Cô giáo trẻ đã từng khóc cạn nước mắt…

Theo dõi VGT trên

Đã 5 năm rồi kể từ ngày nhận quyết định về vùng biên dạy chữ, cô giáo Nông Thị Nga (28 tuổi, ở xã Sa Bình, H.Sa Thầy, Kon Tum), đại sứ của chương trình “Điều ước cho em”, quen dần với những con đường xuyên núi.

Cô giáo trẻ đã từng khóc cạn nước mắt... - Hình 1

Cô Nông Thị Nga trong vai trò đại sứ của chương trình “Điều ước cho em” tại Kon Tum – ĐỨC NHẬT

Cách trung tâm tỉnh lỵ Kon Tum hơn 70 km về hướng tây, Mô Rai là một xã biên giới xa xôi hẻo lánh của H.Sa Thầy. Ở đó có cô giáo Nông Thị Nga, đại sứ của chương trình “Điều ước cho em”.

Vượt qua nghịch cảnh

Vào một sáng tháng 5 oi ả, chúng tôi quyết định ngược về miền biên viễn Mô Rai để tìm gặp đại sứ của chương trình “Điều ước cho em” tại Kon Tum. Sau hơn nhiều giờ đồng hồ len lỏi giữa núi cao và mây mù, đoàn mới đến được Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lý Thường Kiệt ( xã Mô Rai).

Luôn hết mình vì học sinh thân yêu

Thầy Nguyễn Thành Long, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lý Thường Kiệt, cho biết trong quá trình công tác tại trường, cô Nông Thị Nga là giáo viên nhiệt tình, chịu khó. Dù gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng cô vẫn cố gắng vươn lên. “Trong công tác, cô Nga luôn hết mình vì học sinh thân yêu. Những mô hình, dự án của cô đã giúp đỡ cho rất nhiều em học sinh trong trường. Cũng từ mô hình “Tiệm tạp hóa nhỏ” đã góp phần kéo học sinh trở lại lớp. Mỗi dự án của cô Nga đều mang một ý nghĩa thiết thực đối với học sinh của trường”, thầy Long nói.

Trong tiếng ve râm ran, giáo viên toàn trường đang phân công nhau tỏa đi các hướng làm vệ sinh. Sau bài thi cuối cùng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên học sinh toàn trường được nghỉ học. Ngày cuối ở lại trường, cô Nông Thị Nga đang cùng các đồng nghiệp dọn dẹp cỏ rác trên sân trường để chuẩn bị nghỉ hè.

Dắt khách ngồi dưới tán cây trong sân trường, cô Nga bắt đầu kể về những ngày đã cũ. Gia đình có 5 chị em gái, hoàn cảnh khó khăn, bố lại mất sớm khiến các chị gái của cô lần lượt phải từ bỏ ước mơ vào đại học. Thương mẹ, Nga quyết tâm học thật tốt để viết tiếp những ước mơ còn dang dở của các chị.

Năm 2011, Nga đậu vào Trường cao đẳng Sư phạm Kon Tum trong sự vui mừng của gia đình. Thương con gái, mẹ cô cố gắng làm lụng rồi vay mượn đủ chỗ với ước mong đổi phận cho con. Năm 2012, Nga quyết định lấy chồng. Cuộc sống những tưởng cứ thế êm đềm trôi qua thì bất ngờ năm 2013 chồng cô đổ bệnh nặng. “Tôi chết lặng, tiếp nối thời gian đó là một nỗi buồn nặng nề, đè nén lên gia đình nhỏ. Gửi con thơ hơn 11 tháng ở nhà cho ông bà nội chăm, tôi thuê trọ để vừa đi học vừa tiện chăm sóc cho chồng. Ròng rã một tháng trời, bệnh viện trả anh về trong tuyệt vọng. Tôi khóc cạn nước mắt”, cô Nga kể.

Nga bắt đầu hành trình chạy chữa với hy vọng mong manh để giành giật sự sống cho chồng. Nhưng mọi khổ đau chưa dừng lại ở đó. Bẵng đi vài năm, con gái đầu của cô Nga đã 4 tuổi nhưng chẳng thể nói được dù chỉ một từ. Sau khi đi khám nhiều nơi, cô Nga nhận “tin sét đánh” con bị thiểu năng trí tuệ. Quãng thời gian đó đối với cô như chìm vào bế tắc. Cuộc sống đã khó khăn lại càng thêm khốn khó khi đứa con gái út bị viêm ruột liên tục phải nhập viện. Còn cô Nga sau một lần ốm nặng thì phát hiện mình bị u nang buồng trứng.

