Có những dấu hiệu này bổ sung canxi ngay kẻo ‘hối không kịp’
Thiếu canxi có thể khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe như loãng xương, mật độ xương thấp… Trong một số trường hợp nặng, nó có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, viêm khớp…
Ảnh minh họa: Internet
Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh
Nếu bạn thường xuyên mắc các bệnh như ho, cảm cúm, nhiễm trùng… thì đây cũng được coi là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu hụt canxi. Canxi tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thiếu canxi khiến cơ thể yếu đi, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh hơn.
Mệt mỏi, stress, mất ngủ
Các nhà khoa học cho biết rằng, canxi giống như một loại thuốc ăn thần tự nhiên, giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn. Vì vậy, nếu lượng canxi trong cơ thể càng ít thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, dễ nổi cáu…. Thiếu canxi cũng làm cho bạn cảm thấy thiếu năng lượng, chậm chạp….
Mất ngủ cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt canxi bởi canxi có vai trò quan trọng trong việc sản xuất melatonin, loại hormone giúp con người ngủ ngon. Do đó, nếu cơ thể thiếu canxi, bạn khó có thể ngủ sâu giấc.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Đau răng
Xương và răng lưu trữ phần lớn canxi trong cơ thể. Vì vậy, bộ phận này thường bị thiếu canxi đầu tiên. Khi thiếu canxi rằng sẽ ngả vàng, dễ sâu và tổn thương, tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu.
Móng tay dễ gãy
Móng tay cần một lượng canxi nhất định để duy trì và phát triển. Người bị thiếu canxi thường gặp tình trạng móng tay giòn, yếu và dễ gãy.
Da khô
Thiếu canxi trong cơ thể khiến da bị khô và bong tróc. Hạ canxi trong máu hoặc thiếu canxi trong cơ thể có liên quan đến các bệnh về da như chàm, vẩy nến.
Ảnh minh họa: Internet
Chứng dị cảm
Chứng dị cảm bao gồm các triệu chứng thần kinh liên quan đến tình trạng thiếu canxi trầm trọng. Những triệu chứng như cảm thấy ngứa ran, cảm giác châm chích quanh miệng, ngón tay và ngón chân, chấn động cơ, giảm trí nhớ và gây ảo giác.
Khó khăn khi nuốt
Thiếu canxi cũng có thể dẫn đến tình trạng khó nuốt. Cảm giác này xảy ra do cơ bắp trong cổ họng bị co thắt. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến co thắt trong thanh quản và thay đổi giọng nói.
Chuột rút
Thiếu canxi dễ bị chuột rút ở đùi, bắp chân, cánh tay và bắp tay chủ yếu vào ban đêm, sau đó dẫn đến tình trạng đau cơ khi di chuyển và đi bộ. Thiếu canxi còn gây ra cơn co thắt cơ bắp khắp cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Giảm trí nhớ
Thiếu canxi trong cơ thể dẫn tới giảm trí nhớ. Điều này xảy ra vì lượng canxi thấp trong cơ thể thấp có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của hệ thần kinh.
Trẻ khóc đêm, còi xương
Ở trẻ em, việc thiếu canxi ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển… Trẻ thiếu canxi máu, nhẹ thì khóc đêm, khó ngủ, ăn kém, hay cáu gắt, khó tập trung, học tập sa sút, nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ. Nếu thiếu canxi kéo dài sẽ dẫn đến còi xương, khung xương cong, chân vòng kiềng… Bé gái thiếu canxi sẽ chậm dậy thì hơn, gây ra những rối loạn nội tiết tố, kinh nguyệt không đều.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Khắc phục chứng mệt mỏi, chóng mặt sau sinh
Sau khi sinh con 4 tháng, tôi hay bị mệt mỏi, cảm giác chóng mặt, hoa mắt khi đứng lên. Vậy xin hỏi dấu hiệu trên là bệnh gì, liệu tôi bị suy nhược cơ thể không?
Nguyễn Thị Huế (Lào Cai)
Ảnh minh họa
Sau sinh, cơ thể có nhiều thay đổi kể cả về nội tiết, cân nặng kèm theo các thay đổi về xã hội khi có thêm thành viên mới, gia tăng trách nhiệm... Do đó, phụ nữ sau sinh ít nhiều nguy cơ bị trầm cảm, suy nhược. Chóng mặt có thể xảy ra như một bệnh nhưng cũng có thể là hậu quả của các tình trạng trên, đặc biệt do ăn kém, mất ngủ, lo âu.
Ngoài ra, tình trạng hoa mắt, chóng mặt cũng thường gặp trong thời gian cho con bú có thể do nhiều nguyên nhân như: thay đổi huyết áp (tụt huyết áp hay tăng huyết áp), thiếu máu, thiếu canxi...
Trước mắt, em cần đo huyết áp, nghỉ ngơi, bồi dưỡng cơ thể, bổ sung sắt, canxi, vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, sản phụ cần tự điều chỉnh sinh hoạt bằng cách tập thể dục, tăng cường dinh dưỡng, nhờ người hỗ trợ trong việc chăm sóc con để có thể nghỉ ngơi và ngủ đủ thì triệu chứng có thể giảm mà không cần dùng thuốc.
Nếu sau 1 tuần không thấy cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, bạn cần đi khám để bác sĩ đánh giá toàn diện và nếu cần sẽ dùng thuốc phù hợp.
ThS.BS. Bùi Hồng Thu
Theo SK&ĐS
Bé viêm tai giữa nhưng chẩn đoán nhầm là thiếu canxi: Câu chuyện buồn và bài học của một bác sĩ Một đứa bé mới 3 tháng tuổi đã bỏ bú suốt 2 tháng trời nhưng bác sĩ chẩn đoán nhầm bệnh. Điều đáng nói là hệ lụy của việc này ảnh hưởng đến bé suốt cả cuộc đời. Câu chuyện này đưa tôi về 16 năm trước khi còn là bác sĩ nội trú Nhi năm nhất tại Sài Gòn, Việt Nam. Tôi...