Cô giáo trẻ đơn độc giữa rừng, bám bản gieo chữ, nhiều đêm khóc vì nhớ con

Theo dõi VGT trên

Vượt qua nhiều khó khăn của cuộc sống, cô giáo Nguyễn Thị Vân tình nguyện lên vùng cao dạy chữ cho học sinh dân tộc thiểu số và nguyện theo nghề giáo trọn đời.

Cô giáo Nguyễn Thị Vân là giáo viên trường mầm non Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Ba năm trước, chị xung phong lên điểm trường Lũng Hoài – một trong những điểm trường khó khăn nhất toàn tỉnh, mang con chữ đến với học sinh dân tộc thiểu số.

Người mẹ thứ hai

Tại điểm trường mầm non Lũng Hoài (thuộc trường mầm non Thượng Nung), cô giáo Nguyễn Thị Vân đang phụ trách 30 học sinh đều là con em đồng bào dân tộc H’Mông. Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ các em đều đi làm ăn xa nên chị là người mẹ thứ hai, chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho học sinh.

Năm 2018, cô Vân đang là giáo viên tại trường mầm non Trúc Mai (xã La Hiên, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) tình nguyện xung phong nhận nhiệm vụ tại điểm trường Lũng Hoài – một trong những điểm trường xa, nghèo và khó khăn nhất của tỉnh Thái Nguyên.

Đường lên Lũng Hoài quanh co đồi núi, bốn bên dựng đứng dốc đá tai mèo. Từ trung tâm xã đến điểm trường dài 5km mà chỉ có vài chục nóc nhà người H’Mông. Ngày nhận công tác, nhìn các con đầu trần, chân đất, ăn mặc phong phanh, khuôn mặt tím tái vì mưa lạnh mà chị không kìm được lòng. Về trường, chị đề xuất hiệu trưởng cử giáo viên đến từng thôn, bản để vận động học sinh đi học.

Ba tháng đầu tiên nhận công tác là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với chị. Quãng đường đi dạy từ nhà đến trường dài hơn 50km đường đồi núi nhưng ngày nào chị cũng đi đi, về về gần 100km. Do công việc bận rộn nên chị phải gửi con gái nhờ ông bà chăm hộ. Nhiều đêm trực tại trường, chị khóc rưng rức vì nhớ nhà, nhớ con. Một mình vò võ trên non, chị chỉ mong trời nhanh sáng để có người nói chuyện.

Cô giáo trẻ đơn độc giữa rừng, bám bản gieo chữ, nhiều đêm khóc vì nhớ con - Hình 1

Cô giáo Vân xung phong lên điểm trường khó khăn nhất tại Thái Nguyên để dạy chữ cho học sinh.

Việc bất đồng ngôn ngữ khiến chị không giao tiếp được nhiều với học sinh. Để xóa bỏ rào cán đó, ngoài giờ lên lớp, chị học thêm tiếng người H’Mông để nắm bắt nhu cầu đi học của các em. Sau đó, chị bắt đầu dạy Tiếng Việt để trẻ giao tiếp tốt hơn.

Nhờ tâm huyết và tình yêu thương của cô Vân mà những đứa trẻ tại Lũng Hoài đã biết được con chữ. Sau 3 năm gắn bó với nơi đây, chị tự hào nói: “Các con bây giờ chăm học và đi đúng giờ hơn. Nhiều phụ huynh nhận thấy được lợi ích của việc đi học nên tích cực gửi con đến trường. Bên cạnh đó chúng tôi cũng nhận được nhiều sự đầu tư của các cấp chính quyền về cơ sở vật chất và điều kiện nuôi dưỡng trẻ”.

Dù đường xa nhưng chị chưa có ý định chuyển về trường gần nhà. Bởi chị đã thích nghi và tìm được niềm vui nơi đây. Chị mong sẽ là người mẹ thứ hai chăm sóc các em và nhìn các em khôn lớn mỗi ngày.

Video đang HOT

Một lòng theo nghề giáo viên

Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ mất sớm, ước mơ từ thuở nhỏ của chị Vân là trở thành giáo viên. Tốt nghiệp năm 2011, chị xin làm giáo viên hợp đồng tại trường Mầm non Cây Thị (xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên).

