Cô giáo Lịch sử 34 tuổi nghỉ dạy, thi lại đại học thành thủ khoa hội họa
Cô giáo Trần Thị Hội là Thạc sĩ ngành Sư phạm Lịch sử, với hơn 10 năm đứng trên bục giảng ở trường cấp 3.
1/ VIẾT TIẾP GIẤC MƠ TUỔI 18
Cô giáo Trần Thị Hội là Thạc sĩ ngành Sư phạm Lịch sử, với hơn 10 năm đứng trên bục giảng ở trường cấp 3. Sự nghiệp đang ổn định, cô Hội quyết định ngừng công việc dạy học, trở lại làm sinh viên để theo đuổi đam mê nghệ thuật chuyên nghiệp với ước mơ dựng lại lịch sử dân tộc bằng hội họa.
Từ bé, cô đã bộc lộ năng khiếu với bộ môn vẽ; suốt quãng đời sinh viên xa nhà, nét bút nét cọ bầu bạn cùng cô. Khi đi làm, cô tiếp tục đồng hành cùng hội họa ở những lớp dạy vẽ và câu lạc bộ tự thành lập.
Giờ đây đã là “thanh niên đứng tuổi”, cô lại trở về làm sinh viên. Cô Hội hiện đang học năm thứ hai ngành Hội họa.
Cựu giáo viên môn Lịch sử chia sẻ rằng cô từng bỏ lửng ước mơ học vẽ ở tuổi 18 để đi theo nghề giáo, nhưng ngọn lửa đam mê nghệ thuật vẫn luôn nhen nhóm, nung nấu trong con người cô.
Khi đã có sự nghiệp ổn định, cô quyết định thi đại học lần thứ 2. Cô đã đỗ toàn bộ các nguyện vọng đăng ký, trúng tuyển Đại học Mỹ thuật Việt Nam – trường đại học top đầu cả nước về hội họa, là thủ khoa của 3 khoa tại Đại học Sư phạm Nghệ Thuật Trung Ương với hai điểm 9 môn Hình họa và môn Trang trí màu.
“Ban đầu, tôi chỉ đi ôn thi như một hình thức luyện vẽ, không xác định bản thân sẽ đỗ đại học. Thay vào đó, tôi muốn xem khả năng của mình đến đâu.
Tôi đã ôn thi ở Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, ở lớp ôn dành cho các bạn trẻ thi Đại học Kiến trúc. Đặc biệt, tất cả những người thầy chỉ dạy cho tôi đều rất quan tâm, định hướng tôi đến với Đại học Mỹ thuật Việt Nam vì nhận thấy khả năng hội họa của tôi phù hợp. Do vậy, tôi mạnh dạn đặt nguyện vọng và hiện tại đang theo đuổi đam mê của mình tại đó.
Ròng rã suốt mấy tháng, tôi ôn luyện từ lớp này sang lớp khác, vừa dạy vừa học. Nhiều ngày đi ôn thi từ sáng tới tối, về mệt không ăn nổi cơm nhưng chưa bao giờ tôi có ý định từ bỏ”.
2/ KHÓC ÒA NHƯ ĐỨA TRẺ KHI ĐỖ ĐẠI HỌC LẦN 2
“Ngày gọi điện về nhà báo tin mình đỗ đại học một lần nữa, tôi đã khóc òa như một đứa trẻ con. May mắn là nếu ở tuổi 18 tôi không được bố mẹ chấp thuận để đi theo hội họa thì khi 34 tuổi, tôi đã được bố mẹ ủng hộ hết mình để thực hiện mong ước.
Video đang HOT
So với thời đi dạy, tôi chỉ cảm nhận tuổi trẻ qua những bạn học sinh, giờ là sinh viên tôi thấy bản thân như được tắm mình trong đó cùng những ngày chạy dự án, làm bài tập quên ăn và không dám ngủ, những tiếng thở phào nhẹ nhõm cùng cảm giác sảng khoái lạ lùng khi hoàn thành. Cảm giác sẽ khó có ở những người cùng trang lứa với tôi.
Nhưng có lẽ điều làm tôi hạnh phúc nhất khi đi học mỹ thuật đó là được sống với chính đam mê của mình, được trải nghiệm và thử thách những kĩ năng mới trong hội họa chuyên nghiệp”, cô Hội tâm sự.
Mặt khác, cô Hội cũng thẳng thắn thừa nhận việc trở lại thời sinh viên với các bạn học ngang tuổi học sinh của mình cũng khiến cô giáo này có phần “chông chênh” vì khoảng cách thế hệ và tư duy lệch nhau.
