Cô giáo tiểu học chia sẻ 3 mẹo khắc phục “ngay và luôn” lỗi cầm bút sai ở học sinh lớp 1, con viết chữ đẹp lên trông thấy
Nhiều phụ huynh thắc mắc, tại sao cùng học một lớp mà con tôi viết không được đẹp như các bạn? Theo cô Thúy, điều này có nguyên nhân từ cách cầm bút sai của trẻ.
Cô Nguyễn Ngọc Thúy là giáo viên tiểu học tại trường tiểu học Thủ Lệ (Hà Nội). Những chia sẻ của cô về bí quyết học hiệu quả cho con rất được nhiều phụ huynh yêu thích và tham khảo.
Cô Nguyễn Ngọc Thúy là giáo viên tiểu học tại trường tiểu học Thủ Lệ.
Cô Thúy cho rằng, một trong những bí quyết đầu tiên của cô khi luyện viết chữ cho học sinh, đó là luyện cho các con cách cầm bút viết thật chuẩn bởi điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng viết chữ đẹp, không ảnh hưởng đến dáng ngồi và mắt.
Có thể có những bạn cầm bút sai cách nhưng vẫn viết đẹp, nhưng khi viết như vậy con sẽ rất nhanh bị mỏi tay và khi lên lớp lớn chữ con sẽ ngày càng xấu đi. Vì vậy, nếu như con không cầm bút đúng cách thì bố mẹ cần điều chỉnh cho con càng sớm càng tốt.
Các bước cầm bút đúng
Bước 1 : Xòe tay
Bước 2 : Thu ngón út và áp út lại
Bước 3 : Cầm bút bằng ba ngón tay. Khi cầm bút bằng ba ngón tay thì có bé sẽ cầm nhầm vị trí của ngón giữa, bố mẹ hãy hướng dẫn bé cầm bút bằng ngón cái và ngón trỏ, còn ngón giữa dùng để đỡ bút. Lưu ý khi đỡ bút ở vị trí đốt đầu tiên của ngón giữa để tránh tình trạng chai tay khi con viết nhiều.
Cô Nguyễn Ngọc Thúy chia sẻ cách cầm bút sai và mẹo khắc phục.
Hai ngón tay cách đầu bút khoảng 2,5cm, thân bút hướng về phía người mình sao cho tạo với mặt vở một góc khoảng 45 độ. Thân bút đặt lên phần thịt mềm ở trên. Mép bàn tay đặt nằm xuống vở. Khi điều khiển bút chỉ sử dụng 3 ngón tay, không sử dụng cả phần cổ tay để viết.
Các cách cầm bút sai thường gặp nhất
1. Cầm bút sai hướng : Thân bút con hướng lên phía trên.
Giải pháp: Sử dụng 1 đoạn dây, buộc lại hai đầu với nhau. Lấy phần dây quàng vào bút, sau đó để con viết.
2. Cầm bút bằng 3 ngón tay
Giải pháp: Sử dụng con cá định vị để cho các con cầm và viết. Trên con cá này có sẵn các vị trí để đặt ngón. Các ngón tay của con sẽ đặt rất đúng vị trí.
3. Không nắm hai ngón áp út và ngón út lại khi viết : Hai ngón này sẽ cản trở làm con viết không được đẹp.
Giải pháp: Lấy một mẩu giấy ăn vo tròn lại, cho con nắm. Khi viết bài con sẽ giữ lấy mẩu giấy sao cho khi viết mẩu giấy không bị rơi ra.
Không được nói lời tiêu cực, so sánh con với bạn khác
Theo cô Thủy, sau khi con cầm bút đúng cách, bố mẹ nên khích lệ động viên con chứ chưa yêu cầu con phải viết đẹp. Dần dần khi con quen tay, chữ sẽ cải thiện hơn rất nhiều.
Một số câu nói tích cực động viên con như:
- Con viết tốt hơn rồi đấy!
- Con nhìn lại dòng vừa viết xem con thích chữ nào nhất. Đúng rồi, mẹ cũng thấy chữ này đẹp nhất đấy.
- Con thấy không, chỉ cần con cẩn thận là chữ nào con cũng viết được đẹp mà.
- Chữ này hơi khó con nhỉ? Mẹ nghĩ nét này con nên viết chạm đến dòng kẻ này sẽ đẹp hơn đấy!
