Có nên tự ngâm rượu bằng thảo dược?
“Khi chúng ta uống rượu ngâm thảo dược, dù là thuốc thực sự, được các bác sĩ y học cổ truyền chính thống kê đơn, rủi ro vẫn rất lớn”, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo.
Hiện trên thị trường, đặc biệt ở các khu du lịch, xuất hiện khá nhiều sản phẩm được những người trong trang phục dân tộc giới thiệu là đặc sản núi rừng gồm nhân sâm, ba kích, táo mèo, chuối hột…
Theo lời giới thiệu của người bán, việc uống rượu ngâm các sản phẩm này sẽ mang lại nhiều lợi ích như bồi bổ sức khỏe, trị đau lưng, tăng cường sinh lý…
Tác dụng?
Theo đại tá, lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội), mỗi vị thuốc đều có tác dụng, tính, vị, quy, kinh khác nhau. Khi vào lục phủ ngũ tạng, chúng cũng tác động theo cách khác nhau.
Đa phần người bán hàng không qua đào tạo, thường phóng đại tác dụng của chúng. Tuy nhiên, tính năng, tác dụng của từng vị thuốc thường được quảng cáo thường chỉ đúng một phần và rất khó tin tưởng.
Ẩn quảng cáoBạn sẽ không thấy quảng cáo này nữaBáo xấu quảng cáoHãy cho biết quảng cáo này có vấn đề gì
Ngoài ra, trong quá trình bào chế, các lương y, bác sĩ thường phải chọn lựa rất kỹ lưỡng, rửa sạch, sấy diêm sinh…, cùng nhiều công đoạn khác nhau, tỷ lệ ngâm cũng cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
Đại tá, lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, khuyên người dân không nên mua các loại thảo dược bên ngoài về tự ý ngâm rượu. Ảnh: Hoàng Hiệp.
Video đang HOT
“Khi tự mua thảo dược ngâm rượu, chúng ta khó có thể chắc chắn về nguồn gốc. Chất lượng không đảm bảo, tỷ lệ ngâm cũng không đúng có thể gây phản ứng tiêu cực với cơ thể. Bên cạnh đó, liều lượng trong quá trình ngâm tẩm các loại cây cũng khác nhau, nhiều vị thuốc còn có độc tính cao. Một số trường hợp dùng không đúng liều lượng, uống nhầm loại thảo dược chứa độc tính gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong”, lương y Minh khuyến cáo.
Ông lấy ví dụ về sản phẩm được sử dụng rất phổ biến hiện nay là ba kích. Cây ba kích có tên gọi khác là ruột gà. Nguyên tắc khi sử dụng loại cây này là rửa sạch, bỏ lõi, sau đó sấy khô và ngâm tẩm. Loại thảo dược này có tác dụng chính là kích thích thần kinh, hỗ trợ tiêu hóa và bồi bổ chức năng thận. Tuy nhiên, nếu để nguyên lõi, chúng có thể mang một số độc tố.
Ngoài ra, rượu ngâm ba kích thường được đồn đại và quảng cáo giúp tăng cường sinh lý đàn ông, kéo dài hoạt động “giường chiếu”. Lương y Minh giải thích: “Quan niệm này hoàn toàn sai bởi ba kích chỉ có thể hỗ trợ, tăng cường chức năng thận chứ không thể mang đến tác dụng như lời đồn”.
Nguy cơ tiềm ẩn
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhận định: “Khi chúng ta uống rượu ngâm thảo dược, dù là thuốc thực sự, được các bác sĩ y học cổ truyền chính thống kê đơn, rủi ro vẫn rất lớn”.
Nguyên nhân là rượu có tính chất gây nghiện. Người uống rượu thuốc rất dễ tăng liều, dẫn đến lạm dụng và nghiện. Việc sử dụng rượu thuốc có thể biến một người bình thường thành nghiện rượu, bất kể loại rượu đó ngâm thảo dược hay loại thuốc nào.
Vấn đề thứ 2 đến từ các thành phần thảo dược ngâm rượu. Theo tiến sĩ Nguyên, người uống thuốc phải có bệnh. Bệnh nhân dù uống rượu thuốc để chữa bệnh cũng phải được thăm khám, bắt mạch, chẩn đoán, từ đó sử dụng theo đơn với liều lượng, loại thảo dược phù hợp. Các loại thuốc này chỉ dùng trong một khoảng thời gian nhất định, không thể uống kéo dài. Nguyên nhân là bất cứ loại thuốc nào dùng dài cũng sẽ gây tác dụng phụ.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Quốc Vương.
Một rủi ro khác là thói quen mời rượu của người dân. Rượu ngâm thảo dược, rượu thuốc chỉ dành cho người bị bệnh, phác đồ điều trị nêu rõ liều lượng uống bao nhiêu chén mỗi ngày, vào thời điểm nào. Tuy nhiên, chúng ta lại mang rượu cho mọi người uống. Thói quen này gây ra nhiều nguy cơ về sức khỏe như dị ứng, tác dụng phụ không mong muốn…
“Rõ ràng, người dân đang tự ý ngâm và uống rượu thuốc sai cách. Việc sử dụng một hợp chất như vậy, dù đúng là thuốc, mang đến nguy cơ về sức khỏe rất lớn do không đúng bệnh, đúng liều”, bác sĩ Nguyên khẳng định.
Vị chuyên gia này nêu một số ví dụ về trường hợp ngâm rượu với mã tiền, củ ấu tàu, thậm chí hoa anh túc… Những sản phẩm này mang đến cảm giác lạ, thôi thúc con người uống thử.
Tại Trung tâm Chống độc, rất nhiều trường hợp uống rượu ngâm thảo dược đã ngộ độc, nhập viện trong tình trạng loạn nhịp tim, co giật, mờ mắt, kích thích, hoang tưởng, ảo giác, nặng hơn là viêm gan, suy thận, thậm chí tử vong.
Đồng tình với quan điểm này, lương y Minh cho hay: “Việc ngâm rượu với thảo dược phải có bài thuốc, tỷ lệ nhất định chứ không thể pha trộn tùy tiện. Tôi từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân uống rượu tự ngâm với liều lượng quá nhiều gây dị ứng, mẩn ngứa, thậm chí co giật và phải ngay lập tức chuyển tới bệnh viện cấp cứu”.
Chuyên gia này nhận định việc uống rượu thuốc đúng liều lượng có thể mang tới một số tác dụng tốt như khí huyết lưu thông, giảm căng thẳng. Tuy nhiên, nhiều người hiện uống quá nhiều, lạm dụng và gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
[Thuốc&Dinh dưỡng] Các vị thuốc ngâm rượu cho ngày Tết
Ngày Xuân, thay vì dùng bia, rượu tây hay rượu ta, thật thú vị khi dùng vài ly rượu thuốc cho mình hoặc đãi bạn. Đương nhiên, đã là rượu thuốc thì uống có chừng mực, đều đặn mỗi bữa chỉ vài ba ly nhỏ. Uống để bồi bổ sức khỏe là chính, không vì vui mà say sưa.
Ảnh minh họa
Rượu ngâm câu kỷ tử : Vị thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng thận, làm sáng mắt. Vị thuốc được dùng nhiều trong những bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh, điều trị hiếm muộn.
Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử có tên khoa học Lycium barbarumL. (Lycium chinense mill). Đây là vị thuốc quý nên còn có tên: thiên tinh, địa tiên, khước lão (từ chối tuổi già, trẻ mãi)... Đối với sức khỏe tình dục, có câu: "Đi xa ngàn dặm không nên dùng câu kỷ tử vì nó bổ thận quá cho nên kích thích đến tình dục" (Danh y Biệt lục).
Câu kỷ tử vị ngọt, tính bình, vào ba kinh Can, Thận và Phế; có công dụng tư bổ Can, Thận, dưỡng huyết minh mục và nhuận phế; thường dùng để chữa can thận âm suy, lưng gối yếu mỏi, đầu choáng mắt hoa, mắt nhìn không rõ, di tinh, vô sinh...
