Cô giáo tiếng Anh rời thủ đô Hà Nội, sống cuộc đời bình yên gắn liền với làm vườn, chăn nuôi bên chồng Tây
Cô gái Hà Nội nghe theo tiếng gọi của trái tim, từ bỏ cuộc sống nơi phồn hoa đô thị để trở về vùng nông thôn, cùng chồng sống những ngày tháng bình yên với công việc làm vườn.
Vốn sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, cuộc sống của chị Thảo hàng ngày là đi dạy tiếng Anh. Khi mối duyên đến, chị gặp gỡ và yêu “đồng nghiệp”, cả hai đã cùng trở về Australia để sinh sống.
Cặp vợ chồng trẻ quyết định sống những ngày bình yên với nghề làm “nông dân” như làm vườn, trồng trọt, chăn nuôi, làm trang trại gia đình.
Chị Thảo tâm sự: “Hai mươi ba năm cuộc đời, mình chưa một lần động vào cái cuốc, trồng một cây rau, tỉa một cành hoa mà giờ đã biết làm hết. Mình làm nhiều thành quen. Dần dần, mình yêu thích cuộc sống bên này, gần gũi với thiên nhiên, sống chậm lại và luôn thấy lòng bình yên.
Làm chăn nuôi, trồng trọt khá vất vả nhưng đổi lại, tinh thần luôn được thư giãn. Nhìn cây lớn lên, ra hoa, kết trái, nhìn những con vật mình nuôi khỏe mạnh, trong lòng luôn cảm thấy bình an, hạnh phúc”.
Chị Thảo yêu “đồng nghiệp” khi làm cùng tại một trung tâm tiếng Anh ở Hà Nội.
Chị quyết định theo anh về Úc để làm… nông dân.
Chị Thảo gặp chồng tại một trung tâm tiếng Anh lớn ở Hà Nội. Biết nhau được gần một năm nhưng cả hai không có ấn tượng gì về nhau. Mãi về sau, khi có một buổi đi chơi cùng đồng nghiệp, họ mới nói chuyện với nhau nhiều hơn và bắt đầu tìm hiểu. Ban đầu, khi gia đình chị Thảo biết chuyện đang yêu một người nước ngoài, bố mẹ phản đối khá nhiều vì lo cho chị, sợ người chị yêu không nghiêm túc.
Khi biết người chị yêu suy nghĩ chín chắn, là người trưởng thành và cũng rất giản dị, dễ gần nên bố mẹ chị đã đồng ý sau một thời gian dài. Sau khi kết hôn, vợ chồng chị Thảo có dự định vào Quy Nhơn để xây dựng sự nghiệp.
Tuy nhiên, khi suy nghĩ kỹ hơn, cả hai đã quyết định trở về Úc, nơi có điều kiện sống thuận lợi cho con cái, gia đình. Vì thế, chị bắt đầu làm quen với trang trại, nơi sau này chồng chị sẽ tiếp quản công việc của gia đình.
Cuộc sống bình yên bên không gian xanh mát.
Quanh nhà là cây cối, rau quả sạch.
Video đang HOT
Táo.
Không gian xanh mát.
Hoa nở rực rỡ.
Những cây hoa điểm tô cho khu vườn.
Thu hoạch táo trong vườn.
Chị Thảo tâm sự: “Thời gian đầu mình thấy cũng không có quá nhiều khó khăn vì chồng hỗ trợ tinh thần rất nhiều. Nhưng sau 2 tháng thì mình bắt đầu thấy nhớ nhà, nhớ gia đình và bạn bè ở Việt Nam, nhớ Hà Nội và đồ ăn ở đây. Có những đợt mình bị khủng hoảng tinh thần, cứ vài tuần vợ chồng lại cãi nhau. May mà chồng mình cũng hiểu và giúp mình vượt qua”.
Ngoài việc làm trang trại, vợ chồng chị Thảo trồng cây, rau củ trong vườn nhà. Cuộc sống mới cho chị nhiều kỹ năng và kiến thức chăn nuôi, trồng trọt. Nếu như trước đây, chị Thảo thường dễ cáu vì chịu nhiều áp lực giảng dạy, áp lực từ mối quan hệ với học sinh, phụ huynh…
Chị Thảo yêu động vật nên vợ chồng chị nuôi khá nhiều các loại như chó, dê, bò…
Từ khi sang Úc, làm công việc liên quan đến động vật và cây cối, chị cảm thấy như được thảnh thơi vì sống chậm hơn, cuộc sống đỡ áp lực hơn, bình yên hơn. Trong ngôi nhà của vợ chồng chị còn tự xây phòng tập tạ để mỗi sáng dậy sớm tập thể dục trước khi bắt đầu một ngày mới.
Chị Thảo trồng cây ở sân sau, sân trước là nơi trồng rau củ. Vì trồng chủ yếu để gia đình thưởng thức nên chị thường trồng cây theo mùa. Bên cạnh đó, vì đất rộng nên chị nuôi thêm nhiều động vật như chó, dê, ngựa, lạc đà…
Không gian sống bình yên.
