Có nên cho con học vượt lớp ở trường?
Học vượt lớp ở trường hay còn gọi là vượt trình độ trường là một trong những từ khóa quen thuộc đối với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, câu hỏi có nên cho con trẻ học vượt hay không hiện vẫn còn là vấn đề gây rất nhiều tranh cãi.
Phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy rằng, dù một lớp có tổng sĩ số là 40 em thì sức học của từng em lại không đồng đều nhau. Một số em sẽ nổi bật hơn so với các bạn đồng trang lứa và ngược lại cũng sẽ có những em phải cố gắng rất nhiều mới theo kịp được chương trình hiện tại. Thế nên, chuyện học vượt sẽ chỉ xuất hiện với một số cá nhân nhưng cũng đồng thời lại vô hình trung gây nên áp lực cho các thành viên còn lại trong lớp.
Từ đó, đa số các lớp sẽ xuất hiện tình trạng các em phải “đợi nhau” để cùng học một bài hay kết thúc một bài, và phải “đợi nhau” để cùng lên lớp. Về lâu về dài, tình trạng này sẽ khiến một số em cảm thấy chán nản vì mất đi sự hứng thú, các em còn lại thì sẽ gặp áp lực vì không theo kịp tiến độ của bạn bè.
Hãy để con học theo đúng năng lực chứ không phải theo độ tuổi
Nếu lấy khả năng của từng cá nhân làm mốc xuất phát thì việc bắt đầu quá trình tiếp thu kiến thức và tiến bộ sẽ trở nên dễ dàng và khoa học hơn rất nhiều. Đó chính là lý do phương pháp Kumon ra đời. Là trung tâm ngoại khóa dạy Toán và tiếng Anh cho trẻ từ 3 đến 17 tuổi, Kumon khác với mô hình giáo dục truyền thống là “cùng độ tuổi – cùng một trình độ”. Chương trình học Kumon tập trung hoàn toàn vào năng lực của từng cá nhân bất kể độ tuổi. Thế nên, sẽ không có gì lạ nếu có trường hợp một cặp bé song sinh cùng vào học Kumon nhưng lại giải bài tập ở những trình độ riêng biệt nhau.
Những em khi bắt đầu trải nghiệm phương pháp Kumon sẽ được khởi đầu ở trình độ “vừa đúng” nhất với năng lực của bản thân. Các em sẽ dựa vào các ví dụ có sẵn để tự giải từng tờ bài tập chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên hướng dẫn.
Đồng thời, giáo trình Kumon được thiết kế theo từng bước ngắn sát với chương trình học ở trường nhằm thúc đẩy các em thành thạo bước trước mới có thể tiến đến những trình độ sau. Từ nền tảng hiểu thấu những con số và câu chữ, trẻ sẽ dần hình thành nên khả năng tự học và tự tiến bộ mà không gây nên bất kì áp lực hay gánh nặng gì.
Đặc biệt, các em còn được định hướng học vượt trình độ trường sau chỉ vài năm hoặc thậm chí vài tháng. Bởi từ việc khởi đầu với chương trình vừa sức, các em sẽ không phải so sánh trình độ của mình với nhau nên có thể tự nhiên phát triển bản thân và ngày càng cảm thấy tự tin, thích thú với việc học.
Lễ trao giải hằng năm của Kumon
Lễ tuyên dương học sinh xuất sắc năm 2019 của Kumon Việt Nam
Giải ASHR (Advanced Student Honor Roll) ra đời vào năm 1959, là giải thưởng Kumon dành cho các em có thành tích xuất sắc học vượt trình độ trường. Kumon hiện tại có bốn cấp độ vượt: 6 tháng, 2 năm, 3 năm và 5 năm so với trình độ trường.
Video đang HOT
Cúp trao giải học sinh tốt nghiệp chương trình chuẩn của Kumon
Đồng thời, Kumon còn tổ chức thêm sự kiện hàng năm với tên gọi Lễ Tuyên Dương Học Sinh Xuất Sắc (Advanced Student Forum – ASF), dành cho các em đạt giải vượt 5 năm trở lên và những em đã hoàn tất chương trình Kumon.
Dù năm 2020 là một năm rất khó khăn do sự ảnh hưởng lớn từ đại dịch nhưng Kumon vô cùng tự hào khi có 4,931 em đạt giải học vượt trình độ trường theo Chương trình chuẩn Kumon (bao gồm môn Toán và Tiếng Anh). Tính trong năm 2020, Kumon có tổng 2,911 em đạt giải Học vượt 6 tháng; 2 năm là 979 em; 3 năm là 737 em; 5 năm là 271 em và đặc biệt là 33 em tốt nghiệp chương trình chuẩn Kumon.
