Cơ hội tiếp nhận giáo viên xuất sắc Fulbright cho các cơ sở giáo dục
Các giáo viên xuất sắc Fulbright sẽ được cử đến hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong khoảng thời gian từ hai đến 6 tuần, từ tháng 3/2022 đến tháng 12/2022.
(Ảnh minh họa: PM/Vietnamplus)
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa thông báo về Chương trình Giáo viên xuất sắc ngắn hạn Fulbright năm 2021-2022.
Theo đó, các giáo viên xuất sắc Fulbright sẽ được cử đến hỗ trợ các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo, các trường cao đẳng sư phạm, trường đại học sư phạm, các viện nghiên cứu giáo dục, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ về giáo dục phổ thông, các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thời gian làm việc của các giáo viên khoảng từ 2 đến 6 tuần.
Video đang HOT
Chương trình dự kiến sẽ được triển khai trong khoảng thời gian từ tháng 3/2022 đến tháng 12/2022 nhưng các đơn vị được khuyến khích mời giáo viên xuất sắc đến làm việc vào tháng 6, 7, 8 năm 2022.
Chương trình Fulbright sẽ đài thọ vé máy bay khứ hồi Hoa Kỳ-Việt Nam, thù lao cho cho giáo viên và lệ phí nhận thị thực nhập cảnh vào Việt Nam bên Hoa Kỳ. Đơn vị tiếp nhận sẽ hỗ trợ về thủ tục và lệ phí thị thực tại Việt Nam, đón tiễn sân bay, nơi ở, ăn uống và đi lại tại địa phương dành cho giáo viên trong suốt thời gian của chương trình.
Các đơn vị mong muốn mời giáo viên xuất sắc Fulbright gửi hồ sơ yêu cầu về cho chương trình trước ngày 15/4.
Xem xét, tính toán giao các trường cao đẳng sư phạm được bồi dưỡng giáo viên
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có lộ trình và hướng đi cụ thể đối với trường cao đẳng sư phạm trong thời gian sắp đến.
Thực hiện Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 các trường Cao đẳng sư phạm chỉ còn có thể đào tạo được giáo viên Mầm non.
Hiện nay, số lượng các trường cao đẳng sư phạm trên cả nước vẫn còn khá nhiều, nếu không tuyển sinh được thì sẽ gây lãng phí cơ sở vật chất, nhân sự ở các trường Cao đẳng sư phạm. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có lộ trình và hướng đi cụ thể trong thời gian sắp đến.
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời cụ thể như sau:
Hiện nay, hệ thống có tổng số 25 trường cao đẳng sư phạm thực hiện đào tạo giáo viên mầm non. Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã huy động các nguồn lực và tập trung hoàn thiện Đề án "Sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và hình thành một số trường sư phạm trọng điểm giai đoạn 2019-2025" và trình Chính phủ vào tháng 7/2020.
Nội dung của Đề án đã đề xuất những giải pháp căn cơ liên quan đến việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên.
Ảnh minh họa: nguồn Báo Đại đoàn kết
Cụ thể, trên cơ sở các chuẩn chất lượng, bên cạnh việc tập trung đầu tư để hình thành các đại học sư phạm, trường đại học sư phạm lớn, một số cơ sở đào tạo sư phạm khác (trong đó có các trường cao đẳng sư phạm) sẽ được tổ chức lại thành khoa sư phạm, trường sư phạm, phân hiệu của đại học hoặc của trường đại học chủ yếu thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên hoặc chuyển đổi thành cơ sở giáo dục khác tại địa phương.
Kế hoạch thực hiện dự kiến bắt đầu từ 2021 đến 2025 để bảo đảm phù hợp với lộ trình dừng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên trừ ngành Sư phạm Mầm non từ năm 2026 nhằm thực hiện nâng chuẩn giáo viên theo Luật Giáo dục năm 2019.
Trước đây, các trường cao đẳng sư phạm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cho các cấp học mầm non, phổ thông.
Tuy nhiên, sau khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành, quy định trình độ chuẩn của nhà giáo dạy tiểu học và trung học cơ sở được nâng lên, các trường cao đẳng sư phạm không còn đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở mà chỉ còn đào tạo duy nhất ngành sư phạm mầm non; việc đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở sẽ do các trường đại học sư phạm đảm nhiệm.
Vì vậy, từ năm học 2020 - 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề nghị các địa phương xem xét, tính toán để giao cho các trường phối hợp với các trường đại học sư phạm bồi dưỡng giáo viên hằng năm, trong đó có bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa phổ thông mới (ngoài nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non).
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo sư phạm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2021. Trong đó, thực hiện các giải pháp chuyển đổi để bảo đảm tận dụng được đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của các trường sư phạm trong đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên các cấp theo nhu cầu của địa phương.
Cứ phải học đi, học lại những kiến thức đã cũ thầy cô nào không mệt mỏi? Nhiều khi bước vào học tập, bồi dưỡng thì giáo viên cảm thấy mất đi sự hứng thú vì phải "nghe hoài, đọc mãi" những điều mà mình đã biết, đã làm hàng ngày ở lớp... Khi học xong chương trình đào tạo cao đẳng hoặc đại học sư phạm thì sinh viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về...