Cô giáo với những “chiêu thức” giúp trò học tốt môn Văn
Cô Lê Thị Thu Trang – giáo viên Ngữ văn Trường Tiểu học và THCS EaTrol (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) đã có phương pháp giảng dạy khoa học và độc đáo giúp học sinh dễ tiếp thu bài và đạt điểm cao.
Học sinh trong lớp học môn Văn của cô Trang.
Mời nghệ nhân giao lưu với học sinh
18 năm gắn bó với nghề, cô Trang luôn trăn trở, tìm tòi nhằm ứng dụng có hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy và học Ngữ văn như: Giải quyết vấn đề, Dạy học theo dự án, Dạy học hợp tác (chủ yếu qua các hình thức thảo luận nhóm), Đàm thoại gợi mở, Đóng vai…
“Thông qua việc áp dụng các phương pháp dạy và kỹ thuật dạy học này, tôi đã thu được những kết quả nhất định, chất lượng học tập của học sinh cải thiện rõ rệt”, cô Trang nói.
Cô Trang luôn gần gũi với học sinh.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, cô Trang nhận thấy một số học sinh còn thụ động, ỷ lại. Vì vậy, những năm học gần đây cô đã chú trọng dạy học trải nghiệm để học sinh rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế cuộc sống. Thông qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học và các hình thức tổ chức, không gian hoạt động học tập như: Tổ chức cho học sinh ghi nhật kí đọc tác phẩm; Ứng dụng một số trò chơi, hình thức đối thoại dân chủ; Đóng vai để kể chuyện; Triển lãm tranh…, học sinh được nhóm lên ngọn lửa tình yêu văn học, vui tươi, hào hứng, yêu thích bộ môn Ngữ văn hơn.
Ngoài việc chịu khó tìm tòi, đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, cô rất chăm đọc sách, tài liệu chuyên ngành, sưu tầm và nghiên cứu đề thi học sinh giỏi các cấp, thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT qua các năm. Qua đó chắt lọc kiến thức cơ bản để dạy học, ôn luyện cho học sinh.
Video đang HOT
Để tiết học Ngữ văn lôi cuốn, tràn đầy cảm xúc, cô Trang thường bắt đầu giờ học bằng một mẩu chuyện kể, bài hát, hay thước phim ngắn, một trò chơi sắm vai…
Đặc biệt, ở một số chủ đề dạy học, cô còn mời nghệ nhân hát khan (Sử thi), nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ dân tộc như: Đàn T’rưng, Khèn ” Đinh Năm”, sáo “Ê Tê Ky”, sáo “Đinh Tuốt” đến biểu diễn, giao lưu nhằm khắc sâu bài học và lồng ghép giáo dục học sinh giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Lúc đầu, cô Trang tự bỏ tiền túi ra mời, về sau nhận thấy hiệu quả cách làm trên, nhà trường hỗ trợ chi trả cho các nghệ nhân để nhân rộng mô hình ra lớp khác.
Những nguyên tắc của cô và trò
Để giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn, cô đã đặt ra những nguyên tắc: Học sinh phải chép vào vở hoặc sổ tay và học thuộc những câu thơ, câu văn hay. Những câu thơ, câu văn hay này do giáo viên định hướng cho học sinh thông qua mỗi bài học hoặc để học sinh tự chọn theo cảm nhận của các em. Việc làm này được thực hiện thường xuyên, liên tục, có kiểm tra đánh giá.
“Học sinh phải học thuộc các nhận định văn học hoặc nhận định xã hội hay. Định kỳ mỗi tuần một lần, tôi tổ chức cho học sinh viết một đoạn văn, bài văn trình bày suy nghĩ hoặc bình luận về những nhận định văn học hoặc nhận định xã hội đó.
Mỗi tháng tôi tổ chức “luyện nói theo đề tài, chủ đề” một lần cho học sinh. Đề tài, chủ đề ở mức độ đơn giản là giới thiệu bản thân đến mức độ khó hơn là trình bày quan điểm về một nhận định văn học hoặc nhận định xã hội… Học sinh phải trình bày trước lớp theo chủ đề”, cô Trang nói.
Cô Trang tâm sự: Gần 18 năm gắn bó với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bản thân thấy chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều vấn đề đáng suy nghĩ và trăn trở. Các em mặc dù biết tiếng phổ thông, đọc được, viết được, giao tiếp được nhưng để hiểu sâu và tiếp thu được về văn học, cũng như kiến thức của các bộ môn khác thì cực kỳ khó khăn dẫn đến chất lượng dạy Ngữ văn chưa đảm bảo.
Cô giáo Lê Thị Thu Trang và học sinh trong giờ học Ngữ văn.