Các em học sinh Kumon nhận giải thưởng cùng thầy Futatsuki Toshihide – Tổng giám đốc của Kumon Việt Nam
Với niềm tin vào tiềm năng vô hạn của từng cá nhân, Kumon tin rằng chỉ cần các em có một khởi đầu tốt thì có thể học vượt trình độ trường, bứt phá giới hạn của bản thân một cách tự tin và độc lập mà không gặp bất kì áp lực nào.
Vậy nên để trả lời cho câu hỏi “con học vượt nên hay không” sẽ tùy thuộc vào khả năng của con trẻ, bởi nếu học vượt theo đúng phương pháp không chỉ giúp con hứng thú và tự tin hơn mà còn cải thiện được điểm số ở trường tốt hơn.
20 năm một mái trường
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, cô giáo Nguyễn Thị Nghĩa - GV dạy Văn trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định đã có những chia sẻ về ngôi trường nơi cô đã trưởng thành và công tác.
Từ ký ức học sinh...
Năm học lớp 9, tôi và các bạn được lên thành phố tham dự kì thi chọn Học sinh giỏi cấp Tỉnh. Sau buổi thi cô giáo chủ nhiệm đưa chúng tôi đến ngôi trường mà tất cả những học trò trường Năng khiếu huyện chúng tôi ngày ấy đều mơ ước được học tập nối gót những anh chị khóa trước.
Hình ảnh cánh cổng màu xanh nổi bật lên hàng chữ "Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định" đã in sâu trong tâm trí tôi từ ngày đó và trở thành động lực thôi thúc tôi học tập.
Cô Nguyễn Thị Nghĩa - Giáo viên dạy văn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định.
Thế rồi tôi đỗ vào trường chuyên Lê Hồng Phong. Đó là cảm giác hồi hộp bâng khuâng, trằn trọc khiến tôi phải một đêm thức trắng trước ngày nhập trường.
Rồi cảm giác mới mẻ cũng dần qua đi thay vào đó là những kỷ niệm của 3 năm THPT cùng hành trang cho tôi tự tin bước vào cánh cổng trường đại học.
Hơn 20 năm, cô Nghĩa vẫn nguyên vẹn một tình yêu với mái trường nơi lớn lên và trưởng thành
Tôi may mắn hơn nhiều bạn cùng lớp khi nhà tôi ở cách trường chỉ hơn 30 cây số nên tôi ở trong khu Nội trú. Đây không phải lần đầu tiên tôi sống xa nhà khi mấy năm học trước đó tôi đã ở khu Nội trú của trường Năng khiếu huyện.
Tưởng rằng đã quen với cuộc sống xa gia đình, vậy mà vẫn không tránh được cảm giác nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Có những đêm, khi các bạn trong phòng đã ngủ, tôi vùi mặt vào tấm chăn nức nở. Về sau, tôi và cô bạn thân cùng phòng đã có một "sáng kiến" rất thú vị và bổ ích. Vì phương tiện đi lại ngày ấy hạn chế, thông thường cả tháng chúng tôi mới về thăm gia đình, nếu sát kì thi, chúng tôi còn ít về hơn nữa.
Tối thứ Bảy, khi các bạn ở gần hơn về đã quê, khu Nội trú trở nên yên tĩnh, vắng vẻ, hai đứa chúng tôi lại làm thơ và đọc cho nhau nghe.
Con đi trọ học xa nhà
Chẳng gần bố mẹ, ông bà sớm hôm
Nhưng bố mẹ chớ có buồn
Con sẽ cố gắng để luôn được mười
Con còn học để làm người
Mai sau có ích cho đời nở hoa...
Những vần thơ câu từ có phần vụng về của tuổi học trò nhưng chứa đựng cảm xúc tự đáy lòng vừa giúp chúng tôi hết buồn tủi vừa là lời tự nhủ để vươn lên.
Thời gian đầu, cũng có những lúc tôi cảm thấy lạ lẫm, khó hòa nhập với xung quanh. Nhưng chúng tôi đã nhanh chóng gắn bó, yêu thương nhau dưới mái nhà chung Nội trú.
Phòng 11 chúng tôi ngày ấy có bốn người, nổi tiếng đoàn kết, ví dụ như ai về sớm sẽ tự giác đi lấy suất ăn cho cả phòng (vừa để bạn về được ăn ngay, vừa giúp các cô nhà bếp thuận tiện trong việc phân chia, dọn dẹp), hay những lúc học khuya đói bụng chia cho nhau từng miếng trứng, tô mì...