“Nhiều khi cũng muốn buông xuôi, nhưng nhìn chồng con tôi lại tự nhủ phải cố gắng thật nhiều”, cô Nga trải lòng.

Video đang HOT

Cô giáo trẻ đã từng khóc cạn nước mắt... - Hình 2

Cô Nông Thị Nga

Những mô hình tiên phong

Năm 2015, cô Nga ra trường rồi về huyện biên giới Sa Thầy công tác. Một năm sau đó, cô được chuyển lên giảng dạy tại xã Mô Rai cách nhà hơn 70 km.

Cô Nga vẫn nhớ như in cái ngày đầu tiên đi nhận công tác. Cô dậy từ khi gà vừa gáy sáng để nấu vội bữa cơm cho chồng con. Sáng mùa đông trời còn mờ tối, cô giáo trẻ dắt chiếc xe máy cà tàng chạy về TT.Sa Thầy đón thêm một người bạn nữa cùng đi. Cả hai lầm lũi trên con đường rải đá xuyên qua vùng rừng núi của Vườn quốc gia Chư Mom Ray dài hơn 40 km không một bóng người qua lại, có đoạn vắt qua những sườn đồi trơn trượt…

Những ngày đầu đi dạy ở miền biên viễn đối với cô Nga cũng chẳng dễ dàng. Ở nơi nắng gió, mưa mù này phụ huynh rất ít quan tâm đến việc học hành của con trẻ. Cùng với đó là đường sá đi lại còn khó khăn khiến học sinh nghỉ học rất nhiều.

Cô Nga tâm sự, các em học sinh ở xã Mô Rai đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn. Bố mẹ các em chủ yếu làm nông hoặc ai thuê gì làm đó nên việc lo đủ cái ăn còn khó. Nhà nghèo, một số em phải nghỉ học đi làm thuê để phụ giúp gia đình. Mặc dù nhà trường, giáo viên đến nhà vận động nhiều lần nhưng các em chỉ đến lớp ít hôm rồi lại nghỉ ngang vì lo “miếng cơm, manh áo”. Để học sinh đi học, cô Nga cùng đồng nghiệp phải ra sức vận động liên tục. Thậm chí, nhiều lúc các cô phải dùng bánh kẹo để “dụ” học sinh. Sau những nỗ lực của giáo viên toàn trường, những đứa trẻ “cứng đầu” nhất cũng được kéo trở về lớp học.

Do kiếm miếng ăn đã khó, người dân nơi đây có mấy ai để ý đến vẻ bề ngoài. Nhìn những cậu học sinh tóc tai rối bù, cô Nga chẳng đành lòng. Thế là ngoài giờ đứng lớp, cô lại hóa thân thành “thợ cắt tóc” mà khách hàng không ai khác chính là học sinh của mình. Cũng bắt đầu từ đây, mô hình “Tiệm tóc không đồng” do cô phát động lan rộng ra toàn trường. Nhiều giáo viên cũng xắn tay áo lên cắt tóc cho học trò.

Không chỉ có vậy, nhiều lần lên lớp cô Nga đã bật khóc khi chứng kiến các em phải dùng chiếc thước đã gãy hay những chiếc khăn quàng rách tươm. Cũng vì những thiếu thốn đó mà các em mang tâm lý mặc cảm, tự ti khi đến lớp. Nhiều em phải bỏ học chỉ vì không có dụng cụ học tập.

Trước tình cảnh đó, cô liền nghĩ ra mô hình “Tiệm tạp hóa nhỏ”, khuyến khích các em học sinh đem vỏ lon nước, chai nhựa, giấy vụn, sách vở cũ để đổi lấy dụng cụ học tập. Mô hình sau đó cũng được nhân rộng ra toàn trường, nhờ vậy mà học sinh được thay mới dụng cụ học tập. Các em không còn tự ti, mặc cảm khi dùng đồ cũ. Và cũng từ đây, các em đã đến trường đều đặn, đầy đủ hơn.

Cô giáo trẻ đã từng khóc cạn nước mắt... - Hình 3

Cô Nông Thị Nga trong một giờ lên lớp và cắt tóc cho học sinh sau giờ học – ẢNH: ĐỨC NHẬT

Mong ước được sẻ chia

Nói về mong ước cho học trò, cô Nga chia sẻ: “Bản thân tôi cũng là người dân tộc thiểu số, luôn hy vọng mình có thể đem tất cả những gì học được để truyền đạt cho các em. Tôi chỉ mong ước các em đến lớp đầy đủ và có sách vở, bút. Bên cạnh đó, tôi hy vọng có thêm nhiều sách tham khảo, bổ trợ để các em học tập tốt hơn.

Các em học sinh nơi đây vẫn đang còn đối mặt nhiều khó khăn, bản thân tôi và nhà trường chỉ có thể giúp đỡ các em được phần nào đó. Không những vậy, Kon Tum là một tỉnh nghèo nên trên địa bàn còn rất nhiều trường hợp học sinh khó khăn, cơ cực. Chính vì vậy, tôi mong muốn các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ để tiếp thêm sức mạnh cho các em đến trường học con chữ”.

Với những đóng góp của mình, cô Nga được ban giám hiệu nhà trường tin cậy và giao cho nhiệm vụ Bí thư Đoàn trường. Đặc biệt vừa qua cô vinh dự trở thành đại sứ của chương trình “Điều ước cho em” tại Kon Tum. Đây là chương trình do Trung ương Đoàn phối hợp Bộ GD-ĐT, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện nhằm giúp đỡ trẻ em nghèo trên cả nước.

Điều ước của cô giáo dành cho học sinh vùng khó Tây Nguyên

Nhìn những em học sinh ăn không đủ no, mặc không đủ ấm đến lớp, giáo viên ở vùng khó Tây Nguyên chỉ ước các em được đủ đầy hơn. Thầy cô mong các em sẽ vững bước đến trường để thoát khỏi cái đói, nghèo.

Điều ước của cô giáo dành cho học sinh vùng khó Tây Nguyên - Hình 1


Hoàn cảnh gia đình cô Nga đặc biệt khó khăn, nhưng khi lên lớp cô luôn mang niềm vui, nụ cười đến cho học trò.

Mang nụ cười đến với trò

Cô Nông Thị Nga, giáo viênTrường PTDT bán trú Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, KonTum) có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Bản thân cô bị u nang buồng trứng, chồng bị ung thư gan.

Những tưởng khó khăn, bệnh tật dừng lại ở đây, nhưng nỗi vất vả lại chồng chất lên đôi vai của cô giáo trẻ. Người con đầu 8 tuổi của cô mắc căn bệnh tự kỷ, cô con gái thứ hai mới được 9 tháng tuổi bị viêm ruột, cơ thể còi cọc, ốm yếu. Tất cả tiền bạc hai vợ chồng kiếm được đều dồn vào để chữa trị bệnh tật. Sau nhiều năm điều trị, bệnh tình của hai vợ chồng cô Nga đã thuyên giảm, nhưng sức khoẻ bị giảm sút nhiều.

Cô Nga dạy học cách nhà hơn 40km nên mỗi tuần cô đều chạy xe từ xã Mô Rai về xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) lo cho chồng con. Mặc dù cuộc sống chồng chất khó khăn, nhưng mỗi ngày đến lớp cô luôn mang đến niềm vui, tiếng cười cho học trò của mình.

Cô Nga tâm sự, các em học sinh ở xã Mô Rai đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn. Bố mẹ các em chủ yếu làm nông hoặc ai thuê gì làm nấy nên việc lo đủ cái ăn còn khó. Nhà nghèo, một số em học sinh phải nghỉ học đi làm thuê để phụ giúp gia đình. Mặc dù nhà trường, giáo viên đến nhà vận động nhiều lần nhưng các em chỉ đến lớp ít hôm rồi lại nghỉ chỉ vì phải lo "miếng cơm, manh áo".

Điều ước của cô giáo dành cho học sinh vùng khó Tây Nguyên - Hình 2


Cô Nga ước học trò vùng khó sẽ đủ đầy hơn khi đến trường học con chữ.

Thương học trò, nhà trường và cô Nga thường xuyên vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ các em vững bước đến trường. Không chỉ làm giáo viên, những khi rảnh rỗi cô Nga trở thành "thợ cắt tóc" để giúp học sinh của mình gọn gàng hơn khi đến lớp.

Nói về mong ước cho học trò, cô Nga chia sẻ: "Bản thân tôi chỉ mong ước các em đến lớp đầy đủ và có đủ sách vở, bút. Bên cạnh đó, tôi hy vọng có thêm nhiều sách tham khảo, bổ trợ để các em học tập tốt hơn. Các em học sinh nơi đây vẫn đang còn nhiều khó khăn, bản thân tôi, nhà trường chỉ giúp đỡ các em được phần nào đó. Chính vì vậy, tôi mong muốn các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ để tiếp thêm sức mạnh cho các em đến trường học con chữ."

Ước mong có bữa cơm trưa cho học trò

Điều ước của cô giáo dành cho học sinh vùng khó Tây Nguyên - Hình 3


Cô Tâm chăm chút cho học trò từng bữa ăn, giấc ngủ.

Gắn bó với huyện vùng sâu, vùng xa Ea Súp được hơn 10 năm nay, cô Trương Thị Tâm - giáo viên Trường Mầm non Hoa Ban (xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, Đắk Lắk) thấu hiểu được nỗi khó khăn, cơ cực của các em nhỏ nơi đây.

Cô Tâm chia sẻ, các em học sinh ở trường đa số là đồng bào dân tộc H'Mông. Đất đai cằn cỗi, nên kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Một số em đến tuổi ra lớp, nhưng bố mẹ làm ở nương rẫy xa nên đưa con theo, các em không thể đến trường. Do đó, nhà trường cùng chính quyền địa phương thường xuyên đến vận động, đưa các em ra lớp.

Cũng theo cô Tâm, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong khi giao tiếp với học sinh, phụ huynh bởi bất đồng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, do hoàn cảnh khó khăn nên nhiều em đến lớp không đầy đủ, gia đình ít quan tâm đến con em mình.

Điều ước của cô giáo dành cho học sinh vùng khó Tây Nguyên - Hình 4


Gia đình khó khăn, mỗi ngày đến lớp các em học sinh Trường Mầm non Hoa Ban đều mang cơm theo để ăn trưa.

Đặc biệt, cuộc sống túng thiếu nên phụ huynh không thể đóng tiền ăn trưa cho con ở trường. Mỗi ngày, trước khi đến lớp, bố mẹ các em đều chuẩn bị cơm từ sáng để trưa học sinh ăn tại trường. Tuy nhiên, hoàn cảnh khó khăn nên bữa trưa của các em chủ yếu là cơm rau. Có những em bố mẹ bận đi làm nên không thể chuẩn bị cơm, bữa trưa của các em chỉ là gói mì tôm và chai nước lọc. Một số em gia đình có điều kiện hơn thì bữa trưa có thêm trứng, miếng thịt gà công nghiệp hoặc con cá hấp.

Điều ước của cô giáo dành cho học sinh vùng khó Tây Nguyên - Hình 5


Bữa trưa của các em học sinh chủ yếu là cơm trắng và rau.

"Các em học sinh mang đồ ăn theo từ sáng khi đến lớp, tới trưa cơm đã khô. Không có canh nên bữa cơm của các em chỉ lấp đầy được chiếc bụng đói, nhưng không có dưỡng chất. Tôi ước, các em sẽ có bữa cơm trưa đúng nghĩa. Được ăn uống đủ đầy, các em mới có thể phát triển được toàn diện và học tập tốt hơn. Ngoài ra, tôi ước có thêm bàn ghế, dụng cụ học tập. Khi đó các em học sinh có điều kiện tốt hơn để tiếp thu kiến thức.", cô Tâm chia sẻ.

https://thanhnien.vn/gioi-tre/co-giao-tre-da-tung-khoc-can-nuoc-mat-1385014.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khẩn trương điều tra nghi án hai vợ chồng giáo viên bị sát hại tại nhà riêngKhẩn trương điều tra nghi án hai vợ chồng giáo viên bị sát hại tại nhà riêng
7 giờ trước
Vũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bóVũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bó
4 giờ trước
Minh Tuyết, Minh Hằng sốc với kết quả công diễn 5 "Chị đẹp đạp gió 2024"Minh Tuyết, Minh Hằng sốc với kết quả công diễn 5 "Chị đẹp đạp gió 2024"
7 giờ trước
Phương Linh chia sẻ lý do "biến mất" khỏi showbizPhương Linh chia sẻ lý do "biến mất" khỏi showbiz
7 giờ trước
Hot nhất MXH: Ngu Thư Hân và Vương Hạc Đệ cạch mặt vì 1 người đòi theo đuổi, 1 chi tiết khiến 140 triệu người phản ứng gắtHot nhất MXH: Ngu Thư Hân và Vương Hạc Đệ cạch mặt vì 1 người đòi theo đuổi, 1 chi tiết khiến 140 triệu người phản ứng gắt
7 giờ trước
Loạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở CaliforniaLoạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở California
3 giờ trước
Sao Việt 10/1: Hồ Ngọc Hà đọ sắc Lưu Diệc Phi, Anne HathawaySao Việt 10/1: Hồ Ngọc Hà đọ sắc Lưu Diệc Phi, Anne Hathaway
7 giờ trước
Sao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụiSao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụi
2 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương Giang

Ngoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương Giang

Sao việt

1 giờ trước
Bạn trai của Hoa hậu Hương Giang là Nguyễn Phú Cường, gây ấn tượng với ngoại hình điển trai, phong thái cuốn hút, vẻ nam tính và thân hình săn chắc.
"Kiều nữ" Hàn Quốc quyết kiện sau khi bị dọa giết

"Kiều nữ" Hàn Quốc quyết kiện sau khi bị dọa giết

Sao châu á

2 giờ trước
Nữ diễn viên Hàn Quốc Bae Seul-ki và chồng là YouTuber Shim Lee-seob có hành động pháp lý mạnh mẽ sau khi nhận được những lời đe dọa.
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủ

Siêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủ

Phim châu á

2 giờ trước
Hoàng Tử Ếch cũng được coi là siêu phẩm xuất sắc nhất của thể loại tình yêu cổ tích giữa nàng Lọ Lem và hoàng tử.
Tại sao sự nghiệp điện ảnh của Song Joong Ki gặp khó khăn?

Tại sao sự nghiệp điện ảnh của Song Joong Ki gặp khó khăn?

Hậu trường phim

2 giờ trước
Sau Ro Gi Wan, đến lượt phim mới Bogotá: The Last Chance của Song Joong Ki thất bại tại phòng vé, khiến nam diễn viên kéo dài chuỗi thất bại của mình.
'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

Phim việt

2 giờ trước
Phim điện ảnh Đèn âm hồn với những hình ảnh ma mị, kỳ bí đan xen với yếu tố văn hóa dân gian độc đáo chắc hẳn sẽ là lựa chọn thú vị để các khán giả yêu thích dòng phim tâm linh khai rạp đầu năm.
Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

3 giờ trước
Năm 2025 là năm vô cùng đặc biệt với BTS và những người hâm mộ khi đánh dấu sự trở lại của đầy đủ 7 thành viên sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Dương Edward bắt tay Nguyễn Minh Cường ra mắt EP Song Song

Dương Edward bắt tay Nguyễn Minh Cường ra mắt EP Song Song

Nhạc việt

3 giờ trước
Dương Edward (phải) và nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cho biết, các ca khúc trong Song song sẽ lần lượt được ra mắt trong thời gian sắp tới
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nghi ngộ độc rượu ngâm lá cây

Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nghi ngộ độc rượu ngâm lá cây

Tin nổi bật

3 giờ trước
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đã nhận được báo cáo nhanh của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh về vụ nghi ngờ ngộ độc do sử dụng rượu ngâm với cây lạ lấy trong rừng.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn đậu bắp thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn đậu bắp thường xuyên?

Sức khỏe

3 giờ trước
Nhờ chứa canxi, vitamin K và axit folic nên đậu bắp sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất ở các khớp xương từ đó giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng mất xương hoặc loãng xương nghiêm trọng.
Quyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹp

Quyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹp

Tv show

3 giờ trước
Ông chủ tiệm hoa đến Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc mới, được Quyền Linh mai mối cho chủ salon xinh đẹp. Sau quá trình trò chuyện, đàng trai gây bất ngờ khi từ chối hẹn hò vì thấy chưa rung động.
Bức ảnh chụp màn hình trị giá 2,7 tỷ đồng khiến hàng ngàn người giật mình

Bức ảnh chụp màn hình trị giá 2,7 tỷ đồng khiến hàng ngàn người giật mình

Netizen

3 giờ trước
Nhìn bức ảnh này, có người nể, có người lại bảo chẳng ham . 2,7 tỷ đồng - Nếu đây là số dư sổ tiết kiệm, hẳn mọi người đều sẽ phấn khởi ra mặt; nhưng nếu đây là dư nợ, câu chuyện chắc chắn sẽ rất khác.