Ngoài ra, cô chia sẻ rằng nếu 18-19 tuổi học đại học, chắc chắn môn nào cô cũng sẽ cố học thật tốt nhưng tới tuổi này, cô học có chọn lọc hơn. Cô đề cao những gì mình học được hơn là điểm số.
Đứng trước sự lựa chọn giữa đi dạy và đi học, giữa một công việc ổn định và trở về vạch xuất phát, cô giáo dạy Sử đã lựa chọn làm lại từ đầu, trở về là một sinh viên đại học. Người phụ nữ đó đã can đảm bước ra khỏi vòng an toàn của chính mình, với mong muốn thay đổi để phát triển bản thân dù ở bất kỳ độ tuổi nào.
“Thời điểm tôi quyết định nghỉ dạy để đi học lại, bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu thứ tôi đã có và tích lũy dường như trở về con số không tròn trĩnh. Và trong lĩnh vực mới là hội họa, tôi cũng bắt đầu từ vạch xuất phát nên phải cố gắng rất nhiều so với người khác, nhất là khi tôi đã có gia đình và con nhỏ.
Đặc biệt, trong thời buổi dịch bệnh như vừa rồi, cầm tờ giấy trợ cấp thất nghiệp trong tay, tôi đã tủi thân đến phát khóc nhưng chưa từng hối hận về quyết định của mình. Nếu tôi không lựa chọn thay đổi vào thời điểm đó có lẽ sẽ không có cơ hội tiếp theo, muốn mở ra cánh cửa mới chúng ta phải mạnh dạn đóng lại cánh cửa cũ”, cô Hội bày tỏ.
Theo cô Hội, môi trường sư phạm công lập rất ổn định nhưng tư duy an toàn lâu dài dễ khiến người ta trở nên lạc hậu, dậm chân tại chỗ. Vì vậy, riêng bản thân cô – một người luôn muốn mình phát triển, tiếp thu nhiều kiến thức mới thì sự thay đổi môi trường là lựa chọn đúng đắn.
3/ ƯỚC MƠ DỰNG LẠI LỊCH SỬ DÂN TỘC BẰNG HỘI HỌA
Tạm dừng “mái chèo” sau hơn 10 năm làm một “người lái đò” cần mẫn nhưng tình yêu của cô đối với những thế hệ học sinh vẫn luôn trọn vẹn, trinh nguyên nơi trái tim và cũng chính tình yêu này đã một lần nữa mang cô trở lại bục giảng như một mối duyên bền chặt.
“Tôi đang tiếp thu những kiến thức, những kĩ năng tư duy và thực hành mỹ thuật từ trường đại học để hiện thực hóa ý tưởng dựng lại lịch sử dân tộc bằng hội họa. Tôi cần những môi trường mới để cộng hưởng, nên tôi quyết định vừa học vừa làm.
Đặc biệt, lần trở lại này, tuy vẫn là một giáo viên bộ môn Lịch sử nhưng tôi lại được giảng dạy những thế hệ học sinh nhỏ tuổi hơn.
Tại môi trường này, với thế mạnh về những dự án, những hoạt động thực nghiệm tôi nghĩ bản thân sẽ học hỏi được nhiều điều về giáo dục mở, đồng thời sẽ tiệm cận dần với việc biến ước mơ của mình thành hiện thực”.
Cô giáo Ngọc Mai – đồng nghiệp cũ của cô Hội chia sẻ rằng trong công việc, cô Hội là một người thông minh, dám nghĩ dám làm, là người truyền nguồn cảm hứng rất lớn và thường tự làm mới bản thân với nhiều vai trò khác nhau.
“Cô Hội là người rất năng động và trẻ trung, cô có tư duy tiếp cận mới và gần gũi với học sinh nên mỗi khi đến tiết cô dạy thì cả lớp mình vô cùng thích thú. Đặc biệt, mình thấy rất may mắn khi được cô chủ nhiệm suốt những năm cấp 3, cô tận tâm với từng thành viên trong lớp và như người mẹ thứ 2 của chúng mình”, Nguyễn Hoàng Minh – học sinh cũ của cô Hội chia sẻ.
Cho đến thời điểm hiện tại, cô Trần Thị Hội vẫn vững bước trên con đường thực hiện giấc mơ lớn của bản thân khi vừa học vừa giảng dạy ở trường quốc tế. Với người phụ nữ đặc biệt ấy, thành công là quá trình khiến bản thân tốt hơn từng ngày, hạnh phúc là khi làm những điều mình yêu.
Các tác phẩm hội họa của cô Trần Thị Hội.
