Cô học trò học giỏi nhưng gặp nhiều bất hạnh
Nhung đã đạt học sinh xuất sắc từ lớp 1 đến lớp 5. Cô bé có nước da găm đen, đôi mắt to tròn nhưng đượm buồn. Chưa bao giờ em nghĩ mình sẽ phải nghỉ học.
Em Trương Thị Nhung sinh ra đã không có cha. Mẹ em mất sau đó không lâu. Cũng chính vì vậy, tấm ảnh của mẹ là di vật em quý nhất. Tài sản quý thứ hai của em là sách vở. Nhưng với hoàn cảnh hiện tại, cánh cửa tương lai của em có thể bị đóng lại bất kỳ lúc nào.
Em Nhung năm nay 11 tuổi, đang học lớp 6, trường THCS Khánh Bình ( xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau). Nhung mới chào đời, cha đã bỏ đi biệt tích. Mẹ mất khi em chưa tròn 2 tuổi do căn bệnh tim và em về sống cùng ông bà ngoại. Khi ông ngoại Nhung mất 5 năm trước, bà cháu cùng người cậu về ấp Rạch Cui, xã Khánh Bình ở đến nay.
Căn nhà bà cháu Nhung ở được dựng tạm bợ, rộng chừng 15m2.
Bà cháu Nhung đang ở đợ trong căn chòi lợp tôn rộng chừng 15m2. Như vậy cũng đã “khang trang” rồi, vì trước đây Nhung phải ở trong căn chòi lá cứ mưa là dột, còn nắng thì nhìn lên nóc thấy được ánh sáng mặt trời. Nhung đạt học sinh xuất sắc từ lớp 1 đến lớp 5. Cô bé có nước da ngăm đen, đôi mắt to tròn nhưng đượm buồn, chưa bao giờ em nghĩ sẽ nghỉ học.
Tuy nhiên, dịp đầu năm học này, khi suýt phải nghỉ vì không có sổ hộ khẩu, cũng không có tiền đóng góp các khoản đầu năm, em đã rất sợ. Hoàn cảnh đặc biệt của cô học trò nghèo hiếu học đã đến tai Bí thư Đoàn xã Khánh Bình – Cao Hạo Quyên. Cô đã báo cáo cấp trên để Nhung được “đặc cách” đi học.
“Ước mơ của em là học thật giỏi để trở thành cô giáo, về dậy ở làng quê như các thầy cô đang dạy em. Hiện em đang cố gắng học đầy đủ, làm bài, học bài thật tốt để thực hiện ước mơ”, Nhung đang cố gắng, nỗ lực hết sức để thực hiện ước mơ của mình.
Cũng vì không có sổ hộ khẩu nên gia đình Nhung không thuộc diện hộ nghèo. Trong khi, bà Trương Thị Lẽ (ngoại em) năm nay mới ngoài 60 nhưng bệnh nằm liệt giường, không còn minh mẫn và đôi mắt chỉ còn nhìn được khoảng chừng 1 mét.
Còn người cậu tên Thẳng thì bị bệnh tâm thần ngay cả tên của mình cũng không nhớ đủ. Anh Nguyễn Hải Đảo, người dân ở gần cho biết, kinh tế của gia đình Nhung phụ thuộc vào người cậu đi xin ăn và tình thương của xóm làng. Bà con quanh đây thấy Nhung ngoan ngoãn, học giỏi mà quá bất hạnh, nên có con cá, bó rau cũng hay gọi cho mấy bà cháu.
Mới 11 tuổi nhưng Nhung đã biết làm mọi công việc trong gia đình. Đi học về thì từ nấu cơm, giặt quần áo… em đều cáng đáng. Trong căn chòi bà cháu Nhung ở từ trước ra sau không có vật dụng gì có giá trị. Ngay cả cái tivi là vật dụng phổ biến của mỗi gia đình, cũng không. Nhưng với Nhung, trong đó có 1 tài sản vô giá: di ảnh của mẹ. Tấm ảnh được em lau chùi mỗi ngày nên luôn sáng bóng. Đó là vật để cô bé chưa từng thấy mặt cha nhớ được hình bóng của mẹ.
Còn với những người khách lạ như chúng tôi, vật giá trị nhất trong căn nhà là bộ sách giáo khoa lớp 6 Nhung đang học. Bộ sách và tập vở được em bỏ vào bọc ni lông cột lại, để gọn vào 1 góc. Điều này hoàn toàn trái ngược với cách làm của học sinh nơi thành thị hoặc ngay cả những học sinh vùng nông thôn còn khó khăn ở Cà Mau.
Nhưng lại rất hợp lý trong căn chòi mà cô học trò nghèo cứ gọi là nhà. Nhung phải làm vậy bởi em không có bàn để ngồi học, mà có cũng không có chỗ kê. Trong căn chòi chỉ đi 5 bước chân là hết thì cô bé chỉ làm như vậy mới không lộn xộn và bảo vệ tốt nhất tài sản quý giá thứ 2 của mình.
Video đang HOT
Di ảnh của mẹ là tài sản quý giá nhất, còn sách vở là tài sản quý giá thứ 2 được Nhung cất giữ trong bọc ni lông.
Nhung đang ở cùng người bà bị bệnh nặng, còn người cậu bị tâm thần.
Ông Dương Minh Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình cho biết, gia đình em Nhung thuộc diện đặc biệt khó khăn tại địa phương. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã có những hỗ trợ nhằm giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Hiện xã cũng đang rà soát và đứng ra làm lại sổ hộ khẩu cho gia đình Nhung. Sau đó, sẽ tính đến việc công nhận hộ nghèo để hưởng các chế độ của nhà nước. Địa phương cũng mong các nhà hảo tâm cùng chung tay hỗ trợ để gia đình em Nhung có điều kiện vươn lên.
“Xã cũng đã làm thư ngỏ để vận động căn nhà cho em. Chúng tôi cũng xem xét có nguồn hỗ trợ nào ở trên về sẽ ưu tiên cho gia đình. Cũng mong các nhà hảo tâm, có điều kiện cùng quan tâm thêm với địa phương”, ông Sang nói.
Trên đoạn đường Nhung đến trường, em phải đi vòng qua nhà của người khác để ra đường chính. Đoạn đường vòng đó có đoạn hẹp, vừa đủ để cô học trò nhỏ nhắn bước qua. Cũng trên đoạn đường này có 1 cái dốc giữa sân nhà và đường lộ, Nhung vẫn phải dùng hết sức mới dắt chiếc xe đạp lên được.
Đoạn đường đến trường và đoạn đường đời của Nhung sao lại quanh co với những nét tương đồng đến lạ kỳ. Cô gái mới 11 tuổi nhưng đã trải qua nhiều bất hạnh vẫn đang nỗ lực, cố gắng vươn lên. Nhưng trên đoạn đường đời mà cái “dốc quá khúc khuỷu”, em có vượt qua được? ./.
Nghị lực của những thầy giáo đặc biệt
Trong những lúc khó khăn nhất thì tiếng trống trường, những ánh mắt háo hức của học trò và nỗi nhớ về bảng đen, phấn trắng đã níu chân và giúp chính họ vượt qua gian nan.
Để rồi hôm nay, dẫu mang trên mình những khiếm khuyết về cơ thể họ lại tiếp tục được đến trường, làm một người thầy giáo và hạnh phúc với công việc thầm lặng của một người lái đò chở tri thức...
Người thầy giáo viết bằng tay trái
Hơn 47 tuổi đời thì có đến hơn một nửa thời gian là thầy giáo Nguyễn Văn Đông gắn bó với mái Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn (Diễn Châu). Ngôi trường này cũng đã từng để lại một ký ức khó quên trong cuộc đời của thầy bởi ngày còn đi học, trong lúc trèo cây chơi đùa trong sân trường, thầy bị ngã. Để rồi, chỉ từ một vết thương nhỏ và bị nhiễm trùng, phải tháo khớp, thầy đã vĩnh viễn bị mất đi cánh tay phải.
Thầy giáo Nguyễn Văn Đông trong một tiết học tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn (Diễn Châu). Ảnh: Đức Anh
Hơn 30 năm sau nhớ lại về kỷ niệm đó, thầy giáo Nguyễn Văn Đông dường như vẫn còn rất mơ hồ bởi trong suy nghĩ của một cậu học trò 16, 17 tuổi khi đó chưa hình dung đầy đủ về mất mát, thiếu hụt. Thế nên, sau tai nạn này, dù phải nghỉ học 1 năm nhưng trở lại trường Nguyễn Văn Đông vẫn tiếp tục là cậu học sinh xuất sắc và là một thành viên nổi trội của đội tuyển học sinh giỏi của trường. Điều duy nhất, anh hối tiếc là vì mất một cánh tay nên không thể thực hiện ước mơ vào trường quân sự. Và nghề giáo đã chọn anh như một cơ duyên và gắn bó với anh từ ngày ấy đến nay.
Kể lại câu chuyện của mình, thầy giáo Nguyễn Văn Đông cũng nói rằng "lẽ ra tôi đã có một cơ hội khác khi đồng thời trúng tuyển vào 2 trường đại học là Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Sư phạm Vinh". Nhưng rồi, anh quyết định chọn nghề sư phạm bởi từ trong sâu thẳm anh biết con người của mình thích hợp với công việc này.
