Có nên dùng máy theo dõi SpO2 tại nhà?
Máy theo dõi SpO2 cầm tay tiện dụng, nhỏ gọn, chỉ cần kẹp vào đầu ngón tay hoặc ngón chân là có thể đọc được kết quả tại nhà.
Tiến sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, cho biết chỉ số sinh tồn là dấu hiệu để nhận biết trạng thái sống còn của cơ thể con người. Ngoài 4 dấu hiệu là mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở luôn được theo dõi liên tục qua máy theo dõi người bệnh (monitor) thì dấu hiệu oxy hóa máu ngoại vi (SpO2) cũng được coi là một chỉ số sinh tồn quan trọng.
Thông thường, các máy theo dõi ở khác khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, các Đơn vị chăm sóc đặc biệt có thể theo dõi được nhiều chỉ số sinh tồn nhưng đắt tiền, khó vận chuyển, đòi hỏi nguồn điện ổn định nên không phù hợp cho các tuyến y tế cơ sở, các bệnh viện dã chiến, trên đường vận chuyển bệnh nhân hoặc sàng lọc bệnh nhân nặng trọng cộng đồng.
“Lúc này, máy theo dõi SpO2 cầm tay sẽ phát huy tác dụng”, bác sĩ nói.
Video đang HOT
Máy tiện dụng, nhỏ gọn, chạy bằng pin, chỉ cần kẹp vào đầu ngón tay hoặc ngón chân là có thể đọc được kết quả. Đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay với bộ phận cảm biến ở mặt dưới đồng hồ để tính toán chỉ số SpO2 (%).
Các F0 không triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ được theo dõi tại nhà có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để theo dõi.
“SpO2 là chỉ số sống cơ bản đầu tiên trong theo dõi bệnh nhân nặng, nguy kịch, đặc biệt là các trường hợp suy hô hấp phải thở máy. Khi theo dõi các bệnh nhân mắc các bệnh lý hô hấp, đặc biệt là Covid-19, chỉ số SpO2 giúp bác sĩ tiên lượng mức độ nặng để xử trí hoặc chuyển người bệnh kịp thời đến đơn vị hồi sức”, bác sĩ Hoàng Công Tình nói.
Nếu chỉ số SpO2 thấp hơn 92%, bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, phải nhập viện và theo dõi sát diễn tiến tình trạng suy hô hấp. Trong trường hợp chỉ số SpO2 của bệnh nhân lớn hơn 92% nhưng có các biểu hiện suy hô hấp như khó thở nhiều, người lớn thở nhanh> 30 lần/phút, thở co kéo các cơ hô hấp phụ nhiều, vẫn cần được nhập viện để theo dõi và điều trị.
Một người khỏe mạnh bình thường, độ bão hòa oxy máu dao động trong khoảng 95-100%.
Thuốc lá điện tử: Độc tố chết người ẩn sau vỏ bọc thời thượng
Trước khi dịch bùng phát, các quán cà-phê ở các thành phố thường đông nghịt các bạn trẻ mỗi buổi tối cuối tuần.
Bầu không khí vốn đã oi ả càng trở nên nặng nề bởi những làn khói thuốc quyện vào nhau. Hình thức nhỏ gọn, thời thượng, mùi hương đa dạng, thuốc lá điện tử đã và đang trở thành một thú chơi trong giới trẻ...
Lực lượng chức năng kiểm tra tinh dầu thuốc lá bị tạm giữ.
Trào lưu của giới trẻ
Dạo một vòng quanh một số trường phổ thông trung học, đại học, cao đẳng ở Hà Nội dễ thấy nhiều bạn trẻ la cà quán xá với những cây thuốc lá điện tử trên tay.
Em Trần Quang N., học sinh lớp 12 cho biết: "Em hút thuốc từ năm lớp 10, cứ lúc nào vui hoặc gặp chuyện buồn em lại hút, tần suất cứ tăng dần lên. Đến bây giờ thì em sử dụng liên tục, lâu lâu không hút lại thấy nhạt miệng không chịu được". Nhiều bạn trẻ đã mạnh tay sắm cho mình trọn bộ thuốc lá điện tử với đủ hương liệu để sử dụng, một số nữ sinh cũng chẳng ngại mua về những cây thuốc lá điện tử có hình dáng như một thỏi son để che mắt phụ huynh. Khi được hỏi về lý do hút thuốc lá điện tử, đa phần các bạn trẻ đều nói rằng do tò mò, thấy bạn bè hút thì cũng hút theo.
Theo thống kê của WHO, hiện có khoảng 1,1 triệu người Việt Nam hút thuốc lá điện tử. Đáng buồn là nhiều người nghĩ rằng thuốc lá điện tử không gây hại cho sức khỏe. Thậm chí nhiều người còn nghĩ dùng thuốc lá điện tử là để cai nghiện thuốc lá truyền thống. N.T.L (24 tuổi, sống tại Hà Nội) chia sẻ: "Mình nghiện thuốc lá nặng nên mọi người khuyên chuyển qua dùng thuốc lá điện tử để cai dần, món này nhẹ hơn, mùi lại thơm nên mình cũng khá thích".
Vỏ bọc chết người
Theo bác sĩ Hoàng Văn Huấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Nội, hiện nay Việt Nam có khoảng 15,6 triệu người hút thuốc lá, trong đó khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến các bệnh lý về hô hấp do có tiền sử lạm dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử.
Bác sĩ Huấn cho hay bệnh viện tiếp nhận ngày càng nhiều các bạn trẻ có biểu hiện đau tức ngực, viêm phế quản cấp tính, lao phổi, viêm phổi do sử dụng thuốc lá điện tử. Một điều đáng lo ngại là có nhiều bạn trẻ cho rằng thuốc lá điện tử ít tác hại hơn và thậm chí còn cai được thuốc lá thông thường. Bác sĩ Huấn khẳng định điều này không đúng."Nói rằng thuốc lá điện tử ít tác hại hơn thuốc lá, thuốc lào hay shisa, bóng cười là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Trong thuốc lá điện tử chứa nicotine đã được tinh chế. Đây là chất gây nghiện, ảnh hưởng đến não và tim mạch. Trong giai đoạn đầu khi hút, chất nicotine sẽ khiến người hút sảng khoái, hưng phấn, hiệu quả làm việc tăng lên, giảm stress. Qua thời gian, người hút sẽ tiếp tục sử dụng với liều tăng dần lên, vì vậy sẽ không thể cai được thuốc và thậm chí còn hút nhiều hơn", bác sĩ Huấn cho biết.
Do đó, bác sĩ Hoàng Văn Huấn khuyến cáo các bạn trẻ cần tìm hiểu rõ tác hại của thuốc lá điện tử, nguyên nhân mình nghiện chúng để có thể tìm cách giảm tần suất hút và từ bỏ thói quen xấu này, bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh.
Hội chứng mệt mỏi mạn tính ở người trẻ tuổi- Nguy cơ đến từ COVID-19 Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, ngay cả khi bị mắc COVID-19 nhẹ, những bệnh nhân trẻ tuổi cũng có thể gặp hội chứng mệt mỏi mạn tính. Mặc dù người lớn tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do nhiễm COVID-19, nhưng kết quả nghiên cứu mới đây được đăng trên Tạp chí Frontiers in Medicine cho thấy...