Các khu vực chức năng hiện đại và tiện nghi.
Khu vực phòng tập ngập tràn ánh sáng tự nhiên.
Bí ngòi.
Chị Thảo chưa từng nghĩ mình sẽ là nông dân. Tuy nhiên, cuộc sống hiện tại lại mang vô số niềm vui bất ngờ cho chị mà trước đây, do bị sự nhộn nhịp, náo nhiệt của phố xá khiến chị sống vội. Tận hưởng từng giây phút bình an, yên ấm chính là điều chị mong mỏi và hướng tới khi rời Hà Nội đến Úc sinh sống.
Hàng ngày, chị Thảo thường dành buổi chiều sau khi đi làm trang trại bò về để chăm vườn và cây cối. Cuộc sống mỗi ngày đối với chị Thảo đều ngập tràn niềm vui khi được tận hưởng không khí dịu ngọt, trong lành của thiên nhiên, được sống thật chậm để cảm nhận được yêu thương, hạnh phúc luôn đong đầy từ người chồng của mình.
Đồng Tháp đưa cá tra ra Thủ đô Hà Nội tìm đường tiêu thụ
Trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản nói chung và cá tra nói riêng gặp khó trong tiêu thụ, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch tổ chức "Tuần hàng cá tra và đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội năm 2020".
Sự kiện diễn ra từ ngày 9-11/10/2020 tại siêu thị Big C Thăng Long, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy với quy mô 4 khu gian hàng.
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, hoạt động này nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu sản phẩm an toàn của Đồng Tháp cho người tiêu dùng Thủ đô, kết nối tiêu thụ hàng hóa tại hệ thống siêu thị Big C và các hệ thống phân phối khác tại Hà Nội; góp phần kết nối thương mại, liên kết tiêu thụ hàng hóa, quảng bá du lịch Đồng Tháp.
Chế biến món ăn từ cá tra tại cuộc thi Mekong Chef 2018. ẢNH: CK
Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán, cơ sở sản xuất, cơ sở khởi nghiệp... trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tiếp cận, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng Thủ đô. Từ đó, xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Tuần hàng có các hoạt động như kết nối trực tiếp với hệ thống siêu thị Big C về tiêu thụ hàng hóa; ký kết đưa hàng vào các hệ thống phân phối tại Hà Nội (Big C, Hapro, chợ đầu mối); trưng bày, giới thiệu sản phẩm sản phẩm từ cá tra, trình diễn các món ăn từ cá tra, mời dùng thử và bán sản phẩm; trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm đặc sản Đồng Tháp; kết nối thương mại sản phẩm, hàng hóa tỉnh Đồng Tháp vào bếp ăn quân đội...
Đồng Tháp là một trong những địa phương nuôi cá tra hàng đầu tại ĐBSCL. Diện tích nuôi cá tra của tỉnh này hiện có khoảng hơn 1.800ha. Giá cá tra nguyên liệu hiện ở mức 17.500-18.500 đồng/kg trong khi giá thành sản xuất gần 21.000 đồng/kg, tức người nuôi lỗ từ 2.500-3.500 đồng/kg. Tình trạng này đã kéo dài từ năm 2019 đến nay ở ĐBSCL.
Chế biến cá tra xuất khẩu. ẢNH: CK
Tại hội nghị về thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ thủy sản do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây ở Cần Thơ, bà Tô Tường Lan - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, giá trị xuất khẩu (XK) cá tra liên tục giảm từ đầu năm đến nay, giảm sâu nhất trong các mặt hàng thủy sản XK và cũng là đợt giảm kỷ lục của ngành hàng này. Tính đến 15/8, tổng XK cá tra đạt hơn 849 triệu USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ 2019.
Theo bà Lan, sản phẩm cá tra tập trung chủ yếu vào kênh dịch vụ thực phẩm (không chế biến ở nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện...) nên đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.
"Việt Nam đã có khoảng 20 năm XK cá tra, nhưng nếu không có sự đổi mới, chúng ta bằng lòng với sản phẩm hiện tại thì XK sẽ không thể tăng trưởng được" - đại diện VASEP nói và cho rằng cần quan tâm cho thương hiệu, xây dựng chiến lược chất lượng quốc gia cho sản phẩm cá tra.
Đi chợ Bưởi mua cây và con giống: Mộc mạc nét quê từ cách bán cho tới giá thành ngay giữa thủ đô Hà Nội Khác với những khu chợ đã đô thị hóa ở Hà Nội, đoạn đường Hoàng Hoa Thám lại có khu chợ theo phiên bán đủ loại cây và con giống. Lạ một điều, người bán ở đây vẫn giữ được những nét quê "đáng quý" từ cách trả giá cho tới văn hóa bán hàng. Chợ Bưởi, địa chỉ mua cây cảnh, cây...