Cô giáo Pa Cô tận tâm với đồng bào
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất A Lưới nắng gió, cô giáo Hồ Thị Him (41 tuổi) gắn bó và không ngừng nỗ lực vươn lên trong đời sống.
Dù gia cảnh không giàu có, nhưng người phụ nữ trẻ này đã nhiều năm động viên, hỗ trợ nguồn giống và hướng dẫn cho bà con trong vùng cùng xây dựng kinh tế để thoát nghèo.
Cô giáo Hồ Thị Him trong trò chuyện và chỉ dạy các cháu nhỏ ở trường mầm non Hồng Vân
Từ nhỏ, chị Hồ Thị Him, người dân tộc Pa Cô, xã Hồng Vân, huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) luôn mơ ước được làm cô giáo để gieo chữ cho trẻ vùng cao. Chính niềm mơ ước đó làm động lực để chị thi đậu vào hệ trung cấp của Sư phạm Mầm non và trở về gắn bó với quê nhà. Thời gian đầu, dù chỉ là giáo viên hợp đồng nhưng cô giáo Hồ Thị Him vẫn luôn không ngừng phấn đấu, tận tâm chăm sóc, dạy bảo cho các lớp trẻ nhỏ trong vùng. Đến năm 2008, chị được chính thức được tuyển vào biên chế là giáo viên trường Mầm non Hồng Vân (xã Hồng Vân); năm 2012, cô tiếp tục phấn đấu hoàn thành việc theo học hệ đại học; và đến năm 2018, cô chuyển đến công tác tại trường Mầm non Hồng Thủy (xã Hồng Thủy).
Video đang HOT
Cô giáo Hồ Thị Him chia sẻ: Trẻ em vùng cao A Lưới rất thiệt thòi, khó khăn đủ bề. Có những mùa đông lạnh thấu xương nhưng các cháu nhỏ vẫn đi chân đất, áo quần mong manh đến lớp. Mùa đông năm 2017, khi cái rét buốt da mà các cháu vẫn chân trần, không đành lòng, tôi đã dành ra một phần lương đi mua 200 đôi tất về tặng cho các cháu.
Không chỉ tận tình chăm sóc con trẻ, cô giáo Hồ Thị Him còn thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với các phụ huynh để tuyên truyền, phổ biến những kiến thức, kinh nghiệm về chăm sóc, nuôi dạy trẻ hiện nay. Qua đó, góp phần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, để những gia đình vùng cao tiếp cận những thông tin hữu ích để phát triển mầm non tương lai. Suốt 13 năm là giáo viên mầm non, công việc nuôi dạy, chăm sóc các cháu cho thấy sự nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, tận tình của “người mẹ thứ hai” Hồ Thị Him.
Nhắc đến cô giáo Hồ Thị Him, ông Hồ Mạnh Giang, Chủ tịch UBND xã Hồng Vân, thông tin rằng: Cô Him không chỉ là giáo viên yêu nghề, tận tâm mà còn là một đảng viên tiêu biểu, tư rèn, phát triển kinh tế và giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn trên địa bàn cùng làm kinh tế để thoát nghèo. Cộng đồng địa phương ai cũng quý mến cô giáo Him.
Cô giáo Hồ Thị Him phát triển kinh tế gia đình và thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng cùng gia tăng sản xuất
Cô giáo Him lập gia đình từ năm 2005, cả hai vợ chồng cũng đi lên từ bàn tay trắng. Dù công việc ở trường khá bận rộn, nhưng với sự đồng cam cộng khổ của chồng, gia đình cô Him mạnh dạn nhận khoán 10ha rừng trồng kinh tế, hàng năm đều xuất chuồng từ 250- 300 con lợn thịt. Ngoài ra, cô còn nuôi thêm đàn bò, dê với hơn 20 con. Thu nhập bình quân hàng năm từ 200- 300 triệu đồng.
“Vợ chồng chúng tôi cũng xuất phát từ khó khăn, dù bây giờ không phải giàu có nhưng cũng đủ chi tiêu, nuôi con cái ăn học. Thấy nhiều bà con trong xã cũng gặp khó khăn nên tôi thường chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, đồng thời hỗ trợ tặng lợn giống (bình quân 10 hộ/ năm, với mức 3 triệu đồng/hộ), tặng giống sắn để bà con gia tăng sản xuất… Những gia đình nào cần nguồn vốn để sản xuất, phát triển kinh tế, chúng tôi cũng tư vấn để tiếp cận các nguồn vốn vay chính sách. Bà con thoát nghèo, lòng mình cũng hạnh phúc lắm”, cô Hồ Thị Him cho biết.
Đến nay, cô giáo Hồ Thị Him đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất cho hơn 50 hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Nhiều hộ gia đình được giúp đỡ đã vươn lên, xây dựng kinh tế và đời sống tốt hơn. Mới đây, chị Nguyễn Thị Lương (45 tuổi), cũng được cô giáo Hồ Thị Him tặng một cặp lợn giống; sau gần 4 tháng nuôi, gia đình chị Lương bán được tiền và mua được con bò để tiếp tục phát triển chăn nuôi.
Những việc làm cao đẹp đó của cô Hồ Thị Him đã nhận được sự quý mến, cảm phục, để lại ấn tượng tốt đẹp trong cộng đồng dân cư. Đối với chị, đó là niềm vui và hạnh phúc, cũng là động lực để chị tiếp tục rèn luyện, phấn đấu trong cuộc sống.
Mới đây, cô giáo Hồ Thị Him được Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ” giai đoạn 2016-2021.
Lào Cai: Giám đốc Sở GD&ĐT gửi thư đến giáo viên và học sinh lớp 12 trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
Với sự quyết tâm đồng lòng của thầy giáo, cô giáo, cùng toàn thể các em học sinh lớp 12 trong cả nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, hy vong chúng ta sẽ có một kỳ thi THPT đúng quy chế và an toàn.
Chuẩn bị bước vào kỳ thi Trung học phổ thông năm học 2020 - 2021, là một kỳ thi vô cùng quan trọng đối với các em học sinh lớp 12, với tình hình hiện tại dịch Covid - 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, các cấp các ngành và toàn thể nhân dân đang đoàn kết, chung sức, đồng lòng, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp "chống dịch như chống giặc" quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.
Để động viên kịp thời thầy giáo, cô giáo và toàn thể các em học sinh lớp 12 trên đại bàn tỉnh Lào Cai, ngày 22/ 6/ 2021, đồng chí Dương Thị Bích Nguyệt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai đã có tâm thư gủi đến thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 12, với tinh thần động viên, quyết tâm, tổ chức và tham gia kỳ thì thật tốt và gặt hái được kết quả cao, như sau:
Toàn văn tâm thư của Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, Dương Thị Bích Nguyệt
Với sự quyết tâm đồng lòng của thầy giáo, cô giáo, cùng toàn thể các em học sinh lớp 12 trong cả nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, hy vong chúng ta sẽ có một kỳ thi THPT đúng quy chế và an toàn.
Ngược ngàn không mong "xuống núi" Ngược ngàn, lên các bản vùng cao công tác, gần như ai cũng nuôi hy vọng có một ngày được "xuống núi". Mặc dù là Phó Hiệu trưởng, song cô giáo Giàng Thị Vang luôn gần gũi, thân thiết với những học trò nhỏ của mình. Song với cô Giàng Thị Vang, gần 30 năm "lái đò", giờ đến tuổi sắp được nghỉ...