Có nhất thiết “giành vé” vào lớp 10 chuyên?
Chẳng bao lâu nữa, kỳ thi vào lớp 10 THPT sẽ diễn ra. Việc giành được một “tấm vé” vào các trường THPT chuyên luôn là niềm mơ ước của rất nhiều học sinh và của cả các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, trường tốt phải đi kèm với tỉ lệ chọi cao. Chính điều này đã gây ra không ít áp lực cho các em học sinh có định hướng thi chuyên.
Không có niềm đam mê với môn học cụ thể, đừng thi vào trường chuyên
Trong năm học 2019 – 2020, theo số liệu từ Bộ GD&ĐT, có khoảng 60% học sinh sẽ được tuyển sinh vào các trường công lập, 20% học sinh tuyển sinh vào các trường dân lập (tư thục); 10% học sinh tuyển sinh vào khối trung tâm giáo dục thường xuyên và 10% còn lại sẽ vào các trường nghề. Và trong số 60% khối trường công lập đó, chỉ có một phần tỉ lệ rất nhỏ dành các trường THPT chuyên. Bởi vậy, tỉ lệ chọi cao là điều đương nhiên và áp lực sinh ra là không thể tránh khỏi.
Để tiếp thêm động lực đồng thời giúp các em học sinh có phương pháp học, ôn thi hiệu quả nhất, thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội) đã có những chia sẻ bổ ích tại buổi tọa đàm Ngày hội giới thiệu về các trường THPT tại địa bàn Hà Nội diễn ra mới đây.
Thầy Nguyễn Thành Công – giáo viên trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội (thứ 3 từ trái sang) cùng các đại diện học sinh trường chuyên tại buổi tọa đàm.
Trước những căng thẳng, băn khoăn của các bậc phụ huynh với quyết định có nên cho con em mình đăng ký thi trường chuyên, thầy Nguyễn Thành Công nêu quan điểm: “Mỗi người sinh ra đều có một thiên hướng riêng. Thử hỏi có bao nhiêu phụ huynh ở đây đã khám phá được thiên hướng của con em mình là gì, hay phụ huynh quyết định cho con em mình thi trường chuyên chỉ vì đó là ý muốn của bản thân?
Thậm chí có nhiều phụ huynh muốn con mình phải sống tiếp ước mơ của mình. Và điều đó có thể nói là quá “ác độc” đối với các em”.
Theo thầy Công, bản thân các em học sinh cần phải xác định rõ đam mê của mình. Nếu không có niềm đam mê với một môn nào đó thì đừng cố gắng thi chuyên bởi điều đó sẽ khiến các em căng thẳng hơn rất nhiều.
Chất lượng đào tạo của các trường chuyên tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa là các trường công lập, dân lập còn lại đều có chất lượng thấp. Thực tế chỉ ra rằng, trong những năm gần đây, các trường dân lập nổi lên đóng vai trò lớn trong hệ thống giáo dục THPT với chất lượng đào tạo cũng không thua kém bất cứ trường chuyên nào. Đó cũng sẽ là những “bến đỗ” rất tốt mà các em học sinh có thể lựa chọn.
“Ngôi trường tốt nhất không phải là ngôi trường xếp thứ hạng bao nhiêu, có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh đạt giải mỗi năm mà ngôi trường tốt nhất phải là ngôi trường phù hợp với bản thân các em nhất”, thầy Nguyễn Thành Công chia sẻ.
Áp lực đến do chưa nắm vững kiến thức
Thời điểm hiện tại đến hết tháng 5, học sinh còn hơn 7 tháng để ôn tập và chuẩn bị cho mình một tâm thế thật tốt để bước vào kỳ thi giành tấm vé vào các trường THPT chuyên. Nếu đã lựa chọn thi trường chuyên, bản thân mỗi em học cần phải xác định cho mình một phương pháp học tập đạt hiệu quả và lên kế hoạch học tập thật cụ thể.
Theo thầy Nguyễn Thành Công, quá trình ôn thi sẽ được chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khởi động. Ở giai đoạn này, các em cần phải ôn tập thật chắc những kiến thức cần thiết để bước vào chương trình lớp 9, tránh tình trạng “hổng” kiến thức.