Câu kỷ tử có thể dùng độc vị để ngâm rượu, làm trà, thậm chí nhai sống. Ngày xuân có bình rượu ngâm câu kỷ tử để nhâm nhi thật thú vị.
Rượu ngâm dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc (tên khoa học là epimedium, thuộc họ hoàng liên gai - Berberidaceae) là một trong những vị thuốc bổ dương của y học cổ truyền. Đây là lá phơi hay sấy khô của nhiều loại cây thuộc chi Epimedium như dâm dương hoắc lá to, dâm dương hoắc lá mác, dâm dương hoắc lá hình tim, dâm dương hoắc có lông mềm...
Theo y học cổ truyền, dâm dương hoắc vị cay ngọt, tính ấm; có công dụng ôn thận, tráng dương (làm ấm tạng thận và khỏe dương khí), cường cân tráng cốt (làm mạnh gân xương) và khứ phong, trừ thấp. Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con, lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp... Dâm dương hoắc có ở Trung Quốc và một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.Y học hiện đại ghi nhận, trong dâm dương hoắc có chứa hàm lượng L-Arginine rất cao (L-Arginine là chất kích thích sản xuất hoóc-môn tăng trưởng, tăng cường sinh dục, thiếu chất này sẽ làm ảnh hưởng đến sự ham muốn). Chiết xuất được trong lá dâm dương hoắc những nhóm chất có tác dụng làm tăng lưu lượng máu và cải thiện chức năng tình dục bao gồm: alcaloid, flavonoid và saponosid, phytosterol, tinh dầu, axít béo, vitamin E.
Dâm dương hoắc thường được dùng là thuốc ngâm rượu, có thể dùng độc vị, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Dương hoắc với mỡ dê để vừa tăng dược tính vừa tạo mùi thơm.
Rượu dâm dương hoắc ngâm độc vị có màu xanh đẹp. Thường ngâm 500g dâm dương hoắc với 5 lít rượu gạo ngon. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 15 - 20ml.
Rượu thục địa: Thục địa có công dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ Can, ích Thận, ích tinh, bổ tủy, tuấn bổ chân âm, kèm bổ huyết. Do vậy, thục địa là vị thuốc chủ lực của nhiều bài thuốc bổ thận cho những trường hợp vô sinh, cả nam lẫn nữ, tăng cường sức khỏe nói chung, sức khỏe tình dục nói riêng.
Địa hoàng có tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn). Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Sinh địa là thân rễ phơi hay sấy khô của cây địa hoàng; còn thục địa được chế biến từ sinh địa theo dạng đồ, nấu chín. Thục địa được xem là thuốc chủ yếu để bổ thận.
Theo tài liệu cổ, thục địa vị ngọt, tính hơi ôn vào 3 kinh: Tâm, Can, Thận. Có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ thận, làm đen râu tóc, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư, ho suyễn.
Y học hiện đại nhận thấy, địa hoàng (sinh địa, thục địa) có tác dụng: hạ đường huyết, làm mạnh tim, hạ huyết áp, bảo vệ gan, lợi tiểu, cầm máu và tác dụng lên một số vi trùng nên có tác dụng kháng viêm...
Thục địa qua chế biến như vậy mới trở nên bổ thận, không còn tính nê trệ của sinh địa nữa. Rượu ngâm thục địa thơm ngon, bổ thận.
Vì sao thịt gà ăn cùng lá chanh? Câu trả lời của chuyên gia tiết lộ tác dụng bất ngờ Thịt gà kết hợp với lá chanh không chỉ là món ăn quen thuộc, mà ở một khía cạnh nào đó nó còn là vị thuốc trong y học cổ truyền. Trong đời sống ẩm thực của người Việt, thịt gà là loại thực phẩm quen thuộc mà dường như ai cũng có thể sử dụng. Thịt gà có thể chế biến được...