Cô giáo mầm non xã miền núi Vũ Quang yêu nghề, mến trẻ
Gần 20 năm gắn bó với nghề, cô Trần Thị Nguyệt Nga – giáo viên Trường Mầm non xã Đức Liên, huyện Vũ Quang ( Hà Tĩnh) đã đưa hết khả năng, tâm huyết của mình để chăm sóc, dạy dỗ con trẻ, được cấp trên và phụ huynh tin tưởng, đồng nghiệp mến phục. 10 năm liền, cô Nga là giáo viên giỏi cấp huyện.
Có “người mẹ thứ hai” như cô giáo Trần Thị Nguyệt Nga thì mỗi ngày đến trường của các cháu ở Trường Mầm non xã Đức Liên là một ngày vui…
Ông Dương Quang Vinh – thôn Liên Châu (xã Đức Liên) chia sẻ lúc đón cháu nội: “Các con của tôi phải vào miền Nam mưu sinh, để lại cháu nhỏ 5 tuổi cho ông bà trông nom. Từ khi được cô giáo Nga dạy dỗ cháu đã không quấy nũng ông bà, đến bữa tự ăn, tự lo vệ sinh, biết chào hỏi lễ phép và rất thích đến lớp”.
Những nhận xét tốt đẹp đó, vừa là niềm vui, vừa là sự tự hào đối với một người ngay từ thời còn học phổ thông đã mơ ước trở thành người mẹ ở trường của những đứa trẻ thơ hồn nhiên, đáng yêu như cô giáo Nga.
Và thực tế cũng đã chứng minh, sau gần 20 năm gắn bó với nghề, cô Nga luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, dành hết tình thương yêu cho các cháu nhỏ và có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp trồng người trên vùng đất khó khăn này.
Với kiến thức, kỹ năng sư phạm và lòng tâm huyết, trách nhiệm của mình, cô Nga (áo dài màu hồng) cùng các đồng nghiệp đem đến nhiều tiết học lý thú, bổ ích cho trẻ.
Do công tác trên địa bàn xã miền núi xa xôi, hầu hết các em đều có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn tình yêu thương do bố mẹ phải đi làm ăn xa nên việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ của những “người mẹ ở trường” như cô Nga vất vả thêm bội phần.
Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, cô đã nắm bắt tâm tư, hoàn cảnh của từng cháu nhỏ để huy động trẻ đến lớp đạt tỷ lệ cao nhất. Và trong mỗi giờ học, bữa cơm, giấc ngủ, cô đã không quản ngại vất vả, cực nhọc, luôn cố gắng chăm chút để bù đắp thiệt thòi cho các cháu.
Video đang HOT
Các cháu được cô Nga chỉ dẫn làm quen với môi trường xung quanh qua các giờ học ngoài trời, giờ ra chơi…
Mặt khác, cô luôn ý thức rằng, ngoài sự cần cù, chịu khó, trách nhiệm thì mỗi người giáo viên mầm non cần phải có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nên trong suốt quá trình công tác cô Nga đã không ngừng học tập, phấn đấu, rèn luyện để ngày một trưởng thành hơn. Và với kỹ năng nghề nghiệp, sự ân cần, chu đáo, cô đã tạo được niềm say mê, hứng thú, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của các cháu trong học tập, vui chơi.
Đặc biệt, ngoài việc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà trường phân công, cô Nga còn là một trong những người có nhiều sáng kiến kinh nghiệm dạy học nhất trường. Gần như năm nào cô cũng đạt được các giải cao trong các cuộc thi do ngành giáo dục huyện Vũ Quang tổ chức.