Từ ngôi trường đầu tiên ấy, chị trải nghiệm những tháng ngày làm cô nuôi dạy trẻ với nhiều bỡ ngỡ. Nhận được nhiều sự giúp đỡ của đồng nghiệp, chị Vân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Năm 2013, do điều kiện và hoàn cảnh nên chị chuyển công tác về quê nhà để tiện chăm sóc người thân. Sau đó, chị xây dựng gia đình nhưng cuộc sống cũng không bớt phần vất vả do kinh tế 2 nhà eo hẹp. Đang là giáo viên hợp đồng với mức lương ít ỏi, chị phải chăm lo cho gia đình lớn với 4 thế hệ và cả em trai đang đi học.

Chị một lòng tận tụy với nghề và không ngừng học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để vận dụng vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Chị tâm niệm: ” Nghề giáo viên mầm non, ngoài chuyên môn cần nhất tình yêu thương con trẻ. Chúng tôi luôn xác định vai trò của mình là người mẹ thứ hai tại trường. Vì thế bên cạnh việc dạy chữ cho các em thì việc định hình nhân cách từ thuở nhỏ cho học sinh rất quan trọng”.

Cô giáo trẻ đơn độc giữa rừng, bám bản gieo chữ, nhiều đêm khóc vì nhớ con - Hình 2

Cô Vân đến từng thôn bản vận động học sinh đi học.

Ngoài thời gian bám lớp, bám bản, chị thường xuyên đi lượm vỏ chai, lốp xe…tận dụng những loại vật liệu đã qua sử dụng để tạo ra những con thú, đồ chơi, mô hình nhà cửa…mang đến lớp cho các em trải nghiệm. Cuối tháng nhận lương, cô Vân trích ra một phần mua đồng quà, tấm bánh cho học sinh liên hoan. Chị tâm niệm, chừng nào còn sức khỏe là còn đi dạy. Giáo viên là nghề thiêng liêng cao quý. Vì thế, được trở thành giáo viên mầm non luôn là đặc ân, món quà Thượng đế ban cho chị.

Những năm tháng công tác trong ngành giáo dục, chị Nguyễn Thị Vân nhiều lần tham gia và đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh; nhiều năm liên tục cô đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. Đặc biệt, chị là một trong hai cá nhân điển hình tiên tiến của tỉnh Thái Nguyên được tôn vinh trong Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X.

Cô Mỷ "nối tương lai" cho trẻ vùng cao

Đến với nghề giáo cũng bởi chữ duyên, song cô giáo trẻ người Mông tên Giàng Thị Mỷ đã yêu và say nghề lúc nào chẳng hay.

Cô Mỷ nối tương lai cho trẻ vùng cao - Hình 1


Cô Mỷ (ngoài cùng bên phải) cùng đám trò nhỏ nhặt rau, chuẩn bị cho bữa cơm trưa. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mỷ bền bỉ kêu gọi sự chung tay của các tổ chức thiện nguyện khắp mọi miền với ước mong đám trò nhỏ không bị "đứt" học, để tương lai được tươi sáng hơn...

Yêu lúc nào... chẳng hay

Sau khi tốt nghiệp THPT, thiếu nữ dân tộc Mông - Giàng Thị Mỷ (SN 1995) đứng trước rất nhiều lựa chọn. Cô theo ngành sư phạm mầm non như một giải pháp "tình thế", rồi đem lòng yêu nghề, mến trẻ từ lúc nào cũng chẳng hay.

Năm 2017, rời Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, Mỷ thi đỗ viên chức và nhận công tác tại Trường Mầm non Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Có lẽ đó là may mắn, cũng là cơ duyên với thiếu nữ nhỏ nhắn, xinh xắn này.

"Xã Sin Suối Hồ chính là quê hương của em. Về nhận công tác tại đây em rất vui, vì ít nhiều cảm thấy mình có cơ hội đóng góp nhỏ bé cho quê hương mình. Thế hệ của chúng em, nhiều bạn ở bản, gia đình khó khăn, chẳng được học hành đến nơi đến chốn, cuộc sống vất vả, lam lũ. Em cũng chỉ muốn mang chút đóng góp nhỏ bé của mình để các cháu đỡ khổ hơn", cô Mỷ bộc bạch.