Cá nhân anh, để tự tin đứng trên bục giảng, ngoài tri thức, lòng say nghề, tự bản thân còn phải vượt qua được nỗi tự ti bản thân bởi "rõ ràng khi mình đã mang một khiếm khuyết trên cơ thể thì luôn mang trên mình nỗi mặc cảm". Ảnh: Đức Anh
Một kỷ niệm cũng không thể quên được trong ngày nhập học khi ban giám hiệu nhà trường yêu cầu anh phải tập viết trên bảng bằng tay trái vì lo ngại nếu không viết được bảng thì "không thể làm giáo viên". Dù khi ấy khá bất ngờ nhưng anh đã bình tĩnh dùng bàn tay còn lại của mình nắn nót viết lên bảng như bất cứ một sinh viên bình thường nào khác... Đó cũng là bài học đầu tiên của anh để trở thành một người giáo viên dạy Toán và anh biết trước sẽ có nhiều vất vả, nhọc nhằn.
Hơn 20 năm đứng trên bục giảng, anh thấm thía rất rõ những khó khăn của nghề dạy học bởi đây là một công việc đặc thù và đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng phấn đấu nếu không muốn tụt hậu. Cá nhân anh, để tự tin đứng trên bục giảng, ngoài tri thức, lòng say nghề, tự bản thân còn phải vượt qua được nỗi tự ti bản thân bởi "rõ ràng khi mình đã mang một khiếm khuyết trên cơ thể thì luôn mang trên mình nỗi mặc cảm". Vết thương cũ giờ đây cũng để lại cho anh những nỗi đau về thể xác, đặc biệt là khi trái gió trở trời. Tuy vậy, trong khó khăn anh có một động lực và một niềm tin để hướng tới đó là học trò và niềm vui trong công việc.
Thầy kể "Gần 20 năm trước, 1 tháng lương của tôi chỉ khoảng 800.000 đồng. Vậy nhưng, tôi đã dành gần cả 1 năm lương để mua máy tính và tập soạn bài trên máy". Ảnh: Đức Anh
Người thầy giáo viết bằng tay trái cũng để lại nhiều ấn tượng với các thế hệ học trò ở Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, dù rằng đôi lúc anh thừa nhận mình khó tính và khắt khe với học trò: Nhiều lúc tôi tự tạo áp lực cho mình đó là đặt kỳ vọng lớn vào học sinh. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có thể đáp ứng được kỳ vọng đó và tôi biết học sinh có thể e sợ mình. Nhưng dần dần, tôi biết cách phân loại học sinh, để tiếp cận các em theo cách nhẹ nhàng, phù hợp hơn và sau này chính các em là động lực, là nguồn động viên để giúp tôi gắn bó và càng ngày càng yêu nghề hơn.
Với nền tảng tốt và được đào tạo bài bản, chính quy, thầy giáo Nguyễn Văn Đông cũng là một trong những giáo viên tiên phong ở Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, đặc biệt là trong việc áp dụng dạy học bằng giáo án điện tử. Thầy kể "Gần 20 năm trước,1 tháng lương của tôi chỉ khoảng 800.000 đồng. Vậy nhưng tôi đã dành gần cả 1 năm lương để mua máy tính và tập soạn bài trên máy".
Ảnh: Đức Anh
Vì hoàn cảnh riêng nên tất cả các công việc của thầy đều phải chậm hơn người khác nhưng thầy luôn xác định "dù khó nhưng tôi vẫn phải cố gắng. Người đủ hai tay làm được 3 phần, thì tôi một tay cũng phải cố làm được 2 phần"... Hiện, ngoài việc dạy học ở trường, thầy Đông còn làm chủ một trang trại với hàng chục ha để trồng mít, ổi và các loại hoa quả sạch. Tình yêu với nghề, với học trò và với lao động cũng đem đến cho thầy sự lạc quan và niềm vui trong cuộc sống, để thầy thấy ý nghĩa hơn bởi còn được cống hiến và có ích với mọi người.
Tìm lại động lực từ chính học trò
Tháng 6/2019, khi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đang vào những ngày cuối cùng thì một tai nạn bất ngờ khiến cho tất cả những ai chứng kiến đều ngỡ ngàng.
Người bị nạn là thầy giáo Ngô Đức Đồng - giáo viên dạy môn Ngữ văn - Trường THPT Bắc Yên Thành. Nhiều người chứng kiến kể lại rằng: Lúc ấy vừa chấm thi xong ngày cuối thì thầy Đồng và các đồng nghiệp đang chuẩn bị sắp xếp lại hành lý để về nhà. Đúng lúc đang dừng xe ở gần Trường THPT Lê Viết Thuật thì một chiếc xe ô tô mất lái đâm vào khiến thầy bị thương nặng, dập nát xương hai chân, dập gan, chấn thương não và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng xương chậu.
Vụ tai nạn nghiêm trọng cũng khiến tính mạng thầy rơi vào nguy kịch. Do hoàn cảnh của thầy quá nguy nan, Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An đã kêu gọi ủng hộ trong toàn ngành để giúp phần nào xoa dịu nỗi đau và hỗ trợ gia đình trong quá trình điều trị.
Thầy giáo Nguyễn Đức Đồng đã hồi phục và trở lại với công việc dạy học hàng ngày. Ảnh: Đức Anh
Gần tròn 1 năm sau biến cố đặc biệt đó, thầy giáo Ngô Đức Đồng đã trở lại trường học, dù rằng hiện tại một chân của anh đã không còn nguyên vẹn. Về lại trường trong ngày đầu tiên, kỷ niệm khiến anh không thể quên được đó là sự chào đón của rất nhiều học sinh và đồng nghiệp tại Trường THPT Bắc Yên Thành...
Nhớ lại những biến cố đã xảy ra với cuộc đời mình, thầy giáo Ngô Đức Đồng rơi vào nhiều cảm xúc khác nhau. Khi vừa bị tai nạn, những ngày triền miên trong các loại thuốc tê và thuốc giảm đau, anh nói rằng chưa biết được "nỗi đau" là gì vì tất cả đều là ảo giác, lúc tỉnh, lúc mê. Nhưng khi đã bắt đầu nhận thức được, anh gặm nhấm hết mọi nỗi tuyệt vọng, đặc biệt là khi biết mình phải cưa hoàn toàn chiếc chân trái.
Tháng ngày sau đó, không đếm được bao nhiêu lần vào viện rồi lại ra viện, nỗi đau đớn cả về thể xác và tinh thần dường như không thể nào cắt nghĩa hết được. Sau này khi đã tỉnh táo anh cũng mới được nghe kể, khi "tính mạng ngàn cân treo sợi tóc", đã có lúc bác sỹ đã cho gọi gia đình anh để vào gặp mặt lần cuối. Thế rồi, như một sự kỳ diệu, anh đã hồi phục, trở lại trong niềm vui khôn tả của tất cả mọi người.
Thầy giáo Nguyễn Đức Đồng và các đồng nghiệp sau ngày trở lại trường. Ảnh: PV
Dù rất đau đớn nhưng chưa bao giờ chúng tôi thấy thầy Đồng kêu ca hay thể hiện thái độ bi quan. Ngày anh nằm viện ở Hà Nội, chưa biết khi nào hồi phục nhưng lúc nào gọi điện cho chúng tôi, anh cũng nói "mọi người không phải lo lắng, mình sẽ tự đứng dậy và sẽ đi dạy trở lại".
Thầy giáo Nguyễn Bá Thủy - Hiệu trưởng Trường THPT Bắc Yên Thành
Trước đó, trong nhiều năm học thầy giáo Ngô Đức Đồng từng là Tổ trưởng Tổ chuyên môn môn Ngữ văn và là một giáo viên mẫu mực, điềm đạm. Sau này, dù không đảm nhiệm nhiệm vụ tổ trưởng nhưng anh vẫn là người được đồng nghiệp và học trò yêu quý bởi ngoài năng lực vững vàng và chăm chút cho chuyên môn, thì anh còn là người có trách nhiệm với học trò và với ngôi trường mà mình công tác. Ngay cả thời điểm này, dù rất khó khăn nhưng 5 tháng trở lại trường là 5 tháng anh nỗ lực hết mình và chưa một lần để mọi người phải lo lắng và tìm niềm vui trong học trò, trong công việc...
Người giáo viên và nghị lực phi thường đó cũng chính là tấm gương sáng trong toàn ngành Giáo dục và để mọi người tin rằng, cuộc sống vẫn có rất nhiều những điều kỳ diệu, đáng được trân trọng...
Cô Hoa với lớp học của trẻ nghèo quận 9 Tôi gặp cô Hoa vào một buổi sáng cuối tháng 10, trong căn phòng nhỏ hơn 20 m2 ngập tràn tiếng học sinh ê a đánh vần, đọc chữ. Lớp học nằm trong trụ sở khu phố Giãn Dân, quận 9, TP.HCM. Cô Hoa năm nay đã ngoài 70 tuổi, lớp học của cô cũng tồn tại hơn 20 năm. Cô Hoa chỉ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
01:10:31 31/03/2025
Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
23:36:02 30/03/2025
Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!
Phim việt
23:30:33 30/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!
Hậu trường phim
23:27:53 30/03/2025
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"
Phim châu á
23:16:12 30/03/2025
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi
Sao châu á
23:12:53 30/03/2025
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
22:54:18 30/03/2025
Hà Hồ - Kim Lý hôn nhau trên phố Paris, Midu ngọt ngào bên chồng doanh nhân
Sao việt
22:43:10 30/03/2025
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
22:40:02 30/03/2025
Rashford bùng nổ giúp Aston Villa vào bán kết FA Cup
Sao thể thao
22:32:32 30/03/2025