Có nên đắp mặt nạ nha đam mỗi ngày?
Nha đam là một trong những nguyên liệu làm đẹp quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho làn da.
Vậy có nên đắp mặt nạ nha đam mỗi ngày không?
1. Đắp mặt nạ nha đam có tác dụng gì cho da mặt?
Nhờ thành phần chứa các loại vitamin, chất chống oxy hóa, magie, kẽm, axit folic… nha đam được sử dụng khá phổ biến trong chăm sóc da.
Đắp mặt nạ nha đam đúng cách có thể giúp:
- Làm dịu tình trạng kích ứng da : Mặt nạ nha đam với khả năng làm mát và cấp ẩm nhanh chóng giúp làm dịu da, giảm nóng rát, khô da do cháy nắng, mẩn đỏ, kích ứng nhẹ…
- Làm lành vết thương: Nha đam có khả năng chữa lành vết thương, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, hạn chế tình trạng sẹo, thâm mụn.
- Chống lão hóa: Với hàm lượng vitamin E và C, nha đam có khả năng giảm nếp nhăn trên da, làm chậm quá trình xuất hiện dấu hiệu lão hóa da, hạn chế tàn nhang, nám… giúp da trở nên căng mịn và tươi trẻ hơn.
- Dưỡng ẩm da: Nha đam cũng có thể sử dụng để cấp ẩm cho da, hạn chế tình trạng da khô, thô ráp.
Nha đam được sử dụng rất nhiều để dưỡng da.
2. Nên đắp mặt nạ nha đam bao nhiêu lần mỗi tuần?
Tùy từng loại da, bạn có thể đắp mặt nạ mỗi ngày hoặc cách ngày:
- Đối với da khô, bạn có thể sử dụng mặt nạ nha đam mỗi ngày. Tinh chất dưỡng ẩm của nha đam sẽ giúp da mềm mại, ngậm nước, củng cố hàng rào bảo vệ da. Đối với người có làn da cực kỳ khô, có thể kết hợp nha đam cùng vài giọt dầu dưỡng da để tăng cường hiệu quả dưỡng ẩm.
Video đang HOT
- Đối với làn da dầu, dễ nổi mụn, chỉ nên đắp mặt nạ nha đam từ 2-3 lần mỗi tuần. Việc lạm dụng mặt nạ nha đam có thể khiến da tiết dầu nhờn nhiều hơn, gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến nổi mụn.
Mặc dù nha đam rất lành tính, bạn vẫn nên kiểm tra phản ứng của da trên một vùng da nhỏ ở tay trước khi thoa lên da mặt. Việc này sẽ hạn chế tình trạng dị ứng, kích ứng, đặc biệt là đối với da nhạy cảm.
3. Một số công thức mặt nạ nha đam dễ thực hiện
Nhiều người đắp mặt nạ nha đam bị ngứa có thể do sơ chế nha đam không đúng cách. Do đó khi sơ chế cần lưu ý:
Chọn cây nha đam tươi, mọng nước, có màu xanh nhạt, không nên chọn nha đam ngả sang màu vàng.
Rửa kỹ nhánh nha đam với nước sạch, trước khi gọt vỏ cần lau khô.
Tách sạch phần vỏ xanh (cẩn thận để không bị nhựa dính vào gel), lấy gel nha đam cho vào bát ngâm với nước muối loãng.
Vớt nha đam ra rổ, r ửa lại nhiều lần cùng nước sạch, rồi để ráo nước.
3.1. Mặt nạ nha đam dưa chuột
Dưa chuột và nha đam đều là những nguyên liệu lành tính, tốt cho da. Công thức mặt nạ này phù hợp với mọi loại da (da thường, da khô, da dầu, da nhạy cảm). Bạn có thể đắp mặt sau khi rửa mặt để làm dịu da, đồng thời cấp ẩm cho da nhanh chóng.
Chuẩn bị quả dưa chuột xay nhuyễn và 1 muỗng gel nha đam. Trộn đều các nguyên liệu rồi thoa lên da mặt, giữ nguyên trong khoảng 15 phút, sau đó rửa mặt lại với nước. Không nên rửa mặt bằng nước nóng bởi việc này có thể gây khô da.
Khi sơ chế nha đam cần thận trọng không để tạp chất hoặc nhựa nha đam dính vào phần gel.
3.2. Nha đam và tinh bột nghệ
Nghệ chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa. Do đó, nguyên liệu này có thể được sử dụng để làm sáng da, mờ sẹo thâm mụn, ngăn ngừa mụn trứng cá… Kết hợp cùng nha đam sẽ tăng cường hiệu quả cấp ẩm, thúc đẩy quá trình phục hồi, hạn chế tổn thương, giúp da mịn màng, sáng khỏe.
Dùng phần gel nha đam đã được sơ chế xay nhuyễn rồi trộn đều với 2 thìa cà phê bột nghệ (có thể thêm 1 thìa mật ong để tăng thêm hiệu quả). Sau khi tẩy trang và rửa mặt, thoa đều hỗn hợp lên da và giữ trong 20 phút, rửa lại mặt sạch với nước mát. Bạn nên kiên trì thực hiện đều đặn để cải thiện làn da.