"Tuy mới vào nghề, nhưng cô Mỷ luôn thể hiện rất rõ tình yêu nghề, mến trẻ. Trong công việc thì cô rất nhiệt tình, hăng hái và hết lòng dạy dỗ con trẻ", bà Phạm Thị Thao, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sin Suối Hồ cho biết.

Gần 5 năm kể từ ngày bước vào nghề nuôi dạy trẻ cũng là ngần ấy thời gian cô Mỷ gắn bó, dành trọn tình yêu thương cho trẻ nhỏ vùng cao biên giới. Năm nay, cô Mỷ xung phong vào điểm trường ở bản Hoàng Trù Văn cách trung tâm xã hơn 20 km. Đây là điểm bản xa và khó khăn nhất của huyện. Tại điểm bản mới này, mọi điều kiện vật chất còn thiếu thốn trăm bề.

Đến điểm trường mới này, cô Mỷ chấp nhận sống cảnh xa nhà, xa trường. Con gái cô là Giàng Thị Yến Nhi bước sang tuổi thứ 7, cũng cần người dạy bảo, chăm sóc mỗi ngày. Song cô đành gửi lại ở trung tâm xã nhờ bố mẹ nuôi dưỡng.

"Em chỉ có thể về nhà thăm con vào dịp cuối tuần thôi, vì nơi đây cách nhà tận hơn 20 km cơ. Trời tạnh ráo còn đi lại được. Những khi mưa xuống, đường lầy lội thì chẳng có cách nào khác ngoài đi bộ để trở về nhà", cô Mỷ tâm sự.

Xa gia đình, xa con, song ở trường cô có tới 25 người "con" (17 học sinh mầm non và 8 học sinh tiểu học sang ăn cơm cùng) để quây quần, chăm sóc và vui đùa mỗi ngày. Trước giờ tan học, khi Mặt trời khuất sau dãy núi, cô Mỷ lại lủi thủi một mình trong đêm cô quạnh. Nhưng gần đây cô bớt cô đơn bởi buổi tối Giàng Xa Mông (3 tuổi), Giàng A Phềnh (4 tuổi), Giàng A Xà (6 tuổi) và Lý A Ly (6 tuổi) ở lại trường với cô luôn.

"Ở đây phụ huynh cũng chẳng quan tâm lắm đến việc học của con đâu ạ. Cô giáo có đến gọi thì họ cho con đi học, hoặc con tự đi. Có những em mới có 3, 4 tuổi mà hàng ngày cứ lẽo đẽo tự đi bộ, vượt đến hơn 4 cây số đường rừng để đến trường. Con có đi thì tự đi chứ bố mẹ cũng chẳng có đưa đón gì đâu ạ. Vì nhà quá xa nên có mấy em ở lại trường ăn cùng cô. Buổi tối ngủ cùng cô luôn để ngày mai lại học tiếp", cô Mỷ vui vẻ tâm sự.

Cô Mỷ nối tương lai cho trẻ vùng cao - Hình 2


Vừa dạy học, vừa tranh thủ phơi cá khô do các đoàn gửi lên để dự trữ cho trẻ ăn dần. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Để các con không bị đứt học...

Thấy các điểm bản còn khó khăn, thiếu thốn, cô Mỷ trăn trở mãi. Và rồi cô tìm đến địa chỉ thiện nguyện khắp mọi miền để kêu gọi sự chung tay giúp đỡ.

Năm ngoái, cô cùng với cô giáo Nguyễn Thị Thanh ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Sin Suối Hồ kêu gọi được hơn 1 tỷ đồng từ một tổ chức thiện nguyện tận Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng 2 nhà lớp học tại điểm trường Sàng Mà Pho, xã Sin Suối Hồ. Công trình trên đã thay thế những nếp nhà tranh tre dột nát ngày trước, giúp cho học sinh có được cơ sở học tập khang trang, sạch đẹp hơn.