- Con đừng buồn nhé, chúng mình cùng viết chữ khác đẹp hơn nào!
Nguyên tắc khi dạy viết : Không được nói lời tiêu cực, so sánh con với bạn khác, càng không được đánh vào tay con nếu con lỡ viết xấu, không đặt kì vọng con viết đẹp mà bước đầu chỉ cần con viết đúng li, đúng độ cao các chữ và có hứng thú với việc viết.
“Bố mẹ hãy nhớ: Viết là hoạt động khó nhất của ngón tay trong độ tuổi của các con. Con không thể viết được đẹp trong ngày một ngày hai, mà cần cả một quá trình. Có những bạn có khả năng quan sát, điều khiển ngón tay tốt nên con viết được đẹp nhanh. Nhưng cũng có bạn cần nhiều thời gian hơn, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng dẫn đến stress và biến giờ học của con thành nỗi sợ hàng ngày của cả gia đình” , cô Thúy chia sẻ.
Lớp 1 phát sốt với... ôn thi
Thời gian này, học sinh lớp 1 tại TP.HCM bắt đầu ôn tập để kiểm tra học kỳ I. Trước những đề cương, nội dung giáo viên khoanh vùng trọng tâm, con nhọc nhằn ôn thi, còn phụ huynh thì không ít người... phát khóc.
Học sinh lớp 1 của một trường tiểu học ở TP.HCM ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ I - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đây là năm đầu tiên lớp 1 học theo chương trình mới, nên việc kiểm tra đánh giá cũng có thay đổi. Sự kết hợp giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh là rất cần thiết.
Choáng với đề cương ôn tập
Chị Nguyễn Hoàng Lan, có con học lớp 1 một trường tiểu học ở Q.Thủ Đức, TP.HCM, cho biết tuần trước con có mang về nội dung ôn tập để ngày 31-12 kiểm tra học kỳ I. Nội dung ôn tập các môn chính gồm: môn toán yêu cầu con ôn các bảng cộng trong phạm vi 10; làm các bài tập dạng tính (tính nhẩm, tính ngang, thực hiện dãy tính có 3 số), điền số, điền dấu, nối, viết phép tính thích hợp; nhận dạng hình tròn, vuông, tam giác, đếm hình...; môn tiếng Việt thì ôn đọc nội dung các bài trong sách giáo khoa từ tuần 1 đến hết tuần 18, yêu cầu đánh vần, đọc trơn, phân tích chính xác âm, vần, tiếng, từ; ôn viết các chữ, vần, tiếng, câu theo kiểu chữ nhỏ...
"Tôi đọc xong đề cương thấy rối mắt, chóng mặt và oải. Chương trình lớp 1 năm nay biết là mới, nhưng đề cương quá nhiều, quá nặng so với thực tế học lực của các bé tuổi lớp 1. Con tôi đọc chưa thông, viết chưa thạo, chữ viết nguệch ngoạc, làm sao con có thể đảm bảo hết được những nội dung như thế" - chị Lan hoang mang nói.
Trong khi đó, chị H.T.Mai có con học Trường tiểu học Phan Đình Phùng, Q.8 cho biết con đã được ôn tập ở lớp, đang ôn được hai đề theo dạng đề của trường. Chị chia sẻ: "Tôi cảm thấy hơi rối với nội dung ôn tập mang tích chất "thử thách", "gài", vì bình thường mình có thể hỗ trợ, nhưng khi kiểm tra nghiêm túc, các con sẽ sai".
Không những oải với những nội dung con sắp kiểm tra học kỳ, chị M.Khuê, có con học Trường tiểu học Bình Trị 1 (Q.Bình Tân), lo lắng, buồn bã, gần như muốn "bỏ cuộc" vì những nội dung con sắp kiểm tra so với thực tế con nắm bài. Chị kể con bắt đầu vào lớp 1 như một tờ giấy trắng, nên chị chỉ dạy con mặt chữ và con số.
"Sắp thi học kỳ mà con chưa thuộc bảng chữ cái, bé chỉ có thể chép theo mẫu nhưng đọc không được; làm toán thì cộng xuôi được chứ cộng ngược và phép trừ làm không được. Với nội dung ôn tập đưa ra quá nhiều, cô giáo còn thông báo nếu con không cố gắng sẽ ở lại lớp. Tôi nghe như sét đánh ngang tai, nhưng không muốn nhồi nhét con học nhiều quá. Tôi nghĩ tới phương án cho con học lại 1 năm" - chị Khuê chia sẻ.