Cẩn thận chăm lo cho các cháu từng giấc ngủ…
Cô Võ Thị Ánh Tuyết – Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Đức Liên nhận xét: “Cô Nga là giáo viên có năng lực, hoạt động sư phạm tốt, yêu nghề mến trẻ, luôn đi đầu trong các hoạt động của trường. Ngoài ra, cô còn thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo nhà trường làm các dụng cụ dạy học bằng nguyên vật liệu sẵn có để tiết kiện kinh phí, trực tiếp thiết kế cảnh quan môi trường hay giúp làm các bồn hoa, góc khám phá khoa học…”
Với sự cố gắng không ngưng nghỉ của mình, hơn 10 năm qua cô luôn đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện; được Giám đốc Sở GD&ĐT tặng giấy khen vì đã đạt thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục mần non; được chính quyền, nhân dân, phụ huynh trong xã ghi nhận, quý trọng…
Theo baohatinh
Mấu chốt để có "trường học hạnh phúc"
Từ nhiều năm nay, cả nước đẩy mạnh xây dựng mô hình "Trường đạt chuẩn quốc gia", ra sức "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Những tiêu chí cần phải đạt của hai loại hình trường này, thực chất cũng chính là mô hình "Trường học hạnh phúc".
Ngôi trường xanh - sạch - đẹp, tràn ngập tin yêu là góp phần xây dựng "Trường học hạnh phúc" (trong ảnh: Trường THPT Nguyễn Văn Tăng, quận 9, TPHCM). Ảnh: Lê Yên
Bản chất của "Trường học hạnh phúc"
Nhiều người đồng ý rằng, điểm nhấn chủ yếu làm nên danh hiệu "Trường học hạnh phúc" là sự đối xử thân thiện, cởi mở, hòa nhã, an toàn, bình đẳng giữa tất cả các thành viên trong trường học. Bên cạnh đó, "Hạnh phúc" của một nhà trường, còn phải được tạo dựng bởi sự quan tâm chỉ đạo sáng suốt của các cấp ủy Đảng - chính quyền, và không thể thiếu niềm tin yêu, sự hỗ trợ hết mình của các vị cha mẹ học sinh và toàn xã hội đối với sự nghiệp "trăm năm trồng người".
Nhưng làm thế nào để tất cả thầy - trò cùng được hưởng "Hạnh phúc" mỗi ngày đến trường? Câu trả lời không hề đơn giản. Chỉ vì lớp học dơ bẩn, chỉ do cổng trường đóng - mở quá cứng nhắc theo quy định; Chỉ vì nhân viên hành chính của trường khuôn mặt khó đăm đăm; Chỉ vì thầy cô giáo nào đó lỡ nặng lời với học trò... là hai chữ "Hạnh phúc" dưới mái trường sẽ dần dần cách xa.
"Dạy chữ - Dạy người - Dạy nghề" là mục tiêu chính của các trường học. Tuy nhiên, lâu nay các nhà trường của ta quá thiên về "Dạy chữ" - chưa thật sự chú trọng "Dạy người - Dạy nghề". Điều đó khiến cho áp lực những giờ lên lớp "Dạy chữ" của cả thầy và trò trở nên khô khan, nặng nề, thiếu hơi thở nóng hổi của cuộc sống hàng ngày. Nụ cười thân thiện của lớp học cũng vì vậy hiếm khi nảy nở...
Ở bậc học phổ thông, các em học sinh đang tuổi "ăn chưa no - lo chưa tới", tuổi đang lớn tập làm người, thì mọi phương pháp dạy học, giáo dục rèn luyện giúp các em nên người... càng phải gắn liền với các bài học trải nghiệm thực tế sinh động về kỹ năng sống - càng chân tình, thiết thực, sâu sắc, thì càng được giới trẻ hào hứng đón nhận.
Bậc đại học, sinh viên đã có quyền công dân, đã trưởng thành. Nhưng lâu nay vẫn có không ít dư luận cho rằng, nhiều trường đại học của ta chẳng qua là phổ thông cấp bốn (!?). Nghĩa là trường đại học vẫn nặng về cung cấp kiến thức, thiếu thực tế, thực nghiệm. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, gặp trường đại học kiểu này, đa số sinh viên chán nản, bỏ bê, thậm chí quay lưng với nhà trường là khó tránh khỏi...