Thầy Nguyễn Thành Công chia sẻ “bí kíp” ôn tập và thi vào lớp 10 chuyên.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn vượt chướng ngại vật. Vào thời điểm này, nhiều bạn có thể bị vướng vào tình trạng chán nản và đuối sức do chưa chuẩn bị tốt ở giai đoạn thứ nhất. Để giải quyết vấn đề này, các em học sinh phải tự cố gắng nhiều hơn ôn tập lại kiến thức và nâng cao chương trình đang học để dần tiệm cần với kỳ thi THPT chuyên.
Giai đoạn thứ ba từ tháng 12 đến tháng 3, bắt kịp đà tăng tốc, kết hợp ôn tập nâng cao và hệ thống toàn bộ chương trình. Và giai đoạn cuối cùng hãy tập trung vào luyện đề để làm quen với dạng bài thi, kiểu ra đề thi của các trường.
Video đang HOT
Trong 2 tháng cuối trước khi bước vào kỳ thi cũng chính là giai đoạn quan trọng nhất, thầy giáo Nguyễn Thành Công có lời khuyên: “Tốt nhất nên luyện 2 đề mỗi môn/tuần, không nên làm quá nhiều đề và cũng không nên tham dự các kỳ thi thử quá nhiều. Thi thử là cần thiết. Tuy nhiên, thi thử quá nhiều sẽ khiến các em bị áp lực và bỏ lỡ các buổi học quan trọng dẫn đến những hệ quả không tốt”.
Bên cạnh kỳ thi chuyên, các em học sinh sẽ phải trải qua kỳ thi chung của Sở. Đến tháng 3, khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố môn thi thứ tư, để tránh tình trạng “mất gốc” kiến thức thì ngay từ bây giờ, các em hãy tận dụng thời gian trên lớp để nghe giảng và ghi chép đầy đủ.
“Tình trạng chung của các bạn học sinh cuối cấp hiện nay là… khá lười. Các em không tiếc thời gian của mình cho những việc vô bổ. Vì vậy, nhiều bạn bảo rằng áp lực kỳ thi lớn nhưng thực chất là các em chưa chuẩn bị tốt cho việc ôn tập mà thôi. Một khi đã nắm chắc kiến thức thì các bạn hoàn toàn có thể tự tin bước vào kỳ thi”, thầy Công khẳng định.
Học sinh trường chuyên là những “con gà công nghiệp”?
Các trường THPT chuyên có đầu vào cao hơn thông qua việc tuyển chọn khắt khe, đòi hỏi lực học của học sinh phải ở loại giỏi trở lên. Bởi vậy, có ý kiến đánh đồng các học sinh trường chuyên với những “con gà công nghiệp” hay “mọt sách” và thiếu kỹ năng sống.
Chương trình học ở các trường chuyên nặng hơn rất nhiều so với các trường THPT khác. Tuy nhiên, các thầy cô giáo ở đây luôn sẵn sàng giúp đỡ các em học sinh.
Bên cạnh hoạt động về học tập, các trường THPT chuyên cũng có rất nhiều các câu lạc bộ (CLB) tạo môi trường cho các em sinh hoạt để rèn luyện kỹ năng mềm và giao lưu, bạn bè.
Theo bạn Trần Mạnh Quân (cực học sinh trường THPT Chuyên Ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội), ở trường Chuyên Ngữ có rất nhiều các hoạt động ngoại khóa thuộc nhiều lĩnh vực trong suốt cả năm học. Ví dụ như CLB khoa học, âm nhạc, CLB hùng biện, CLB lãnh đạo. Mỗi CLB sẽ hoạt đông dưới hình thức meeting hàng tuần và thông qua các sự kiện lớn, các cuộc thi lớn như cuộc thi hùng biện, chương trình “Sắc màu chuyên Ngoại Ngữ”…
Bạn Trần Mạnh Quân (áo đen chia sẻ trải nghiệm ở trường chuyên.
“Mình đã từng được đi trao đổi với các trường THPT chuyên khác như chuyên Sư phạm, THPT Amsterdam, THPT Chu Văn An thì có một sự thật là hầu hết tất cả các hoạt động của họ đều rất mạnh”, Mạnh Quân chia sẻ.
Bởi vậy, học sinh trường chuyên không phải chỉ biết mỗi học mà các em vẫn vô cùng năng động, sáng tạo và được rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khóa của trường.
Hồng Nhung (ghi)
Theo Dân trí
Phân luồng học sinh phổ thông, sao khó đến vậy?
Khi học sinh xét tuyển bằng học bạ trung học phổ thông thi con đương trương nghê, trung tâm giao duc thương xuyên trơ nên gập ghềnh hơn bao giờ hết.
LTS: Trước thực trạng phân luồng sau trung học cơ sở đang trở thành vấn đề lớn trong cả hệ thống giáo dục, nhằm đưa ra một số giải pháp cho tình trạng này, thầy Đỗ Tấn Ngọc đã có bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Có thể nói, công tác phân luồng sau trung học cơ sở đã từng có rất nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cập khá kỹ nhằm tạo nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Bài toán phân luồng sau trung học cơ sở trở thành vấn đề lớn trong cả hệ thống giáo dục, là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong nhiều năm nay.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm có khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở nói chung được định hướng vào 4 luồng chính gồm: học tiếp lên trung học phổ thông; học lên trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; vừa làm vừa học tiếp trung học phổ thông theo chương trình giáo dục thường xuyên; trực tiếp đi làm kiếm sống.
Tuyên truyền cho học sinh về công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (Ảnh minh họa: baosoctrang.org.vn).
Nhìn lại thực tế, Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa dẫn chứng: " Từ năm 2016 trở về trước, hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp đặt dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn các trường trung cấp nghề thuộc quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đến năm 2017, hệ trung cấp chuyên nghiệp được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Khi đó, số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp chỉ vào khoảng hơn 10%" (Báo Sài Gòn Giải Phóng).
Trong khi đó, số liệu từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy trong năm học 2015-2016, số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp là 116.222 người (khoảng gần 10%) và có tới vài chục trường trung cấp chuyên nghiệp không tuyển được học sinh.
Như vậy, mặc dù lạc quan, phấn khởi đến mấy thì trong 2 năm tới (năm 2020) cũng rất khó đạt mục tiêu 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trường nghề.
Tuy được định hướng theo 4 luồng chính sau trung học cơ sở nhưng thực tế hiện nay phần lớn các địa phương vẫn tồn tại tình trạng học tiếp lên trung học phổ thông với tỉ lệ hơn 70%, thậm chí có nơi hơn 80% (Hà Nội 75%; Thành phố Hồ Chí Minh 77%...).
Việc học sinh chọn luồng giáo dục thường xuyên cũng chỉ là một giải pháp của không nhiều học sinh.
Các nhà quản lý cho rằng, nếu con đương vao giang đương đại học, cao đẳng ngay cang rông mơ khi học sinh có thể được xét tuyển bằng học bạ trung học phổ thông thi con đương trương nghê, trung tâm giao duc thương xuyên lai trơ nên gập ghềnh, chông chênh hơn bao giờ hết.
Để đạt được chỉ tiêu, tỉ lệ 30% học sinh sau khi học xong trung học cơ sở vào trường nghề, trên thực tế vẫn là những con số "trong mơ".
Vậy đâu là những giải pháp có tính khả thi?
Cần nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã hội về nghề nghiệp, tuyên truyền trong và ngoài nhà trường để cho các bậc phụ huynh và bản thân các em thấy rằng việc học lên là chính đáng nhưng đồng thời cũng cần xem xét đến năng lực cá nhân và hoàn cảnh gia đình để lựa chọn hướng đi cho phù hợp.
Mặt khác, cũng cần cho các em thấy có nhiều con đường nhằm đạt được ước mơ đích thực của mình.
Ngoài việc tuân thủ theo chương trình Giáo dục hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi đơn vị trung học cơ sở, kể cả trung học phổ thông cần liên kết với các Trung tâm dạy nghề, Trường trung cấp nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh... để tổ chức cho các em học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông những buổi hội thảo, hoạt động tư vấn, hoạt động tham quan, hoạt động giới thiệu và tuyên truyền nghề... giúp cho học sinh hiểu rõ về khả năng của bản thân và điều kiện gia đình trong việc lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp.
