Cô giáo mầm non áp dụng phương pháp khen ngợi để khuyến khích trẻ
Cô giáo Trương Ngọc Điệp, trường mầm non Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) được ghi nhận như tấm gương tự học, sáng tạo và tâm huyết với nghề.
Cô giáo Trương Ngọc Điệp luôn đổi mới phương pháp trong nuôi dạy trẻ.
Đam mê nghiệp “trồng” người
Cô Trương Ngọc Điệp tốt nghiệp Trường trung cấp sư phạm mẫu giáo nhà trẻ Hà Nội năm 2008 và được phân công công tác tại trường mầm non Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội).
Tuy nhiên, với mong muốn mở rộng thêm kiến thức, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ tốt nhất cho ngành, cho trẻ cô tiếp tục theo học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, khoa Giáo dục mầm non.
Nhận thức về nghề nghiệp đầy trách nhiệm, cô Điệp trao đổi: Giáo mầm non là thay cha mẹ dạy trẻ, muốn làm được thế trước hết phải yêu trẻ. Các cháu còn nhỏ hay quấy khóc, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy thành công. “Dạy trẻ nhỏ cũng như “trồng” cây non. Cây non tốt thì sau này có nền tảng để phát triển vững mạnh. Dạy trẻ nhỏ tốt thì tương lai các con thành người tốt. Nói cách khác muốn xây dựng một công trình vững chắc thì nền móng thật vững vàng…”, cô Điệp bày tỏ.
Xác định được tầm quan trọng, trách nhiệm cao cả của nghề nuôi dạy trẻ, cô Điệp luôn tận tụy với công việc, yêu thương quan tâm chăm sóc trẻ như chính con mình. Cô luôn đau đáu tìm ra phương pháp nuôi dạy phù hợp với đặc tính từng trẻ nhỏ trong lớp, đặc biệt với trẻ trái tính, thể trạng yếu…
Cô Lê Thị Hòa, đồng nghiệp tại trường Mầm non Lĩnh Nam chia sẻ: “Dù trải qua 14 năm tuổi nghề – hành trình chưa quá dài song cô giáo Trương Ngọc Điệp đã thể hiện được chuyên môn vững vàng, sống giản dị hòa đồng với mọi người. Điều đó khiến đồng nghiệp quý trọng, phụ huynh tin tưởng yêu mến…
Trong phong trào học tập và làm theo lời Bác, thực hiện phương châm “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” cô Điệp cũng là tấm gương tiêu biểu, luôn gương mẫu và hoàn thành tốt công việc được giao phó…”.
Nhận xét về cô giáo trẻ Trương Ngọc Điệp, cô Phạm Thị Lê Hoàn, Hiệu trưởng Trường Mầm non Lĩnh Nam cũng đánh giá tích cực: “Công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non vô cùng vất vả nhưng cô Điệp luôn tận tụy, chịu khó tìm tòi học hỏi chuyên môn qua đồng nghiệp, qua sách, lắng nghe bài giảng của chuyên gia giáo dục…
Tự học hỏi để nâng cao chuyên môn nghề nghiệp đã trở thành mục đích tự thân của cô giáo trẻ bởi trong cô luôn tâm niệm được cống hiến cho học trò, nghề nghiệp những điều tốt đẹp nhất. Đáng nói, cô Điệp không chỉ gương mẫu, hăng say, yêu nghề, mến trẻ… còn tích cực tham gia các phong trào hoạt động chung của nhà trường. Chứng tỏ được năng lực bản thân, là giáo viên dạy giỏi của trường, của ngành giáo dục thành phố”.
Cô giáo Trương Ngọc Điệp (thứ 2 từ phải sang) luôn gần gũi, chia sẻ cùng đồng nghiệp.
