Có nên ăn trứng gà khi bị sốt?
Nhiều người cho rằng, khi bị sốt ăn trứng gà sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, điều này có đúng?
Nhiều người quan niệm khi cơ thể đang sốt, thân nhiệt cao hơn bình thường, nếu ăn trứng gà có thể khiến nhiệt độ tăng nhanh hơn, sốt lâu khỏi hơn.
“Đây là quan niệm này không đúng. Sốt là do quá trình điều hòa nhiệt của cơ thể bị rối loạn, khi cơ thể lành bệnh thì thân nhiệt sẽ về bình thường. Trứng không làm cho cơ thể lâu lành bệnh hơn”, ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, nói.
Trứng gà và các loại trứng khác chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm B, D, canxi, kẽm rất có lợi cho sức khỏe. Chất béo lành mạnh – omega 3 trong thực phẩm này còn giúp trẻ nhỏ phát triển trí não và cải thiện trí nhớ. Ăn trứng gà góp phần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ chống lại bệnh tật.
Người trưởng thành khỏe mạnh có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày, tốt hơn chỉ nên khoảng 3-4 quả trứng mỗi tuần.
Trẻ nhỏ ăn trứng với lượng phù hợp theo độ tuổ.i. Trẻ 6-7 tháng tuổ.i nên ăn một nửa lòng đỏ trứng trong bữa, ăn 2-3 lần một tuần. Trẻ 8-12 tháng tuổ.i có thể ăn một lòng đỏ trong một bữa, ăn 3-4 bữa trứng trong tuần. Trẻ 1-2 tuổ.i nên ăn 3-4 quả trứng một tuần và ăn cả lòng trắng. Trẻ từ 2 tuổ.i trở lên có thể ăn một quả mỗi ngày.
Người bị sốt ăn trứng gà sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn là quan niệm sai lầm. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Những lưu ý khi ăn trứng
Trứng có hàm lượng chất béo cao có thể khiến trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa nếu tiêu thụ quá nhiều.
Nếu trẻ bị thừa cân, béo phì cũng nên hạn chế trứng gà vì trứng có lượng cholesterol và chất béo cao. Người mắc các bệnh lý về gan chỉ nên ăn khoảng 2-3 quả một tuần. Lý do, hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà (khoảng 200 mg cholesterol) không tốt cho gan. Cách ăn trứng tốt nhất là lượng vừa phải, ăn cùng các loại rau củ quả, cân bằng với các nhóm chất hàng ngày.
Bên cạnh đó, để tăng cường sức khỏe, mau chóng khỏi bệnh, người bệnh cần ăn đa dạng thực phẩm, cân bằng các nhóm chất, vận động thường xuyên, hạn chế thức khuya. Chúng ta có thể đưa vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể như cá, quả mọng, cam quýt.
Trứng gà 'ngon, bổ, rẻ' nhưng phải tuyệt đối tránh xa nếu có những dấu hiệu này
Trứng gà là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt vì chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, dễ chế biến và giá thành hợp lý.
Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên ăn trứng nếu phát hiện những dấu hiệu dưới đây để tránh 'tiề.n mất tật mang'.
Vỏ trứng gà nứt, vỡ hoặc có màu sắc lạ
Vỏ trứng có vai trò như một lớp bảo vệ tự nhiên, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Khi vỏ trứng bị nứt hoặc vỡ, hàng rào bảo vệ này bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và sinh sôi, gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, nếu vỏ trứng xuất hiện các đốm đen, đốm nâu sẫm hoặc có màu sắc khác thường, hãy vứt bỏ quả trứng đó ngay lập tức vì có thể đã bị nhiễm nấm mốc hoặc vi khuẩn. Đặc biệt, không nên ăn trứng nếu vỏ trứng bị nứt, vỡ ngay cả khi trứng đã được nấu chín. Vi khuẩn có thể đã xâm nhập vào bên trong trứng trước khi nấu và quá trình nấu không đủ để tiê.u diệ.t hết chúng.
Trứng gà bị nứt vỏ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc cao. Ảnh: Food Net Work
Trứng nổi lên khi ngâm trong nước
Trứng nổi lên khi ngâm trong nước là dấu hiệu cho thấy trứng đã cũ và không còn tươi ngon, thậm chí có thể đã hỏng. Bên trong mỗi quả trứng có một túi khí nhỏ. Khi trứng cũ đi, túi khí này sẽ lớn dần do nước trong trứng bốc hơi qua vỏ. Túi khí càng lớn, trứng càng nhẹ và dễ nổi lên trên mặt nước.
Ngoài ra, khi trứng bị hỏng, vi khuẩn sẽ phâ.n hủ.y các chất bên trong trứng, tạo ra khí gas như hydro sunfua (H2S). Khí gas này tích tụ trong trứng, làm cho trứng nhẹ hơn và nổi lên.
Trứng gà có lòng trắng loãng, chảy
Trứng tươi có lòng trắng đặc, đàn hồi và quánh lại xung quanh lòng đỏ. Khi trứng cũ đi, protein trong lòng trắng bị phâ.n hủ.y, khiến lòng trắng trở nên loãng và chảy nước. Điều này làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng và ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Đặc biệt, lòng trắng trứng đóng vai trò như một lớp bảo vệ tự nhiên cho lòng đỏ. Khi lòng trắng loãng đi, khả năng bảo vệ này giảm xuống, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong trứng, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella. Ăn trứng có lòng trắng loãng, chảy và nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, sốt...
Không nên sử dụng trứng gà có lòng trắng loãng. Ảnh: Food Net Work
Trứng có lòng đỏ không còn căng tròn
Khi trứng mới, lòng đỏ nằm ở trung tâm do được giữ cố định bởi các dây chằng. Tuy nhiên, theo thời gian, các dây chằng này yếu đi, khiến lòng đỏ dễ dàng di chuyển và nằm lệch sang một bên. Điều này cho thấy trứng không còn tươi mới và chất lượng đã giảm.
Trong một số trường hợp, lòng đỏ lệch tâm có thể là dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào trứng có thể làm thay đổi cấu trúc bên trong, khiến lòng đỏ bị lệch. Ăn trứng nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Trứng có mùi lạ
Mùi lạ thường xuất phát từ sự phát triển của vi khuẩn bên trong trứng. Các loại vi khuẩn như Salmonella, Pseudomonas, Proteus và các loại nấm mốc có thể xâm nhập vào trứng qua vỏ bị nứt hoặc lỗ nhỏ trên vỏ. Khi vi khuẩn phâ.n hủ.y protein trong trứng, chúng tạo ra các hợp chất có mùi hôi như hydrogen sulfide (mùi trứng thối), amoniac (mùi khai) hoặc mùi mốc.
Như vậy, trứng là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cần được lựa chọn và bảo quản đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng trứng trong vòng 2 tuần sau khi mua để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Không nên ăn trứng sống hoặc tái chín vì có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây bệnh tiêu chảy.
Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày? Trứng là thực phẩm quen thuộc trong chế độ giảm cân, nhưng nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả giảm cân mong muốn thì không phải ai cũng biết. Giá trị dinh dưỡng của trứng Nguồn protein chất lượng cao Protein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ...