Cô giáo vùng cao kể chuyện dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1
Sau 1 năm triển khai chương trình phổ thông mới, với việc được trau dồi từ các khóa bồi dưỡng, các giáo viên dạy lớp 1 giờ đây đã tự tin, ‘làm chủ’ việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Năm học 2021-2022, cô giáo Vũ Thị Hằng ( Trường Tiểu học Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) tiếp tục được phân công dạy học sinh lớp 1 – lứa học trò thứ 2 học theo chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT 2018). Đây là một trong những giáo viên giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn. Năm vừa qua, cô Hằng đã dạy 25 học sinh dân tộc Mông với kết quả cuối năm: 5 em hoàn thành xuất sắc, 8 em hoàn thành tốt và 12 em hoàn thành.
Trong số 25 học sinh lớp cô Hằng chủ nhiệm, 13 em sinh sống ở điểm vùng cao, khi về trường còn chưa sõi tiếng phổ thông; cô nói, trò chưa hiểu được. Việc tự học và khám phá kiến thức thời gian đầu của các em khá khó khăn.
Với kinh nghiệm 6 năm dạy lớp 1, cùng tự bồi dưỡng kiến thức kỹ lưỡng qua các modul trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến thuộc Chương trình ETEP của Bộ GD-ĐT, cô Hằng linh hoạt vận dụng các phương pháp để tổ chức các hoạt động dạy học sao cho phù hợp học trò vùng dân tộc thiểu số.
Cô Vũ Thị Hằng, giáo viên Trường Tiểu học Lùng Tám (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) cùng các học trò trong lớp học
“Thời gian đầu tôi phải dạy song ngữ cả tiếng Việt và tiếng Mông. Các phương pháp dạy học tích cực vẫn được sử dụng nhưng có chọn lọc và điều chỉnh để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Ví dụ khi học môn tiếng Việt và sử dụng phương pháp đóng vai, tôi sẽ mời những học trò nói sõi tiếng Việt lên thực hiện trước để làm mẫu, sau đó các bạn nói kém hơn sẽ làm theo. Một thời gian như thế, cứ bạn này bảo bạn kia rồi dần dần vốn tiếng Việt của học sinh được nâng lên, các em đã hiểu và thực hiện được nhiệm vụ giáo viên yêu cầu”, cô Hằng kể.
Khi học sinh nghe nói tiếng Việt tốt hơn, cô tích cực tổ chức nhiều các hoạt động trong giờ học để các em tham gia tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành các năng lực, phẩm chất. Các học trò lớp 1 của cô đều được trải nghiệm những tiết học thông qua trò chơi, học nhóm-cá nhân, được tự nhận xét về mình và nhận xét bạn… Qua đó, các phẩm chất và năng lực như giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ… của các em được hình thành, phát triển.
Cô Hằng quan niệm rằng, lớp 1 của bất cứ chương trình nào cũng vất vả và nếu cô không vào cuộc thì trò không biết chữ, đặc biệt là học trò vùng cao. Do đó để dạy học chương trình phổ thông mới được hiệu quả, cô giáo đã chăm chỉ bồi dưỡng các modul theo Chương trình ETEP.
Cứ thế, sáng dạy ở trường, tối về nhà cô lại mở máy vào hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) để nghiên cứu tài liệu, xem video và ghi chép kỹ những nội dung cơ bản hay vấn đề tâm đắc.
Kết quả học tập của học sinh năm vừa qua đã được nhà trường và phụ huynh đánh giá cao, nhưng bản thân cô vẫn chưa thấy hài lòng. Những ngày hè trước khi vào năm học mới, cô Hằng vẫn miệt mài nghiên cứu các modul bồi dưỡng và chiêm nghiệm thực tế dạy học năm qua để rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân, nhằm nâng cao chất lượng dạy học năm 2021-2022 hơn nữa.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy
Video đang HOT
Tại Trường Tiểu học thị trấn Bảo Lạc (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng), cô giáo Trần Thị Hương Quế cũng ứng dụng tối đa những phương pháp dạy học tích cực vào tổ chức bài dạy. Các học trò lớp 1 thường xuyên được cô tổ chức học thông qua trò chơi. Để tăng sự thoải mái, giúp học sinh hứng thú tham gia, cô để học trò tự điều hành; giáo viên chỉ đứng bên hướng dẫn, động viên.
Để học sinh dễ tiếp thu, ghi nhớ bài học, cô giáo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin chuyển tải kiến thức trong sách giáo khoa thành những hình ảnh trực quan sinh động.
Từ thời gian đầu phải “gồng mình” dạy học sinh (chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng, Mông) học tiếng Việt, sau 1 năm thực hiện chương trình phổ thông mới, các học trò trong lớp cô Quế đã đọc, viết tốt. Một số em có thể viết được 4-5 câu.
Kết quả này, ngoài nỗ lực của bản thân, còn nhờ một phần không nhỏ của công tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình mới với một phương thức hoàn toàn mới khi giáo viên tự học thường xuyên với hỗ trợ của đội ngũ cốt cán tại địa phương.
Cô giáo cho hay, 3 modul bồi dưỡng thuộc chương trình ETEP (modul 1, 2, 3) đã giúp cô vận dụng được hiệu quả các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh vùng cao.
Dở khóc dở cười dạy online tiểu học
Dạy học trực tuyến với những đứa trẻ 6-7 tuổi không thể nào có 'kịch bản' đủ cho mọi tình huống đôi khi dở khóc dở cười.
Cô Nguyễn Phạm Ngọc Hà, giáo viên lớp 1/1 Trường tiểu học Lý Cảnh Hớn, quận 5, TP.HCM, tập thể dục buổi sáng cùng học sinh - Ảnh: SONG NGÂN
"Từ đầu năm học đến nay, tôi chỉ thấy phụ huynh than học sinh lớp 1, lớp 2 học trực tuyến khổ quá. Nhưng giáo viên chúng tôi cũng vất vả không kém khi phải dạy từ xa cho trẻ 6, 7 tuổi" - một giáo viên lớp 1 ở nội thành TP.HCM kể.
Khi học sinh buồn ngủ
Một phụ huynh có con học lớp 2 Trường tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) kể: "Thỉnh thoảng trong giờ học lại thấy cô cho học sinh ngừng học để... hát khởi động. Một phần để giảm stress cho trò nhưng cũng có khi chỉ để giúp cô gọi một bạn đang ngủ quên dậy học tiếp".
Cô H., giáo viên lớp 1 của trường, cho biết nếu chỉ nhắc nhở hay mắng thì học sinh sẽ không thể tỉnh ngủ hoặc bị căng thẳng dẫn tới sợ học. Cô và cha mẹ đã phải trao đổi để chọn khung giờ học phù hợp với nếp sinh hoạt của trẻ ở nhà. Nhưng cũng có nhiều trẻ sợ học quá sinh ra buồn ngủ.
Khi học sinh ngủ, cách của cô là cho cả lớp ngừng lại để hát, đánh thức bạn dậy.
Cô Lê Thị Thanh - một giáo viên ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) - kể có em đang học thì xin đi thay quần. Có em một tiết học đi vệ sinh mấy lần. Có em thì bỗng dưng òa khóc không hiểu tại sao. Đó mới chỉ là những sự vụ ngoài nội dung học tập. Còn liên quan tới bài học thì khá vất vả.
Cô Thu Hằng - giáo viên chủ nhiệm lớp 2 ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) - chia sẻ: "Do lớp 1, lớp 2 cần uốn nắn nhiều nên muốn hiệu quả buộc phải chia ca học ở những tiết cần rèn như giờ học ghép âm vần, viết chính tả.
Một ngày dạy nhiều ca đã rất mệt, còn phải soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, trao đổi với cha mẹ học sinh. Cô phải hướng dẫn các bố, mẹ cách kèm con, giải đáp những vướng mắc cha mẹ nêu ra.
Đôi khi phải kiên nhẫn chịu đựng sự bức xúc, giận dữ của nhiều phụ huynh vì họ cũng bất lực không thể kèm được con học online".
Còn cô Nguyễn Phạm Ngọc Hà - giáo viên lớp 1/1 Trường tiểu học Lý Cảnh Hớn, quận 5, TP.HCM - cho biết: "Ông xã tôi cứ thắc mắc sao ôm máy suốt từ sáng đến tối. Lớp tôi có nhiều học sinh thuộc diện hoàn cảnh như ba mẹ là lực lượng tuyến đầu chống dịch nên gửi con về quê cho ông bà.
Ba hoặc mẹ là F0 phải cách ly, ba hoặc mẹ đi làm diện "3 tại chỗ" nên không ở nhà cùng con. Mà học trực tuyến không phải em nào cũng nắm được bài như mong muốn. Thế nên tôi sẽ bù đắp cho các em bằng cách buổi tối sau khi ăn cơm xong thì các em mở máy học riêng với cô.
Tôi phụ đạo cho từng em để bảo đảm các em không bị hẫng".
Tạo hứng thú cho học sinh
"À, cô đã thấy bạn Thiên Ân, bạn Ngọc Bích, bạn Khả Yến..." - cô Nguyễn Phạm Ngọc Hà thường bắt đầu buổi dạy của mình như thế khi thấy các học sinh lần lượt online.