Được biết, hàng năm tỷ lệ học sinh của lớp cô Điệp phụ trách luôn đạt và vượt chỉ tiêu nhà trường giao. Trẻ dù nhận thức chậm, nhiều kỹ năng yếu cô luôn nỗ lực tìm nhiều hình thức để giúp trẻ phát triển…
Cô giáo trẻ tài năng
Với lòng yêu nghề sâu sắc, cô giáo Trương Ngọc Điệp luôn mang đến những giờ học lí thú, bổ ích. Không chỉ là những tiết thi giáo viên giỏi cấp quận, tiết hội giảng, tiết chuyên đề mà tiết học hàng ngày, học sinh đều “bị” lôi cuốn bởi lời giảng nhẹ nhàng, truyền cảm, cách tiếp cận bài giảng đơn giản gần gũi mà hiệu quả. Cô Điệp cũng đặc biệt áp dụng phương pháp khen ngợi để khuyến khích tinh thần học tập, nghe lời của trẻ nhỏ.
Cô Điệp còn là khối trưởng, tổ phó chuyên môn trong nhiều năm qua, cô luôn sẵn lòng chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm với những giáo viên trẻ hơn mình. Nhiều giáo viên mới vào nghề được cô tận tình giúp đỡ đã có nhiều tiến bộ trong công tác giảng dạy, soạn giáo án, hoàn thiện hồ sơ sổ sách.
Video đang HOT
Cô giáo Trương Ngọc Điệp (trái) đã đạt nhiều thành tích trong nghề nghiệp.
Đặc biệt, cô cũng dành thời gian để trao đổi, chia sẻ, tháo gỡ cùng giáo viên mới nhiều bài học bổ ích, những vướng mắc sư phạm, những tình huống khó khăn để đồng nghiệp thêm vững vàng và có thêm kinh nghiệm xử lí mọi tình huống.
Công việc của cô giáo mầm non đặc biệt trong bối cảnh đổi mới hiện nay luôn bộn bề cùng những đòi hỏi cao hơn của gia đình xã hội nên hầu như ngày nào cô Điệp cũng kết thúc công việc vào chiều muộn. Cô luôn đặt ra cho mình ý thức hoàn thành công việc trường lớp trước khi nghỉ nên trong mọi điều kiện khó khăn cô đều nỗ lực khắc phục để hoàn thành công việc.
Chia sẻ về mong ước nghề nghiệp cô Điệp bày tỏ: “Từ nhỏ tôi đã mong ước trở thành cô giáo. Tôi yêu trẻ nhỏ, yêu nghề giáo và yêu sự hồn nhiên trong sáng của các em. Vì vậy, khi trở thành cô giáo tôi luôn mong muốn truyền niềm đam mê và tình yêu ấy cho thật nhiều thế hệ học trò. Những điều này luôn là nguồn động lực để tôi làm tốt công việc…”.
Cô Phạm Thị Lê Hoàn, Hiệu trưởng trao đổi: “Không có thầy giỏi, không thể có trò giỏi”, điều đó cho thấy vai trò của mỗi nhà giáo vô cùng quan trọng. Với những việc làm thiết thực và thành tích đã đạt được, cô Trương Ngọc Điệp được Ban giám hiệu ghi nhận như tấm gương sáng để các đồng nghiệp học tập và noi theo. Cô Điệp cũng lan tỏa trong đồng nghiệp tình yêu trẻ, tâm huyết với nghề. Với những cống hiến của mình, cô Điệp góp phần đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà ngày càng đi lên, xứng đáng với niềm tin của gia đình, xã hội.
14 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, cô giáo Trương Ngọc Điệp đã đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Năm học 2013-2014; 2015 – 2016 cô đạt giải sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố. Đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2014 – 2015; 2015 – 2016. Năm 2018 cô đạt danh hiệu nhà giáo quận Hoàng Mai tâm huyết sáng tạo cấp Thành phố. Và nhiều năm liền đạt danh hiệu lao động tiên tiến.
Trường ĐHSPHN2 tuyển sinh thêm 486 chỉ tiêu đại học chính quy
Ngày 11/10, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vừa ra thông báo tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2022 - đợt 2, với 486 chỉ tiêu đại học chính quy (8 ngành).