Đây được xem là điểm yếu của nhiều nhà trường. Thực tế, hiện nay không có mấy đơn vị làm được, do họ mải dạy học văn hóa, dạy thêm học thêm....
Các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông cần tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 8, 9 và ở cấp trung học phổ thông để học sinh có nhận thức, hiểu biết đầy đủ, đúng đắn, đánh giá được khả năng học tập của bản thân cũng như hoàn cảnh gia đình mình.
Muốn công tác này đạt kết quả, ngoài nỗ lực, phương pháp tổ chức, quản lý của nhà trường, rất cần sự đầu tư nguồn kinh phí để tập huấn giáo viên, mua sắm thiết bị, tài liệu, hỗ trợ các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ này.
Hàng năm, Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục khi phân bổ ngân sách về từng trường cần cụ thể từng gói chi tiêu, hoạt động, trong đó không thể thiếu gói cho hoạt động hướng nghiệp nghề.
Đồng thời, cấp trên phải có cách kiểm tra việc thực hiện, triển khai hoạt động này của các đơn vị nhà trường.
Vì có tình trạng, nhiều lãnh đạo nhà trường chưa quan tâm đúng mức, làm rất qua loa, hời hợt, đối phó, thậm chí chẳng làm gì và dùng tiền của gói ấy vào mục đích khác.
Nên đưa kết quả của hoạt động hướng nghiệp nghề và công tác phân luồng học sinh của nhà trường, của huyện trở thành tiêu chí trong đánh giá cán bộ, xem xét thi đua - khen thưởng hàng năm của các cơ quan chủ quản, cấp trên.
Cần đa dạng hóa ngành nghề phù hợp với địa phương và tăng cường hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp nghề ở các huyện, thành phố để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông đi theo nhiều hướng khác nhau.
Nhà nước có chính sách khuyến khích cho người học đi vào luồng giáo dục nghề nghiệp, thể hiện ở chế độ tuyển sinh, chế độ học bổng và học phí.
Có thể đưa ra những chuẩn ưu tiên cho những học sinh có chứng chỉ đào tạo nghề được vay vốn sản xuất.
Lâu nay, chúng ta lại quá ưu tiên cho diện sinh viên học các trường đại học để vay vốn học tập.
Trong khi đó, chúng ta đang cần nguồn lực "thợ" nhiều hơn "thầy" mà lại "bỏ rơi" diện học sinh học nghề thì thật khập khiễng, mâu thuẫn và bất cập.
Nhà nước có ngay những chính sách thỏa đáng, hấp dẫn về sử dụng lao động sau đào tạo.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kịp thời chỉ đạo cho các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là đầu mối liên hệ giữa Trung tâm học tập cộng đồng, Trung tâm giáo dục thường xuyên và trường Trung cấp nghề... với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp tạo "đầu ra" cho học viên khi đào tạo xong.
Việc đào tạo tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp là giải pháp hữu hiệu cho bài toán phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Ở tầm Trung ương, đó là sự phối hợp tốt giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục trung học thực hiện việc giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề; thực hiện thí điểm mô hình kết hợp dạy văn hóa phổ thông và dạy nghề là điều vô cùng cần thiết.
Nói tóm lại, công tác phân luồng và hướng nghiệp học sinh phổ thông đang là vấn đề bức xúc phải giải quyết, nhưng không phải trong một thời gian ngắn có thể làm được.
Đây không phải là việc chỉ riêng ngành Giáo dục và Đào tạo mà cần phải phối hợp của tất cả các ngành có liên quan để dự báo nhu cầu xã hội về đào tạo nghề, tăng quy mô với cơ cấu hợp lý trong phát triển đào tạo nghề nghiệp, lấy đó làm căn cứ để phân luồng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương cả nước trong hiện tại cũng như trong tương lai để phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý, hiệu quả.
Theo giaoduc.net.vn
3 điểm mới học sinh lớp 11 cần biết về kỳ thi THPT quốc gia Kỳ thi năm 2019 có thể mở rộng hơn phạm vi kiến thức, giảm điểm ưu tiên khu vực, làm tròn điểm thi đến hai chữ số thập phân... Học sinh chủ động học online với quyết tâm vượt qua kỳ thi THPT quốc gia. Các sĩ tử lớp 11 sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia vào năm 2019. Học sinh...