Cô học trò mắc màn trong nhà tắm bắt sóng ôn thi, chạm ước mơ đại học
Một mình người mẹ nuôi Lập lớn khôn trong sự thiếu thốn đủ bề. Gần nửa năm vào nhà tắm để bắt sóng điện thoại 4G ôn thi, em xuất sắc đậu đại học. Ngày nhận tin vui, hai mẹ con rưng rưng nước mắt.
Biết con muốn làm cô giáo, mẹ Lập tự nhủ bà không được dập tắt ước mơ đó – Video: NGỌC THẮNG – HUỲNH VY – TRINH TRÀ
Hai mẹ con em Lập lo lắng bởi nhà nghèo không biết lấy tiền đâu để cho em ăn học 4 năm đại học sắp tới – Ảnh: NGỌC THẮNG
Nữ sinh Trần Thị Đức Lập (18 tuổi, trú tổ dân phố Khe Thờ, thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) dáng người nhỏ nhắn, cao 1,42m, nặng chưa tới 40kg nhưng giàu nghị lực. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, em đạt 27 điểm, trúng tuyển ngành sư phạm tiểu học Trường đại học Vinh (Nghệ An).
Thương con, bà Trần Thị Công (59 tuổi) – mẹ Lập – chỉ mong có một phép mầu, để đứa trẻ ham học có thể viết tiếp ước mơ.
Mẹ con mình nhà nghèo lắm, không có điều kiện lắp mạng Internet, nhà lại nằm dưới chân núi, ngồi trong nhà sóng 4G rất yếu. Mình phải cầm điện thoại vào nhà tắm, mắc màn cố gắng bắt mạng cũng là “bắt” lấy con chữ để ôn thi”.
Trần Thị Đức Lập
Hai mẹ con chung ước mơ
Hai mẹ con Lập sống trong căn nhà cấp 4 lụp xụp ngay dưới chân núi, trong nhà chẳng có thứ tài sản nào đáng giá. Năm 2003, bà Công sinh Lập, chọn làm mẹ đơn thân.
Thiếu vắng người cha, người chồng trong nhà, hai mẹ con côi cút nương tựa nhau mà sống. Bữa rau bữa cháo, trải qua nhiều buồn vui, đắng cay cùng nhau. Những lần đau ốm, không có tiền bà vay mượn khắp nơi gần 20 triệu đồng để chữa bệnh, đến nay vẫn chưa trả nổi.
Dù khó khăn, thiếu thốn đủ bề, 12 năm học Lập đều đạt học sinh tiên tiến – học sinh giỏi. Từ năm lớp 6, em đã mơ ước trở thành cô giáo, nhưng nhìn mẹ vất vả, nhà nghèo biết không có tiền lo cho 4 năm đại học, em giấu ước mơ vào lòng, xác định đi làm thuê lo cho mẹ.
Hết kỳ 1 năm lớp 12, cô giáo chủ nhiệm khá bất ngờ khi biết Lập không đăng ký xét tuyển đại học, nên hỏi chuyện.
“Mình nói với cô giáo muốn lên đại học nhưng hoàn cảnh gia đình không cho phép nên không đăng ký. Cô động viên cứ đăng ký để thử sức bản thân. Rồi cô về nhà, xin mẹ cho mình dự thi và đăng ký xét tuyển đại học”, Lập kể.
Bà Công rơi nước mắt khi nhớ lại giây phút con gái chia sẻ về ước mơ trở thành cô giáo – Ảnh: NGỌC THẮNG
“Mấy đêm tôi nằm nghĩ, sức khỏe Lập yếu, để con đi làm thuê tôi không đành lòng. Ngày con nói muốn làm cô giáo, tôi bật khóc, bởi đó cũng là ước mơ hồi còn trẻ của tôi.
Tôi tự nhủ bản thân không được dập tắt ước mơ ấy. Đời tôi không thực hiện được, giờ phải để cho con toại nguyện”, bà Công tâm sự.
Từ hôm đó, bà Công luôn bên cạnh động viên con ôn thi. Lập chăm chỉ mỗi ngày ngoài giờ học ở trường về nhà em còn học tới 2, 3h sáng.
Góc học tập của Lập rất đơn sơ, lấy bàn ghế bằng nhựa cũ hai mẹ con ngồi ăn cơm hằng ngày đặt sát vách tường loang lổ làm chỗ ngồi. Trên bàn vỏn vẹn chiếc đèn học và mấy quyển sách.
Những lần ngồi học khuya đau lưng, em phải đứng dậy đi lại mấy vòng mới có thể học tiếp. Năm cuối cấp phải học trực tuyến, bà Công dùng toàn bộ tiền dành dụm được mua cho con chiếc điện thoại thông minh.
Không có điều kiện lắp mạng Internet, nhà nằm cạnh núi nên ngồi trong nhà không có mạng 4G để học bài. Nhà không có mái che, mấy lần em ra sân học bài, sương đêm làm ướt hết sách vở.
Lập chỉ còn cách cầm điện thoại mang ghế, sách vở ra nhà tắm cách nhà gần 5m ôn thi. Ngồi trong nhà tắm, mạng khỏe nhưng lắm muỗi, đêm nào em cũng phải mắc màn.