“Cũng có lúc tôi cảm thấy nản vì nhiều khi mình phân tích các vấn đề văn học mà học trò cứ ngơ ngác không hiểu gì. Những lúc ấy tôi cảm thấy vô cùng bất lực, rơi nước mắt nhưng cố gắng vượt qua, nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học làm cho học sinh yêu thích môn học, bởi có thích thì các em mới học được. Tôi cố gắng khơi gợi cảm xúc đến các em một cách chân thực nhất. Đến khi các em biết viết một đoạn văn hoặc một bài văn theo cảm xúc của mình mà không cần theo khuôn mẫu nào là tôi mừng rơi nước mắt”, cô Trang cho hay.
Cô Trang tâm sự: Niềm vui của nhà giáo là lúc chứng kiến học sinh của mình thành công trong cuộc sống. “Trong suốt quá trình dạy học, tôi đã bồi dưỡng được nhiều học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi Ngữ văn cấp huyện, tỉnh, nhiều em thi đậu vào lớp 10 trường THPT chuyên và không chuyên. Nhiều em đã thành đạt trong cuộc sống khiến tôi mãn nguyện và càng thêm yêu nghề”, cô Trang tâm sự.
Trong thời gian giảng dạy của mình, cô Trang đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Bằng khen của Bộ GD&ĐT, Uỷ ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, UBND tỉnh, Công đoàn giáo dục tỉnh.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban dân tộc tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”. Giấy khen của Huyện ủy, UBND huyện Sông Hinh, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên, Phòng GD&ĐT huyện Sông Hinh…cùng nhiều bằng khen và giấy khen khác.
Năm học mới với giảng đường "linh hoạt"
Nhiều phương pháp giảng dạy thích ứng với tình huống tác động của dịch bệnh, cùng với những hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sinh viên đã được triển khai.
Các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước bước vào năm học mới 2021 - 2022 với "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền học trực tuyến khi ở nhà. Ảnh: THANH HẰNG
"Đến trường" trực tuyến
Ngày 9/8, sinh viên năm thứ 2 trở lên của Trường đại học Ngoại thương chính thức bước vào năm học mới 2021 - 2022. Khác với không khí vui tươi, náo nhiệt trên giảng đường của ngày đầu trở lại sau kỳ nghỉ hè như trước đây, năm học 2021 - 2022, sinh viên "đến trường" trên nền tảng dạy học trực tuyến. PGS, TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương cho biết, toàn trường có gần 11 nghìn sinh viên năm thứ 2 trở lên bước vào năm học mới 2021 - 2022 với các hoạt động dạy học trực tuyến.
Ngoài hệ thống hạ tầng máy, thiết bị, đường truyền, các phần mềm dạy học trực tuyến đang triển khai, trường cũng quan tâm mua và phát triển thêm các phần mềm mới đẩy mạnh các hoạt động trên mạng nhằm tăng tương tác giữa giảng viên với sinh viên, sinh viên với các khoa, phòng và nhà trường. "Đây là lần thứ tư trường tổ chức dạy học trực tuyến, các thầy giáo, cô giáo và sinh viên đã quen với hình thức học tập này cho nên những phát sinh về kỹ thuật, đường truyền đều được giải quyết nhanh gọn, bảo đảm chất lượng dạy học tốt nhất" - PGS, TS Bùi Anh Tuấn chia sẻ.
Cùng mở đầu năm học mới 2021 - 2022, gần 4.000 sinh viên năm thứ 2 trở lên của Trường đại học Lâm nghiệp đã có những buổi học đầu tiên theo hình thức trực tuyến. Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Trường đại học Lâm nghiệp, Lê Ngọc Hoàn cho biết, để thích ứng bối cảnh tác động của dịch Covid-19, thời gian đầu năm học, nhà trường đã sắp xếp, bố trí lại khung thời lượng kiến thức, chỉ giảng dạy lý thuyết cho sinh viên.
Những nội dung kiến thức thực hành sẽ được để lại, khi sinh viên đến trường học tập trung, lên các phòng nghiên cứu, thí nghiệm, khu thực hành thì mới triển khai nhằm bảo đảm chất lượng kiến thức, kỹ năng cho người học. Nhìn chung, giảng dạy, học tập trực tuyến là giải pháp thích ứng với tác động của dịch Covid-19, bởi ngay khi hết dịch, sinh viên của trường sẽ trở lại học tập trung bình thường.
Hiện phần lớn các cơ sở đào tạo đều đang gấp rút chuẩn bị bước vào năm học mới 2021 - 2022. TS Hà Xuân Linh, Trưởng Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên cho biết, với đặc thù ngành đào tạo có cả sinh viên trong nước và sinh viên nước ngoài, khoa đã hoàn thiện các khâu để bắt đầu bước vào năm học mới từ đầu tháng 9. Nếu tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp, hoạt động giảng dạy trực tuyến sẽ được triển khai.