Tuy vậy, không phải lúc nào tôi cũng biết suy nghĩ một cách tích cực. Nhiều khi tôi cũng tủi thân lắm, rồi kêu ca, than vãn khi thấy cuộc sống thiếu thốn đủ điều, thấy mình thiệt thòi khi không được như các bạn ở thành phố... Nhưng sau này, khi đã trưởng thành, tôi lại thấy biết ơn những năm tháng ấy. Có biết bao nhiêu điều tuyệt vời mà cuộc sống ở nội trú đã mang lại. Đó là khi vướng mắc một bài Toán khó đã có ngay "cây Toán" bên cạnh giảng giải. Đó là sinh nhật đặc biệt - cả khu Nội trú hơn chục phòng, gần 100 người, từng phòng một sang chơi, mỗi phòng chuẩn bị một món quà nhỏ và hát tặng một bài...
Quan trọng hơn, chính nhờ quãng thời gian ấy mà tôi có thể sống tự lập hơn, tự biết chăm sóc cho bản thân mình, biết sống đoàn kết, yêu thương người khác, biết cách thích nghi với những thay đổi của hoàn cảnh... Và nghĩ, nếu được sống trong sự bao bọc của gia đình, chưa chắc mình đã nhận ra những giá trị sống và có được những kĩ năng sống quý giá như vậy.
So với thời của chúng tôi, khu Nội trú bây giờ đã thay đổi nhiều lắm. Phòng ở khang trang, tiện nghi hơn rất nhiều, các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo cũng quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn... khiến chúng tôi không khỏi ao ước. Nhưng nghĩ lại mới thấy, đó là giai đoạn đầy ắp kỷ niệm và là môi trường giúp chúng tôi vững vàng đương đầu với sóng gió cuộc đời.
... đến ngày trở về
Là học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, lại được trưởng thành từ ngôi nhà chung nội trú, tôi thật hạnh phúc khi đã được nhận thật nhiều may mắn. Niềm may mắn ấy còn nhân lên gấp bội phần khi tôi được trở về trường công tác ngay sau khi tốt nghiệp Đại học.
Ngày trở về trường với tư cách vừa là cựu học sinh, vừa là giáo viên của trường, trong tôi có biết bao cảm xúc để kể.
Từ khi xa trường, đã bao lần tôi thầm mơ được trở về gặp lại thầy cô, được về lại căn phòng học thân thuộc, được ngồi vào vị trí quen thuộc trong lớp để nhìn lên bảng nghe thầy cô giảng bài, được chạy nhảy vui đùa thỏa thích trong khu Nội trú...
Giờ đây, tôi đã được trở về nơi thân yêu ấy, không phải trong mơ, cũng không phải chỉ về thăm trong chốc lát, mà mỗi ngày những điều ấy đều có thể được thực hiện. Hằng ngày hàng giờ, được sống trong bầu không khí của trường Lê Hồng Phong, tôi không chỉ thấm thía hơn những điều trước đây mình từng suy nghĩ mà còn hiểu thêm thật nhiều điều ý nghĩa khác.
Trong đó, tôi thường nghĩ nhiều về truyền thống của nhà trường với bề dày được xây đắp từ rất nhiều thế hệ thầy trò, về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện tại được hội tụ trong những giá trị cốt lõi. Phải chăng đó là tinh thần vượt khó, vững bước đi lên với tài năng và tâm huyết? Là khả năng tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng những yêu cầu của thời đại, hội nhập cùng nhân loại? Là khát vọng cháy lên và tỏa sáng? Là sự đoàn kết, thủy chung, truyền thống uống nước nhớ nguồn?
Với mỗi bài giảng tôi không thể đưa ra cho mình một đáp án duy nhất. Bởi Lê Hồng Phong trong tôi là sự kết tinh của rất nhiều giá trị đẹp đẽ, thiêng liêng. Những giá trị ấy đã làm nên danh tiếng, tầm vóc của ngôi trường 100 năm tuổi, kết nối các thế hệ thầy trò trong một mái nhà chung, để bất cứ ai cũng đều cảm thấy vinh dự, tự hào khi được là một thành viên của đại gia đình ấy.
Được trưởng thành từ đây rồi được quay trở lại cống hiến cho đam mê, với tôi Lê Hồng Phong là máu thịt, là tình yêu.
Đó cũng là động lực để tôi luôn nhủ lòng dù ở đâu, làm gì vẫn luôn cố gắng góp một phần sức lực của mình để cuộc đời thêm ý nghĩa, đó là cách để khẳng định giá trị bản thân và đền đáp những gì đã được nhận từ mái trường này.
Người thầy đích thực phải biết khuyến khích học sinh tự học Dạy học, hiểu theo nghĩa cơ bản nhất, là tổ hợp của các hoạt động hai chiều, bao gồm hoạt động 'dạy' của thầy và hoạt động 'học' của học sinh. Theo quan điểm Nho giáo thì việc dạy của thầy quyết định việc học của trò. Người thầy được coi là linh hồn của việc dạy và học. Những gì thầy truyền...