"Ngoài dạy học, cô Mỷ còn hăng say trong các chương trình thiện nguyện, được đồng nghiệp đánh giá cao. Trước kia, điểm bản Hoàng Trù Văn do quá xa xôi, chưa có một tổ chức, cá nhân nào tham gia ủng hộ. Nhưng kể từ khi cô ấy vào nhận công tác, cô đã kêu gọi được rất nhiều đoàn đến ủng hộ, chia sẻ. Điều này đã giúp cho học sinh có điều kiện thuận lợi để học tập", bà Phạm Thị Thao cho biết.

Lớp học ghép ở điểm bản Hoàng Trù Văn của cô Mỷ có 17 học sinh mầm non ở các độ tuổi từ 3 - 5 tuổi. Song hàng ngày cô lại là người mẹ thứ hai khi thực hiện "nhiệm vụ" chăm lo cho 25 "người con". Trong đó có 8 học sinh tiểu học. Cô vừa dạy học, vừa chăm lo đến từng bữa ăn, giấc ngủ cho các con nên chúng chỉ muốn đến trường.

"Bố mẹ các cháu đã chẳng quan tâm rồi, lên lớp các cháu cũng chẳng có gì ăn. Thế là em kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ. Họ cho gì thì em lấy cái đó, từ chăn, màn, sữa, đường, gạo, mì tôm, đồ ăn... Năm nay phấn khởi là có một nhóm thiện nguyện họ ủng hộ thức ăn cho cả năm học. Học sinh các con đi học chỉ phải mang theo cặp lồng cơm do bố mẹ chuẩn bị từ nhà, còn thức ăn thì cô giáo đun nấu cho", cô Mỷ bộc bạch.

"Năm nay có hơn chục đoàn từ thiện người ta cho rất nhiều quà cho các con. Chúng em phấn khởi lắm. Học sinh cũng thích đến trường vì có thức ăn ngon, được cô chăm sóc và dạy dỗ. Vừa rồi, thấy quà nhiều quá nên em mới bảo các đoàn là em nhận hết, song cứ gửi dần lên thôi, chứ gửi ngay một lúc, các con không ăn hết, nó hỏng mất đồ thì rất lãng phí. Em cũng kết nối để một số đoàn họ san sẻ cho các điểm bản khác còn khó khăn hơn trong huyện", cô Mỷ nói thêm.

Chia sẻ về quyết định vào điểm bản vùng sâu, vùng xa công tác, cô Mỷ cho biết: "Tôi còn trẻ mà, đây lại là quê hương của mình nữa. Tôi muốn mang con chữ đến nhiều trẻ em dân tộc thiểu số còn khó khăn chưa được đi học, góp phần xóa nạn mù chữ ở vùng cao".

Hoàng Trù Văn là điểm bản nghèo khó. Ở đây không có điện, không có sóng điện thoại..., đời sống nhân dân khó khăn, sự quan tâm đến việc học hạn chế. Để đưa được con chữ đến với những đứa trẻ ở đây không phải là điều dễ dàng. Làm được điều này cần phải có tình yêu thương, sự kiên trì và dũng cảm của đội ngũ giáo viên cắm bản như cô Mỷ.

Hơn ai hết, những nhà giáo như cô Mỷ luôn nỗ lực không biết mệt mỏi chỉ với mong ước đơn giản là để các con không bị "đứt học".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Bị chỉ trích vì 'ở rể' nhà Hồ Ngọc Hà, Kim Lý lần đầu chia sẻ đầy bất ngờ
23:42:29 14/11/2024
Vụ Chi Dân, An Tây bị bắt: Thiếu trách nhiệm khi là người nổi tiếng
21:51:12 14/11/2024
An Tây từng giàu có, sang chảnh thế nào trước khi bị bắt?
23:07:21 14/11/2024
Hoa hậu Andrea Rubio lên tiếng về chiến thắng của Huỳnh Thị Thanh Thủy tại Miss International
21:54:19 14/11/2024
Tang lễ Song Jae Rim: "Nàng cháo" nhắn nhủ gây xót xa, Kim Soo Hyun - So Ji Sub và dàn sao gửi hoa tiễn biệt
23:00:00 14/11/2024
Trước khi có con với tình trẻ kém 37 tuổi, Quang Minh nói gì về vợ cũ Hồng Đào?
23:03:04 14/11/2024
Có con với bạn trai, người phụ nữ ở Cần Thơ bị nghi không chung thủy, 53 năm sau bất ngờ được minh oan
22:14:15 14/11/2024
Nhã Phương khóc nghẹn, quyết làm điều đặc biệt cho cô bé Tày mồ côi
21:47:27 14/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Con dâu mặc váy ngắn đi làm, cả nhà chồng tổ chức họp gia đình