Khoa Quốc tế đã chuẩn bị mọi phương án cho năm học mới từ hạ tầng, nhân lực, giảng viên, thời khóa biểu... Trong khi đó, Trường đại học Kinh tế quốc dân cũng đang chuẩn bị tích cực, dự kiến ngày 23/8 sẽ tổ chức dạy học năm học mới trên nền tảng trực tuyến. Theo đại diện Trường đại học Kinh tế quốc dân, toàn trường đã hoàn thiện hạ tầng cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, hệ thống bài giảng, phương thức thi, kiểm tra, đánh giá trực tuyến đáp ứng yêu cầu chống dịch hiện nay.
Chia sẻ khó khăn, chung tay phòng, chống dịch bệnh
Một điều dễ nhận thấy khi năm học mới 2021 - 2022 bắt đầu là các cơ sở đào tạo không chỉ chuyển đổi phương thức dạy học phù hợp mà còn tăng cường quan tâm, chăm lo chia sẻ gánh nặng với sinh viên, phụ huynh và xã hội. PGS, TS Bùi Anh Tuấn cho biết, năm học mới, Trường đại học Ngoại thương quyết định hỗ trợ sinh viên mức tương đương 7% học phí học kỳ 1. Ngoài ra, nhà trường cũng có học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 các mức tương đương 100%, 70%, 50%, 30% học phí tùy từng trường hợp cụ thể.
Tổng quỹ hỗ trợ sinh viên khoảng 20 tỷ đồng. Đối với giảng viên được hỗ trợ 300 nghìn đồng khi giảng dạy một tín chỉ. Đáng chú ý, mặc dù bước vào năm học mới nhưng nhà trường đã dành một khu ký túc xá khoảng 700 chỗ ở cho sinh viên để làm khu cách ly cho địa phương. Những thí sinh trúng tuyển năm 2021 theo hình thức xét tuyển kết hợp được đăng ký nhập học trực tuyến và gửi giấy tờ theo quy định qua đường bưu điện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho tân sinh viên bước vào năm học 2021 - 2022.
Trong khi đó, PGS, TS Bùi Đức Triệu, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo (Trường đại học Kinh tế quốc dân) cho biết, để chia sẻ khó khăn, lãnh đạo nhà trường đã quyết định giảm học phí một triệu đồng/sinh viên. Tổng số tiền hỗ trợ sinh viên của trường khoảng 24 tỷ đồng. Đối với thí sinh trúng tuyển khóa mới được nhập học trực tuyến và gửi giấy báo điểm, hồ sơ qua đường bưu điện.
Tuy nhiên, nếu vì lý do cá nhân nào đó, các em có sự lựa chọn khác, nhà trường vẫn tạo điều kiện để các em có thể rút hồ sơ với phương châm bảo đảm quyền lợi cao nhất cho người học. Đáng chú ý, chung tay với công tác phòng, chống dịch Covid-19, Trường đại học Kinh tế quốc dân chi kinh phí 8,2 tỷ đồng tiêm vắc-xin cho toàn bộ cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), các cơ sở đào tạo căn cứ vào tình hình dịch bệnh của địa phương để điều chỉnh kế hoạch dạy, học và tuyển sinh. Bộ GD và ĐT triển khai giải pháp tăng cường xây dựng kho học liệu số, cơ sở dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật cho việc dạy học trực tuyến, điều chỉnh trạng thái hoạt động của hệ thống giáo dục đại học phù hợp tình hình dịch bệnh. Theo Thứ trưởng GD và ĐT Phạm Ngọc Thưởng, thực hiện chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh, sinh viên và phụ huynh, Bộ đã trình Chính phủ xem xét ban hành nghị định mới (thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP) về cơ chế thu, quản lý học phí, trong đó quy định mức trần học phí đối với năm học 2021 - 2022 ổn định bằng năm học 2020 - 2021.
Đối với việc triển khai dạy học trực tuyến, các cơ sở GD và ĐT tính toán xác định mức thu hợp lý trên cơ sở triển khai thực tế công tác dạy học theo nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục với người học và bảo đảm công khai, minh bạch. Bên cạnh các chính sách của Nhà nước, Bộ GD và ĐT cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, cơ sở GD và ĐT kêu gọi và huy động các nguồn lực của xã hội để hỗ trợ học sinh, sinh viên và gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong năm học 2021 - 2022.
Thầy giáo chia sẻ bí quyết giúp nhiều sĩ tử đạt điểm 9, 10 môn Toán kỳ thi THPT Quốc gia Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm chuyên ôn luyện thi đại học môn Toán cùng phương pháp giảng dạy gần gũi, sáng tạo, thầy Nguyễn Phan Tiến đã giúp đỡ nhiều sĩ tử đạt điểm cao trong đợt thi THPT Quốc gia vừa qua. Bén duyên với nghề giáo ngay từ những năm tháng sinh viên, động lực giúp thầy Tiến giảng...