Góc học tập đơn sơ của Lập – Ảnh: NGỌC THẮNG
Gửi mẹ để an tâm đến trường
Sức khỏe con gái yếu, nên mỗi lần con học bài khuya, bà Công đều không dám ngủ. Có hôm bà ra động viên, hôm thì nấu cho con bát cháo ăn cho đỡ đói.
Ngày nhận kết quả xét tuyển vào đại học, cả hai mẹ con rơi nước mắt vì hạnh phúc. Không có tiền, bà đem bán tài sản còn lại là hàng cây keo trong vườn được gần 3 triệu đồng, đem cho con gái nhập học.
Số tiền còn lại Lập đem về, bà nhẩm tính rồi thở dài vì không còn đủ mua cho con bộ áo quần mới. Đưa mắt lướt qua căn nhà, chẳng còn thứ gì ngoài hai chú chó nhỏ. Bà không đành lòng bán, để lại giữ nhà, làm bạn với mình khi con đi học xa.
Căn nhà cấp 4 cũ kỹ, bên trong không có tài sản nào đáng giá của mẹ con Lập – Ảnh: NGỌC THẮNG
Trước ngày đi học, Lập gấp vài bộ quần áo cũ, vài quyển sách, hy vọng sẽ học thật giỏi, tốt nghiệp có việc làm để báo hiếu mẹ. Ngoài ra em còn dự định sẽ vừa học vừa làm thêm để có thêm chút tiền trang trải cuộc sống.
Cô học trò đặc biệt nhất lớp
Cô Ngô Thị Hiền (chủ nhiệm lớp cấp 3 của Lập) xúc động khi nhớ lại lần đến nhà xin bà Công cho con gái đăng ký xét tuyển đại học.
Cô kể, Lập là học trò có hoàn cảnh đặc biệt nhất lớp, một mình mẹ vất vả nuôi em ăn học. Em sức khỏe hơi kém, cơ thể nhỏ nhắn nhưng có nghị lực và ý chí mạnh mẽ, đặc biệt ham học, rất chăm chỉ và rất thương mẹ.
“Thời điểm biết Lập không đăng ký xét tuyển đại học, tôi bất ngờ bởi em có lực học tốt. Khi em chia sẻ hoàn cảnh của bản thân, tôi động viên em đăng ký thử sức mình. Tôi đưa em về nói chuyện với mẹ, thật may là em vẫn được theo đuổi ước mơ”, cô Hiền chia sẻ.
Ông Nguyễn Bá Tặng – chủ tịch UBND thị trấn Đồng Lộc – cho biết gia đình em Lập thuộc diện hộ cận nghèo. Địa phương cũng đang làm các thủ tục để xin hỗ trợ “chắp cánh” cho em đến trường.
Trường Đại học Vinh tuyển bổ sung gần 600 chỉ tiêu năm học 2021-2022
Đây là quyết định mới nhất của Trường Đại học Vinh trong mùa tuyển sinh năm 2021. Theo đó, sẽ có nhiều cơ hội cho thí sinh đã không trúng tuyển đợt 1.
Sáng 28/9, Trường Đại học Vinh vừa thông báo xét tuyển bổ sung vào đại học chính quy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả học tập THPT (học bạ) năm học 2021 - 2022.
Theo đó, nhà trường bổ sung 400 chỉ tiêu cho 32 ngành tuyển sinh của nhà trường. Trong đó, trung bình mỗi ngành tuyển bổ sung 10 chỉ tiêu. Riêng các ngành như công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, công nghệ thực phẩm, điều dưỡng, du lịch, luật, luật kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng mỗi ngành tuyển bổ sung 20 chỉ tiêu. Mức điểm sàn cho các ngành này là từ 21 - 24 điểm.
Thí sinh đến nhập học tại Trường Đại học Vinh. Ảnh: MH
Bên cạnh đó, trường cũng tuyển bổ sung gần 200 chỉ tiêu bằng phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ). Tuy vậy, phương thức này chỉ tiêu cho mỗi ngành chỉ từ 5 - 10 chỉ tiêu.
Trước đó, Trường Đại học Vinh đã công bố điểm chuẩn và năm nay nhiều ngành của trường này có mức điểm chuẩn rất cao, nhiều ngành điểm cao hơn hẳn so với năm 2020, tập trung chính vào các ngành sư phạm như Giáo dục Tiểu học 26 điểm; sư phạm Toán học (chất lượng cao) 25 điểm; sư phạm Ngữ văn 24 điểm; sư phạm Toán học 23 điểm; sư phạm Địa lý 22 điểm; sư phạm Lịch sử, Giáo dục Chính trị 21 điểm; sư phạm Hóa học 20 điểm.
Hiện, các ngành sư phạm đã tuyển đủ chỉ tiêu và Trường Đại học Vinh không tuyển bổ sung cho khối ngành này.
Chi tiết tuyển bổ sung chỉ tiêu của Trường Đại học Vinh. Ảnh: MH
Tân Kỳ nỗ lực xây dựng trường chuẩn Kế hoạch trong năm học này huyện Tân Kỳ phấn đấu 17 trường tái chuẩn và 3 trường đạt chuẩn quốc gia, ngoài ra còn tập trung xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao theo kế hoạch của tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy các trường học đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là cơ sở...