý ác tính thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Tại Việt Nam, năm 2018 có 15229 ca mắc mới chiếm 20,6%, có 6103 ca tử vong chiếm 13.9% các bệnh ung thư ở nữ giới.
Ảnh minh họa: Internet
PGS.TS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, ung thư vú là bệnh lý ác tính thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới cũng như Việt Nam.
Ung thư vú thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi. Các đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư vú bao gồm những người sinh con muộn, không cho con bú, những người trong gia đình có mẹ hoặc bà, anh chị em mắc bệnh ung thư vú, phụ nữ có kinh nguyệt sớm hay mãn kinh muộn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
Ngoài ra, những người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến vú như xơ nang tuyến vú người béo phì, lười vận động, ăn thức ăn nghèo vitamin, hút thuốc lá, uống rượu, môi trường độc hại, ô nhiễm cũng có nguy cơ cao bị ung thư vú.
Mặc dù ung thư vú có tỷ lệ mắc mới cũng như tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong khám sàng lọc, chẩn đoán và điều trị, ung thư vú là bệnh lý có thể phát hiện ở giai đoạn sớm và điều tri khỏi hoàn toàn, PGS Phương khẳng định. Cho đến thời điểm hiện tại thế giới đã cập nhật xét nghiệm sinh học phân tử, xét nghiệm gen, để biết được một người có nguy cơ mang gen mắc bệnh hay không. Xét nghiệm gen BRCA1, BRCA2 là 2 gen có liên quan đến ung thư vú và buồng trứng ở nữ giới, ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Nếu phát hiện một người mang gen có nguy cơ gây bệnh, từ đó giúp tầm soát sớm ở giai đoạn sớm.
Ảnh minh họa: Internet
Những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú
Đau tức ngực hoặc tuyến vú
Triệu chứng đau tức ngực, cương tức tuyến vú trong thai kỳ hoặc trong những ngày hành kinh được cho là bình thường. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này xuất hiện trong cả những ngày bình thường và cơn đau kéo dài, tăng dần khi đến kỳ kinh nguyệt thì bạn nên đi khám, siêu âm và chiếu chụp vú để kiểm tra tuyến vú của mình.
Vú to bất thường
Video đang HOT
Nếu bạn cảm thấy vú to lên bất thường, 2 bên vú không tương xứng hay thường xuyên cảm thấy cương cứng thì bạn nên cẩn thận. Rất có thể đây là một dấu hiệu của ung thư vú.
Nổi u cục ở tuyến vú
U vú có thể phát hiện tình cờ, tuy nhiên lời khuyên của các chuyên gia đó là tự khám vú hàng tháng sau khi hết kinh, bằng cách này bạn có thể sờ thấy một “khối lạ” ở tuyến vú của mình. Những u này có thể là lành tính và cũng có thể là ác tính. Đây là bước rất quan trọng vì rất nhiều trường hợp ung thư vú được phát hiện sớm qua việc tự khám vú hàng tháng và chụp vú, siêu âm vú kết hợp khi có nghi ngờ.
Để tự khám vú, bạn có thể đứng trước gương để kiểm tra hình dạng vú ở tư thế bình thường. Sau đó, chuyển đổi tư thế hai tay giơ cao và cuối cùng hai tay chống vào hông, kiểm tra vú khi thay đổi các tư thế nằm.
Ảnh minh họa: Internet
Nổi hạch nách
Khi khám vú bạn cũng có thể kiểm tra vùng hố nách nếu có khối bất thường bạn cũng nên khám chuyên gia ngay. Hạch nách có thể do nhiều nguyên nhân nhưng cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư vú. Có khá nhiều trường hợp ung thư vú được chẩn đoán khi người bệnh phát hiện tình cờ hạch hố nách
Thay đổi da vùng vú
Một số thay đổi da vùng vú như: đỏ, sưng dưới dạng sần da cam… bạn nên đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú đã vào giai đoạn muộn.
Tụt núm vú, thay đổi vùng da quanh đầu núm vú
Một số người phụ nữ bình thường có triệu chứng tụt núm vú bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu núm vú của bạn đột nhiên bị tụt hẳn vào trong, kèm theo biểu hiện cứng và không kéo ra được như bình thường, Vùng da bị co rút, nhăn nheo và có thể xuất hiện các hạt nhỏ ở quầng vú xung quanh núm vú, chảy dịch bất thường ở núm vú… thì bạn nên đi gặp bác sỹ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị sớm nếu không may mắc ung thư vú.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Hành trình chiến đấu với ung thư vú của cô giáo vùng cao
Sau 6 tháng được phát hiện bị ung thư vú, đến thời điểm hiện tại, cô giáo Lê đã được truyền 8 đợt hóa chất và phẫu thuật thành công. Theo phác đồ điều trị, cô giáo Lê sẽ tiếp tục hành trình với 30 mũi xạ.
Ngày 19/11, BV K TƯ cho biết, BV đang điều trị cho cô giáo Trương Thị Lê (46 tuổi, quê tỉnh Điện Biên) bị ung thư vú suốt 6 tháng qua. Đến thời điểm hiện tại, cô giáo Lê đã được truyền 8 đợt hóa chất và phẫu thuật thành công. Theo phác đồ điều trị, cô giáo Lê sẽ tiếp tục hành trình với 30 mũi xạ.