3.3. Nha đam và lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng và nha đam có thể giúp làm sạch da, loại bỏ dầu nhờn mà không gây khô da. Nhờ vậy mà công thức mặt nạ này đặc biệt hữu ích với làn da dầu, hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông dễ dẫn đến viêm, nổi mụn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng công thức mặt nạ nha đam và lòng trắng trứng để làm dịu da trong các trường hợp da cháy nắng, mẩn đỏ, kích ứng nhẹ… bằng cách: Chuẩn bị 1 lòng trắng trứng và một thìa gel nha đam tươi. Trộn đều hai nguyên liệu trên thành hỗn hợp sệt và dùng cọ thoa hỗn hợp lên mặt. Để mặt nạ khô lại tự nhiên trên da trong khoảng 10 – 15 phút, cuối cùng, rửa mặt sạch với nước và tiếp tục thoa kem dưỡng ẩm.
Ngoài các nguyên liệu trên, có thể phối hợp nha đam cùng sữa chua, nước hoa hồng… để làm mặt nạ cũng mang lại hiệu quả làm đẹp da.
Lợi ích của nước muối đối với làn da
Nước muối không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hàng ngày mà còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho làn da.
Từ khả năng làm dịu các vấn đề da liễu như chàm và vảy nến đến việc hỗ trợ tẩy tế bào chế.t. Nước muối là một giải pháp chăm sóc da tự nhiên, an toàn và hiệu quả nếu sử dụng đúng cách.
Nước muối tự nhiên, đặc biệt là nước biển sâu, chứa hàng loạt khoáng chất có lợi cho da như magie, canxi, kali, kẽm và selen. Những khoáng chất này không chỉ có đặc tính kháng khuẩn mà còn giúp cải thiện các tình trạng da nhờn, ngứa hoặc viêm nhiễm.
Theo một nghiên cứu, nước biển sâu - lấy từ độ sâu hơn 200m - có độ tinh khiết cao, giàu dinh dưỡng và ít vi khuẩn. Việc sử dụng nước này để chăm sóc da có thể giúp giảm tình trạng khô da, viêm, nứt nẻ và cải thiện cân bằng khoáng chất trong cơ thể, đặc biệt hữu ích cho những người mắc hội chứng viêm da dị ứng.
Ảnh minh họa
Nước muối có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, giúp tiê.u diệ.t vi khuẩn gây mụn và giảm viêm. Với những người bị vảy nến mảng và viêm khớp vảy nến, liệu pháp tắm khoáng (balneotherapy) sử dụng nước muối tự nhiên như Biển Chế.t hoặc thêm muối biển vào bồn tắm, đã được chứng minh là giảm đau, làm mềm da, và hỗ trợ loại bỏ các mảng vảy.
Khoáng chất như sulfur trong nước muối giúp phá vỡ các mảng vảy nến, trong khi magie hỗ trợ giảm các yếu tố kích ứng da và gián tiếp tăng cường khả năng tái tạo.
Một lợi ích khác của nước muối là khả năng tẩy tế bào chế.t. Khi dùng như một chất tẩy da chế.t vật lý, nước muối giúp loại bỏ tế bào chế.t, thông thoáng lỗ chân lông và cải thiện khả năng hấp thụ dưỡng chất từ các sản phẩm dưỡng da.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tẩy tế bào chế.t bằng nước muối không phù hợp với da mặt hoặc da nhạy cảm vì có thể gây kích ứng. Thay vào đó, hãy sử dụng nước muối cho cơ thể hoặc các vùng da dày hơn.
Ảnh minh họa
Nước muối có tác dụng giảm ngứa, viêm da và các phản ứng dị ứng nhờ vào khả năng làm giảm kháng thể gây dị ứng IgE cùng histamin. Đồng thời, việc ngâm mình trong nước muối ấm còn thúc đẩy lưu thông má.u, cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho da, mang lại làn da mịn màng và rạng rỡ hơn.
Nước muối không chỉ hữu ích cho da mặt mà còn có thể sử dụng cho tóc. Nó giúp loại bỏ gàu, kích thích tuần hoàn má.u trên da đầu và hấp thụ dầu thừa cũng như độ ẩm, ngăn chặn sự phát triển của nấm.
Dù có ít nghiên cứu khoa học về việc đưa nước muối vào quy trình chăm sóc da, bạn có thể thử các phương pháp sau dựa trên kinh nghiệm thực tế:
Bắt đầu sử dụng nước muối 1-2 lần mỗi tuần để quan sát phản ứng của da.
Ngừng sử dụng nếu da bị khô hoặc kích ứng.
Ưu tiên muối biển thay vì muối ăn để tận dụng các khoáng chất vi lượng.
Sử dụng muối hạt mịn thay vì muối hạt to để tránh làm tổn thương da.
Thử lau mặt bằng bông tẩm dung dịch nước muối, tránh chà xát mạnh
Đun sôi 2 cốc nước.
Thêm 1 thìa cà phê muối biển.
Để nguội và bảo quản ở nhiệt độ phòng để sử dụng khi cần.
Nước muối giúp giải quyết nhiều vấn đề từ mụn, viêm đến tình trạng da khô hoặc tổn thương. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy lắng nghe làn da và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu cần. Với cách sử dụng hợp lý, nước muối sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng để mang lại làn da khỏe mạnh, tươi sáng.
Cách trị rụng tóc từ củ gừng Có thể sử dụng củ gừng hoặc chiết xuất từ gừng để làm nước gội đầu trị rụng tóc, dưỡng tóc mềm. Vậy cách sử dụng như thế nào? Tác dụng trị rụng tóc của củ gừng? Thành phần trong củ gừng khá đa dạng, có khả năng làm đẹp da, chống rụng tóc rất tốt. Các thành phần dinh dưỡng có lợi...