Theo thông báo tuyển sinh này, đối tượng, điều kiện tuyển sinh là thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Phạm vi tuyển sinh trong cả nước và thí sinh là người nước ngoài.
Phương thức tuyển sinh:
- Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 (PT100);
- Đối với ngành Giáo dục Thể chất sử dụng 02 phương thức:
Kết hợp thi tuyển với kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 (PT100);
Kết hợp thi tuyển với kết quả học tập cấp trung học phổ thông (học bạ) (PT406).
Hình thức đăng ký xét tuyển: Thí sinh đăng ký trực tuyến.
Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển năm 2022:
Điểm xét tuyển = [Điểm Môn 1 Điểm Môn 2 (Điểm Môn chính x 2)] Điểm ưu tiên.
Điểm ưu tiên = [(Điểm ưu tiên theo đối tượng Điểm ưu tiên theo khu vực)*4]/3
trong đó, Điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển; Điểm ưu tiên: Điểm ưu tiên; Môn chính (nhân hệ số 2).
Nguyên tắc xét tuyển:
Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn) để xét tuyển.
Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì sử dụng tiêu chí phụ xét theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Nhà trường không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp.
Chỉ tiêu tuyển sinh, ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển, tổ hợp môn xét tuyển (Điểm môn chính trong tổ hợp đăng ký xét tuyển nhân hệ số 2):
Hồ sơ đăng ký xét tuyển (bản cứng) sau khi đăng ký trực tuyến thành công gửi chuyển phát nhanh (trước 17 giờ ngày 31/10/2022 theo dấu bưu điện nơi gửi) về Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo.
Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc) trong kỳ thi thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo điểm b, khoản 1, Điều 35 của Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BGDĐT ngày 04/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm môn thi Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc trong tổ hợp xét tuyển được tính theo bảng quy đổi sau đây:
Đối với ngành Giáo dục Thể chất: Thí sinh cần phải đăng ký dự thi năng khiếu.
- Môn năng khiếu ngành Giáo dục Thể chất:
Năng khiếu 4 (mã môn: NK4) thi hai nội dung: Tại chỗ bật cao thu gối
Nằm ngửa gập bụng.
Năng khiếu 5 (mã môn: NK5) thi một nội dung: Tại chỗ bật cao thu gối.
Năng khiếu 6 (mã môn: NK6) thi một nội dung: Nằm ngửa gập bụng.
Thời gian thi các môn năng khiếu:
Ngày 16/10/2022:
7 giờ 30 phút ngày 16/10/2022: Thí sinh tập trung tại phòng thi để làm thủ tục thi, nghe phổ biến quy chế thi.
8 giờ 30 phút ngày 16/10/2022: Thi năng khiếu.
- Địa điểm thi: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 32 đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thí sinh liên hệ hỗ trợ đăng ký trực tuyến thi năng khiếu và đăng ký xét tuyển đại học sử dụng kết quả học tập lớp 12.
Công nhận kết quả thi môn Năng khiếu ngành Giáo dục Thể chất của các trường tổ chức thi năm 2022 để xét tuyển; cụ thể như sau:
1. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội
3. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
4. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
5. Trường Đại học Hùng Vương
6. Trường Đại học Tây Bắc
7. Trường Đại học Hồng Đức
8. Trường Đại học Vinh
9. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
10. Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
11.Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
12. Trường Đại học Quy Nhơn
13. Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
14. Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh
15. Trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh
16. Trường Đại học Cần Thơ
17. Trường Đại học Đồng Tháp.
Lớp học của những đứa trẻ 'đặc biệt' Để mang lại niềm vui, kiến thức cho trẻ khuyết tật là mồ hôi, có khi kèm theo cả nước mắt của các thầy, cô giáo. Cô Lương Thị Hồng Phượng hướng dẫn Quốc Khánh đọc chữ Braille (chữ viết dành cho người khiếm thị). Xung phong dạy trẻ khuyết tật "Tôi đã gắn bó với Trung tâm Bảo trợ và Công tác...