Chia sẻ về câu chuyện của mình, cô giáo Lê cho biết, đã có 13 năm công tác ở Trường Tiểu học số 1 Pá Khoang (tỉnh Điện Biên). Trước khi được phát hiện bệnh, cuộc sống của cô có thể nói là bình dị, hạnh phúc bên chồng và hai con. Ngày ngày, cô đến lớp giảng bài, trò chuyện cùng các học trò, chiều đến hết giờ giảng cô về nhà đảm đương vai trò của người vợ, người mẹ. Buổi tối, khi mọi thứ xong xuôi, cô lại bắt đầu với những trang giáo án bằng tất cả tâm tư, lắng đọng trong từng câu, từng bài giảng.
Tháng 4/2019, cô thấy ở ngực có nhiều hiện bất thường nên đến BV thăm khám. Sau khi làm các xét nghiệm, cô được chẩn đoán ung thư vú. Tờ kết quả xét nghiệm bỗng rời khỏi tay cùng với hàng nước mắt lăn dài. Cô kể lúc đầu, cô không quá hoang mang về căn bệnh này cũng như không tránh khỏi sự hụt hẫng, lo lắng khi không may mình là người mắc bệnh.
Cô giáo Lê đang điều trị ung thư vú tại BV K TƯ
Được các bác sĩ giải thích và động viên, quyết tâm điều trị, tuân thủ theo phác đồ thì kết quả sẽ khả quan hơn nhưng cô dù lạc quan hơn đôi phần thì cũng không thể giấu những tâm tư trong lòng.
Những tháng ngày sau đó, cô cứ đi truyền hóa chất về là ngày hôm sau sẽ lên lớp giảng bài. Dù mệt, nhưng cô bảo cũng phải cố vì học trò mong cô lắm.
Năm 2018, cô chủ nhiệm chính lớp 3A2 với 24 học sinh, hiện giờ do đang điều trị bệnh nên nhà trường tạo điều kiện để cô dạy các môn chuyên và cùng một giảng viên khác sẽ chủ nhiệm lớp.
"Mỗi khi tôi đến lớp, có em thì reo lên: "A mẹ Lê dạy rồi", "Cô giáo mình về rồi"; "Cô ơi, hôm qua bạn bắt nạt con",... Nghe những lời ấy, tôi vui lắm và nếu là giáo viên thì không yêu, không nhớ sao được.
Ước mong lớn nhất với cô không dành cho bản thân mà dành cho gia đình, đồng nghiệp, cho học trò của mình. "Chỉ mong giờ xạ trị xong được quay về trường để cùng đồng nghiệp dạy dỗ, bảo ban các em học sinh. Thời gian qua, mọi người vất vả nhiều vì phải thay cô lên lớp mỗi khi cô điều trị. Quan trọng nhất là được về bên mấy đứa nhỏ - lứa học trò mà cô mãi mãi yêu thương", cô giáo Lê chia sẻ.
Ung thư vú có thể chữa khỏi
Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K TƯ, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca. Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 126.000 ca mới mắc và 94.000 trường hợp tử vong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 15.000 ca mới mắc và trên 6.000 trường hợp tử vong.
GS. Thuấn cũng cho biết, trong các loại ung thư ở nữ giới, ung thư vú, cổ tử cung đều có thể sàng lọc và phát hiện sớm. Đặc biệt là với ung thư vú là bệnh dễ phát hiện sớm nhất, là vì bệnh nhân tự sờ thấy được.
Với bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm thì sẽ điều trị khỏi, tỷ lệ sống trên 5 năm tương đối cao, đặc biệt là với bệnh ung thư vú. Bệnh nhân ung thư vú nếu phát hiện sớm ở giai đoạn I thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 100%, với ung thư cổ tử cung là 80-93%, ung thư đại trực tràng là 88%. Tại BV K TƯ, các bác sĩ đã chữa trị cho nhiều trường hợp ung thư vú giai đoạn 1 - 2 khỏi bệnh trên 5 năm, sống 10 năm, 15 năm, thậm chí có những trường hợp lập gia đình, sinh con. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn đã di căn, việc điều trị sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, để phát hiện sớm ung thư vú, chị em nên tự khám vú sau chu kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày. Đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên nên đi khám sức khỏe định kỳ và nên quan tâm đến khám tầm soát phát hiện ung thư vú để nếu có mắc bệnh thì có thể điều trị kịp thời, đúng phương pháp bởi 95% trường hợp ung thư vú phát hiện sớm điều trị khỏi bệnh.
Các dấu hiệu của ung thư vú:
- 1 bên vú dày chắc hơn bên kia
- Tụt núm vú: Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, bạn có thể cảm nhận được những thay đổi nhất định như núm vú có thể dẹt hơn, thụt vào trong, hay tiết dịch từ núm vú, có thể lẫn kèm máu. Da của núm vú có thể trở nên sần sùi, có vảy, hay viêm.
- Da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường.
- Thay đổi màu sắc trên da của vú.
- Chảy dịch 1 bên vú (khi chảy dịch máu thì khả năng 80% mắc bệnh ung thư.
- Đau hoặc đỏ vú: Bạn đột nhiên bị nhói đau như luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải. Đây là dấu hiệu không hề tốt cảnh báo sức khỏe vòng một, có thể liên quan đến ung thư vú.
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Thấy vùng ngực nổi u cứng, cô gái trẻ mất 2 lần đi khám mới biết mình đã bị ung thư vú Ung thư vú là căn bệnh thường gặp phải ở nữ giới nhưng không phải ai cũng phát hiện ra bệnh từ sớm. Đặc biệt, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên cũng có thể xảy ra những sai sót trong quá trình chẩn đoán bệnh. Staci Akselrod (26 tuổi) sống tại thị trấn Pleasantville, New York. Cô phát hiện thấy...