"Thực học - thực hành - thực nghiệp" - một trong những giải pháp để có hạnh phúc dưới những mái trường (Tiết thực hành Hóa học ở Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Tân Biên, Tây Ninh). Ảnh: Lê Yên
"Hạnh phúc" từ những điều rất giản đơn
Tiến sĩ Lê Văn Cuộc - nguyên Trưởng phòng GD&ĐT quận 11 - Hiệu trưởng Trường THPT Phú Lâm (TPHCM) nhấn mạnh: "Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, thân thiện là vấn đề cấp thiết và rất quan trọng".
Để có môi trường giáo dục an toàn, tự chủ và thân thiện trong từng trường học, chắc chắn trách nhiệm lớn nhất thuộc về hiệu trưởng. Đó cũng chính là vấn đề đang được đông đảo dư luận hết sức quan tâm. Khẳng định điều này, Nhà giáo Ưu tú Trương Thị Mỹ Lai - Phó Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Hồng Hà (quận Phú Nhuận, TPHCM) cho rằng: "Ý chí và tư duy đổi mới công tác quản lý trường học của người hiệu trưởng tác động tích cực đến các lực lượng trong và ngoài trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh".
Một trong nhiều giải pháp hữu hiệu để có được "Trường học hạnh phúc", theo Tiến sĩ Dương Trần Bình - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp, TPHCM) là: "Cần tạo điều kiện cho mọi học sinh tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa như: Dã ngoại, giao lưu thi đua, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, hướng nghiệp - dạy nghề phổ thông. Từ đó phát hiện, tạo điều kiện phát huy năng khiếu của từng học sinh, kích thích các em niềm đam mê sáng tạo...".
Xây dựng "Trường học hạnh phúc" là mong mỏi, là mơ ước của toàn xã hội. Tuy nhiên, những thách thức trên con đường này không phải dễ dàng vượt qua. Như Thạc sĩ Nguyễn Văn Đến - Trưởng phòng GD&ĐT quận Phú Nhuận (TPHCM) nhận định và đề nghị: "Xây dựng "Trường học hạnh phúc" đã khó, giữ gìn mối quan hệ hài hòa, thân thiện trong trường học lại càng khó khăn hơn.
Điều này không cho phép người cán bộ quản lý trường học lơ là mất tập trung, mà phải luôn quan tâm, theo dõi, nắm bắt dư luận trong và ngoài nhà trường. Từ đó để có quyết sách xây dựng hội đồng sư phạm thật sự đoàn kết gương mẫu, không ngừng tự học nâng cao trình độ, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo".
"Đến trường, học sinh được sống trong môi trường an toàn, thân thiện giữa thầy - trò, bạn bè, cộng đồng, với thiên nhiên, nhiều áp lực được giải tỏa, khiến tất cả học sinh vui vẻ, hứng thú, gắn bó với trường lớp, thực sự cảm nhận mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Các em được tự chủ và học phương pháp học tập mới với niềm say mê phấn khởi, tích cực sáng tạo, được tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, qua đó giúp các em có nhân cách tốt, có bản lĩnh vững vàng, để mai sau thành chủ nhân tương lai của đất nước" (Trích phát biểu của Nhà giáo Ưu tú, Thạc sĩ Nguyễn Minh Châu - nguyên Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bình Chánh, TPHCM).
Đinh Lê Yên
Theo giaoducthoidai
Không chỉ dạy học bằng con chữ Không học qua chuyên ngành sư phạm nhưng thực hiện lời dạy của Bác "Hoc đê lam viêc - Hoc đê lam ngươi - Hoc đê phung sư Tô quôc", hơn 12 năm qua, CCB Nguyễn Viết Học (Tân Kỳ, Nghệ An) đã và đang mở lớp học tình thương cho học sinh nghèo ở các xã miền núi. Ông Học cùng các...