Góc tâm tình

07:01:30 15/11/2024
Sống trong gia đình 3 thế hệ, tôi cảm thấy mệt mỏi khi làm bất cứ việc gì. Không người này thì người kia ý kiến, đánh giá khiến tôi chỉ muốn ra ngoài ở riêng.

Mỹ dọa "đáp trả cứng rắn" lính Triều Tiên tham chiến cùng Nga

Thế giới

06:57:36 15/11/2024
Đầu tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cảnh báo lính Triều Tiên sẽ trở thành mục tiêu quân sự nếu tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine.

Tả Lèng mùa vàng: Bức tranh thiên nhiên hòa quyện nét đẹp lao động người Mông

Du lịch

06:55:17 15/11/2024
Tả Lèng, một xã thuộc huyện Tam Đường, nổi bật với những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn, uốn lượn như một bức tranh thủy mặc khổng lồ, lưu giữ dấu ấn của thiên nhiên và vẻ đẹp trong lao động của đồng bào Mông.

Dàn người mẫu quái vật Labubu gây sốt trên sàn diễn thời trang

Thời trang

06:46:10 15/11/2024
Khán giả bất ngờ khi thấy sự xuất hiện của Labubu. Món đồ chơi nghệ thuật hình quái vật thỏ đã được diễn giải bằng sự tài hoa và khéo léo của thời trang.

Loại quả Việt xuất khẩu sang Mỹ là "kẻ thù" của ung thư

Sức khỏe

06:41:43 15/11/2024
Từ tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa đến làm đẹp da, loại quả này xứng đáng có mặt trong thực đơn của mỗi gia đình.

Bức ảnh bóng lưng của Subeo gây kinh ngạc

Sao việt

06:41:29 15/11/2024
Gây chú ý trong buổi tiệc sinh nhật của Kim Lý còn có sự xuất hiện của Subeo. Cậu cả nhà Hồ Ngọc Hà diện bộ trang phục giản dị với quần short và áo thun trắng.

Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp

Sao châu á

06:37:02 15/11/2024
Sau khi tuyên bố ly hôn vào tháng 12 năm ngoái thì vào đầu năm nay, ngôi sao Đài Loan (Trung Quốc) Từ Nhược Tuyên được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp.

Khởi tố 7 đối tượng mang dao, kiếm đi giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật

06:34:59 15/11/2024
Hai nhóm thanh thiếu niên ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, điều khiển xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, đem theo kiếm, túyp sắt, phóng lợn rượt đuổi nhau trên đường để giải quyết mâu thuẫn.

Ức gà khô xào hay luộc nữa, đem nấu ăn sáng được món bánh đơn giản mà cực ngon, chẳng lo béo lại đủ dinh dưỡng

Ẩm thực

06:04:51 15/11/2024
Chỉ một vài bước đơn giản bạn đã có món ăn sáng ngon miệng, đủ chất từ ức gà rồi. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có

Hậu trường phim

06:03:07 15/11/2024
Mới đây, một phân đoạn trong Rèm Ngọc Châu Sa đã vô tình bóc mẽ đặc quyền độc nhất chỉ Triệu Lộ Tư mới có, khiến MXH râm ran không ngớt.

Quân Già bị vợ cả phản bội ở Độc Đạo, khán giả hả hê tưng bừng khắp MXH

Phim việt

06:02:14 15/11/2024
Trong tập 33 Độc đạo lên sóng VTV3 tối 13/11, khán giả vô cùng hả hê với tình tiết Quân Già bị vợ cả phản bội. Và mọi chuyện đều nằm trong kế hoạch của Hồng.