Mỗi trường một kiểu
Giáo viên một trường tiểu học ở Q.5, TP.HCM cho biết từ tuần này toàn quận sẽ thi học kỳ I. Trường cô khối 1 có năm lớp, giáo viên mỗi lớp soạn một đề toán, tiếng Việt, chọn một đề cho thi hoặc ban giám hiệu tự soạn riêng theo khung giáo viên gửi lên, nhưng theo cô giáo cũng rất áp lực. Cô nói: "Giáo viên cho đề cương là ôn những bài đã học trong sách giáo khoa, nhưng khổ là khi thi thì đề là bài thơ ngoài sách giáo khoa. Chương trình cũ thì lấy nguyên bài ngay trong sách".
Trong khi đó, tại Trường tiểu học Lê Văn Việt, Q.9, cách ôn tập, kiểm tra học kỳ I giống những năm trước. Cô Phạm Ngọc Lan - hiệu trưởng - cho hay: "Chương trình mới nhưng cách làm gần như không thay đổi nhiều. Dạy đến đâu hướng dẫn ôn tập đến đó. Chủ trương của trường là không căng thẳng, tạo điều kiện cho các bé viết được, đánh vần được, đọc được. Kiểm tra theo hướng đánh giá học sinh phát triển năng lực và phẩm chất".
Nói về hình thức kiểm tra lớp 1, cô Lan cho biết đề cương có ma trận hướng dẫn, giáo viên được tự ra đề. Tổ trưởng chuyên môn chọn ngẫu nhiên ba đề gửi ban giám hiệu, sau đó ban giám hiệu chọn hai đề, một chính thức một dự bị. Ma trận đề giáo viên ra như thế nào cũng được, nhưng đúng yêu cầu của trường, của phòng giáo dục, của chương trình.
Để giảm căng thẳng cho học sinh và phụ huynh trong khi ôn tập, kiểm tra, cô Lan cho rằng học sinh học cả sáng lẫn chiều và cả giờ ôn tập thì không nên cho các em bài tập về nhà. "Vì là năm đầu tiên thực hiện chương trình lớp 1 mới nên nhà trường và bản thân các cô cũng mang áp lực, rất cần sự đồng hành và hỗ trợ của phụ huynh" - cô Lan nhấn mạnh.
Tiếp thu chậm cũng không sao
Một chuyên gia giáo dục công tác tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận định mục tiêu của lớp 1 dù chương trình cũ hay mới đều là các con nhận diện con chữ, đọc thông, viết thạo; biết làm toán cộng trừ trong phạm vi của chương trình.
"Mỗi đứa trẻ có sự tiếp thu khác nhau, do vậy đề cương chỉ là cơ sở để phụ huynh hỗ trợ con củng cố kiến thức, chứ không phải để ép buộc con. Nếu các con tiếp thu được thì tốt, tiếp thu chậm cũng không sao, vì học tập là cả một quá trình. Đừng để những nội dung kiểm tra, những đề cương ôn tập là nỗi ám ảnh" - vị chuyên gia này nói.
Sở GD-ĐT TP.HCM đã có thông tư 27 hướng dẫn thực hiện kiểm tra, đánh giá đối với học sinh lớp 1, chỉ đạo phòng GD-ĐT các quận, huyện và giáo viên hướng dẫn ôn tập không gây căng thẳng cho học sinh, phụ huynh. Không phải năm nay chương trình lớp 1 mới thì mới thực hiện việc này, mà đã nói nhiều năm rồi. Nếu trường nào làm sai thì phụ huynh phản ảnh cho hiệu trưởng để hiệu trưởng có chấn chỉnh kịp thời. Phụ huynh nếu gặp vấn đề trong khi hỗ trợ con học tập thì nên trao đổi với giáo viên, nhà trường, sự phối hợp giữa hai bên là hết sức cần thiết.
Một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM
Có cần hỗ trợ trẻ vượt khó trước khi vào lớp 1? Điều này hoàn toàn khác với việc dạy trước chương trình lớp 1, tạo áp lực hay gây quá tải cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng không cần dạy trẻ học trước chương trình. Tuy nhiên cần hiểu đúng về vai trò của giai đoạn giáo dục tiền tiểu học. Chuyển từ Mầm non lên Tiểu học là một sự thay...