"Sáng nào tôi cũng cho các em tập thể dục đầu giờ. Sau đó là tiết mục chơi "hái sao" nhưng thật ra là kiểm tra bài cũ. Trong tiết học tôi thường xuyên cho các em chơi trò chơi, rồi đưa âm nhạc vào... để tạo hứng thú cho học sinh.
Nhiều bữa thấy học sinh ngồi ngáp ngắn ngáp dài, tôi cho các em múa dân vũ cùng với cô chứ không đợi phải hết tiết mới giải lao" - cô Hà chia sẻ.
Ngoài ra, cô Ngọc Hà còn kể thêm: "Lớp tôi có 36 học sinh lớp 1. Ngay từ đầu năm học, tôi đã chia lớp thành ba nhóm để cô trò làm quen với nhau. Những buổi làm quen này, tôi đề nghị phụ huynh ngồi cùng con để hỗ trợ con tương tác với cô giáo.
Sau khi cho học sinh tự giới thiệu về mình tôi hướng dẫn các em phương pháp học trực tuyến, cách bật/tắt micro, bấm vào biểu tượng giơ tay khi muốn phát biểu, làm quen với những hiệu lệnh của cô giáo. Ngay cả việc gọi học sinh phát biểu cũng vậy.
Thường học sinh lớp 1 rất thích được gọi tên để phát biểu, cô không gọi thì con sẽ buồn. Nhưng học sinh hơi chậm sẽ rất ít khi giơ tay. Tôi phải cân bằng cả hai chứ nếu chỉ gọi những học sinh nhanh nhẹn thì các em còn lại càng mất tự tin".
Cô M.Q., một giáo viên ở quận Hà Đông (Hà Nội), chia sẻ bí quyết "thu phục" học sinh của mình: "Trước giờ dạy, tôi phải dành thời gian để trò chuyện với học sinh để hiểu về tính cách, những ưu nhược điểm của mỗi em. Như thế mới tìm được cách hỗ trợ, giúp đỡ riêng cho mỗi học sinh.
Đặc biệt trẻ rất thích được khen ngợi kịp thời nên cô thường phải để ý đến từng tiến bộ nhỏ và khích lệ ngay hoặc khen thưởng. Tôi cũng soạn giáo án lồng ghép bài học với trò chơi cùng những hình ảnh bắt mắt thu hút.
Việc dạy phải linh hoạt, không cố ép. Hôm nay dạy chưa hết bài thì thu xếp dạy vào buổi sau. Nhưng cần tính toán khéo léo để không bị quá chậm. Điều lo lắng nhất khi dạy học sinh lớp 1 là viết chữ.
Có trẻ đã làm quen với cách ngồi học, cầm bút nhưng có trẻ chưa biết gì. Việc uốn nắn, hướng dẫn online rất vất vả".
Theo giáo viên dạy lớp 1 ở Hà Nội, mỗi người sẽ phải loay hoay rồi tìm cho mình một cách rèn chữ cho học sinh trong tình huống hiện tại. Ví dụ cô M.Q. chọn cách vất vả hơn cho mình là chia nhỏ lớp vào các tiết dạy viết chính tả.
Cô sẽ phải dạy nhiều ca/ngày nhưng bù lại cô còn thời gian quan tâm đến từng học sinh. Các cô tìm ứng dụng dạy chữ trên mạng, mua thêm webcam để thu hình ảnh gần vào chữ cô viết mẫu hoặc dùng bảng vẽ điện tử...
Để phụ huynh đồng lòng
Theo một số giáo viên ở TP.HCM, cái khó nhất trong thời điểm đầu năm học chính là tâm lý phụ huynh. "Dịch bệnh căng thẳng như thế này, tại sao không cho các bé ngưng học 1 năm hả cô? Con nít học trực tuyến thì sao mà học được?" - cô M.H., giáo viên ở quận Bình Tân, cho hay cô đã nhận được rất nhiều câu hỏi như thế.
"Tâm lý phụ huynh không muốn cho con em học thì việc đầu tiên tôi phải thuyết phục phụ huynh đồng lòng với ngành giáo dục trước đã. Sau đó mới có thể nhờ họ hỗ trợ con em trong quá trình học tập" - giáo viên này nói thêm.
Trẻ mới vào lớp 1, mẹ ép ngồi tập viết ngày... 5 tiếng Yêu cầu con ngồi tập viết chữ 4-5 giờ đồng hồ mỗi ngày, chị Hải Anh cũng căng thẳng khi nhìn vào tập vở của cháu. Gần hai tuần nay, chị Đặng Hải Anh, ngụ ở quận 12, TPHCM "siết" kỷ luật học tập với cô con gái lớp 1. Ngoài giờ học online với giáo viên, mỗi ngày chị yêu cầu con...