Có nên uống vitamin E hàng ngày?
Nếu dùng ở liều cao, vitamin E sẽ hoạt động như chất ủng hộ ôxy hóa, gây tổn hại cho tế bào.
Từ nhiều thế kỷ nay, vitamin E vẫn được coi là loại thuốc hữu hiệu nhất chống lại quá trình lão hóa và rất có ích cho cơ thể, từ việc chống lại những vết nhăn tới bệnh ung thư và mất trí nhớ.
Vitamin E có tác dụng giúp cho tế bào phát triển bình thường, chống lão hóa, bảo vệ mô khỏi quá trình ôxy hóa, giúp tạo hồng cầu, giúp phổi và các cơ quan khác không bị ô nhiễm, ngăn ngừa sự phá hủy hồng cầu bởi các chất độc trong máu, làm chậm quá trình lão hóa ở tế bào. Đặc biệt vitamin E thiên nhiên giúp cho da không bị khô, duy trì sự tươi mới của làn da, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện các nếp nhăn, làm giảm bớt sự sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, nếu dùng ở liều cao, vitamin E sẽ hoạt động như chất ủng hộ ôxy hóa, gây tổn hại cho tế bào. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng: những người thường xuyên uống vitamin E liều cao sẽ tăng 28% nguy cơ ung thư phổi. Do đó, các chuyên gia khuyên nên bổ sung chất này từ rau quả thay vì từ thuốc.
Vitamin E có chứa trong các thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Có nhiều trong dầu thực vật, các loại mầm như giá đỗ, mầm thóc. Ngoài ra, vitamin E còn có trong bánh mỳ, trứng, sữa, thịt, cá.
Hiện nay nhiều người có thói quen thường xuyên uống 1 viên vitamin E mỗi ngày kéo dài trong nhiều tháng là không nên. Trường hợp ăn uống kém thì có thể bổ sung bằng thuốc uống nhưng cũng chỉ nên uống 1-2 tháng sau đó dừng lại, vài tháng sau mới nên dùng tiếp, và cách bổ sung an toàn nhất là ăn các loại thực phẩm có nhiều vitamin E như dầu thực vật, các hạt nảy mầm như giá đỗ, các loại rau quả, trứng, thịt, sữa.
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin E từ thực phẩm còn cung cấp thêm các chất chống ôxy hoá khác đó là vitamin A, vitamin C và một số vi chất dinh dưỡng khác.
Video đang HOT
Theo SKDS
Trái cây ăn thế nào đúng cách
Trái cây là một trong những loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng lại có năng lượng tương đối thấp nên phù hợp với nhiều đối tượng.
Trái cây vừa chín tới hay đã chín kỹ?
Đa số các loại trái cây sẽ đạt được hương vị ngon nhất khi đã chín kỹ (nhưng chưa chín rục). Những loại trái cây có nhựa (mủ) như măng cụt, mít, sầu riêng... nên ăn khi trái chín kỹ thì sẽ ngon và tốt hơn. Tuy nhiên, nếu trái đã chín rục, thâm đen hay lên men rượu thì thành phần chất dinh dưỡng sẽ bị thay đổi, chỉ nên ăn khi màu, mùi và vị trái cây còn tốt.
Không nên gọt sẵn
Gọt vỏ, cắt miếng sẵn khiến trái cây dễ bị nhiễm khuẩn và ôxy hóa. (Ảnh minh hóa).
Các chất dinh dưỡng có trong trái cây như vitamin C, folat... cũng có thể bị mất dần dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ, không khí... Quá trình mất chất này sẽ càng diễn ra nhanh hơn khi mất đi lớp vỏ hoặc mặt tiếp xúc của trái cây với không khi tăng lên khi bị cắt nhỏ. Do đó, khi đã cắt trái cây thì nên ăn ngay để nhận được giá trị dinh dưỡng cao nhất. Ngoài ra, việc gọt vỏ, cắt miếng còn khiến trái cây dễ bị nhiễm khuẩn và ôxy hóa.
Có nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn?
Trái cây có thể dùng làm bữa ăn phụ hoặc thức ăn tráng miệng sau bữa ăn vì sau khi ăn ta thường có cảm giác răng rất sạch. Đó là do khi ăn trái cây, chất axít trong trái cây làm chúng ta tiết nhiều nước bọt hơn và làm sạch các bợn răng.
Ăn trái cây sau bữa ăn chính không tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, việc ăn trái cây ngay sau bữa chính ăn có thể làm tăng lượng đường hấp thụ, đường huyết sẽ tăng cao và nhanh. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, ăn trái cây trước bữa chính khoảng 1 giờ đồng hồ có tác dụng giảm béo và rất có ích cho hệ tiêu hóa.
Lựa chọn trái cây phù hợp sức khỏe
Tất cả các loại trái cây đều có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng nên lựa chọn và phối hợp các loại trái cây một cách hợp lý để tận dụng được tối đa các ưu điểm của chúng. Chẳng hạn, vào những ngày hè nóng nực, mồ hôi ra nhiều mang theo một lượng nước và chất khoáng đáng kể, thì nên ăn loại trái cây nào vừa có tác dụng bù đắp các chất dinh dưỡng mất đi vừa có tác dụng giải khát là tốt nhất. Bạn cũng nên ăn nhiều loại trái cây khác nhau để cân đối các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho cơ thể.
Khi ăn trái cây nên ăn cả miếng để tăng cường chất xơ. (Ảnh minh họa)
Khi ăn trái cây nên ăn cả quả thay vì vắt hay ép nước vì như vậy sẽ cung cấp một lượng lớn chất xơ cho cơ thể. Chất xơ một phần sẽ được hấp thụ vào máu, phần không được hấp thụ sẽ có tác dụng giúp hệ thống tiêu hóa của bạn làm việc tốt hơn. Ngoài ra, chất xơ còn tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển, hạn chế vi khuẩn gây hại, loại bỏ những cholesterol thừa trong ống tiêu hóa, làm giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch.
Người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn những trái cây ít ngọt như thanh long, bưởi, cam quýt, táo... Người bệnh hen cần tăng cường các chất dinh dưỡng có tính chống ôxy hóa bao gồm glutathione, vitamin C, vitamin E, beta-caroten là tiền chất vitamin A..., những chất này có nhiều trong các loại trái cây như nho, bưởi, mận, dâu, cam, dứa...Biết ăn đúng cách sẽ đem lại hiệu quả dinh dưỡng cao cho người sử dụng.
Theo SK&ĐS
Sắt đặc biệt quan trọng với trẻ - Vì sao? Sắt cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đối với trẻ em sắt vô cùng quan trọng, vì trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất do nhu cầu tăng cao, nhu cầu sắt ở trẻ còn bú mẹ tăng gấp 7 lần so với người lớn tính theo trọng lượng cơ thể. Vai trò quan trọng nhất của sắt...