Tuyển sinh vượt chỉ tiêu có thể "vỡ trận"
Đó là khẳng định của chuyên gia giáo dục trước thực trạng nhiều cơ sở giáo dục Đại học (ĐH) thông báo danh sách thí sinh trúng tuyển cao gấp nhiều lần chỉ tiêu đã xác định.
Việc gọi trúng tuyển vượt chỉ tiêu là biện pháp trừ hao mà trường nào cũng áp dụng để tránh thí sinh ảo nhưng gọi vượt bao nhiêu để vừa đủ là bài toán khó giải.
Nhiều trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu
Năm 2021, nhiều trường Đại học thông báo danh sách trúng tuyển cao gấp nhiều lần chỉ tiêu trong đề án tuyển sinh, lý giải đây là biện pháp trừ hao để tránh thí sinh "ảo".
100% các ngành của trường ĐH Công đoàn đều có thí sinh trúng tuyển vượt chỉ tiêu. Cụ thể, ngành Công tác xã hội, số thí sinh trúng tuyển là 446/200 chỉ tiêu; ngành Xã hội học là 405/200, vượt hơn 100%. Các ngành như Bảo hộ lao động, Quan hệ lao động đều vượt 80%...
Trường ĐH Đà Lạt có 22/41 ngành có số lượng thí sinh trúng tuyển cao hơn chỉ tiêu nhiều gồm ngành Sư phạm lịch sử (cao gấp 6,5 lần chỉ tiêu), ngành Sư phạm hóa học (6,1 lần), ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (5,95 lần), ngành Quản trị kinh doanh (5,05 lần)...
Trường ĐH Lao động - Xã hội cơ sở tại Hà Nội có 11/12 ngành lấy số thí sinh trúng tuyển cao hơn chỉ tiêu từ 1,4 - 3,9 lần.
Nhiều trường ĐH gây "sốt" khi lấy số lượng thí sinh trúng tuyển cao gấp nhiều lần so với chỉ tiêu tuyển sinh trong đề án tuyển sinh. Ảnh: Tấn Thạnh
Tại khu vực phía Nam, xuất hiện 1 số trường có số thí sinh trúng tuyển cao hơn chỉ tiêu, thậm chí có ngành chiếm hơn 1/2 tổng chỉ tiêu của một trường ĐH.
Chẳng hạn như trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM tuyển 1.800 chỉ tiêu cho 17 ngành đào tạo với 4 phương thức tuyển sinh, phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 có 793 chỉ tiêu.
Trường ĐH Đồng Nai có số lượng thí sinh trúng tuyển vượt nhiều so với chỉ tiêu, như ngành Giáo dục tiểu học quy định 350 chỉ tiêu, tuy nhiên đã có 546 em xác nhận nhập học; Chỉ tiêu của ngành Ngôn ngữ Anh là 100, tuy nhiên đã có 283 thí sinh nhập học. Hiện chưa "chốt" danh sách thí sinh xác nhận nhập học.
Liên quan đến các trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng: "Một số trường đang lạm dụng quyền tự chủ và lách luật. Thí sinh ảo cũng là do các trường áp dụng quá nhiều phương thức tuyển sinh. Ngoài ra, gọi thí sinh trúng tuyển vượt quá nhiều so với chỉ tiêu có thể dẫn đến tình trạng "vỡ trận"."
Tuyển sinh vượt chỉ tiêu, trường Đại học sẽ bị phạt
Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, một trong các lỗi vi phạm mà người đứng đầu hội đồng tuyển sinh các trường và những người liên quan sẽ bị xử lý kỷ luật là xác định sai chỉ tiêu tuyển sinh so với quy định và tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
Bộ GD&ĐT đã đưa ra phần mềm lọc "ảo" để xác định một thí sinh chỉ trúng tuyển một mã ngành và một trường, tránh trường hợp trúng tuyển nhiều nơi, giúp giảm thiểu tình trạng thí sinh "ảo" và bảo đảm mỗi thí sinh trúng tuyển vào một nguyện vọng ở mức tốt nhất theo năng lực. Việc lọc "ảo" của Bộ GD&ĐT không ảnh hưởng gì đến việc công bố thí sinh trúng tuyển của các trường.
Để giải quyết tình trạng này, Bộ cũng đã có quy định để quản lý chỉ tiêu tuyển sinh và những trường tuyển vượt chỉ tiêu sẽ chịu các chế tài xử lý theo quy định của pháp luật.
Các trường nếu chưa có đủ thông tin chắc chắn sẽ không nhập thí sinh trúng tuyển. Ảnh minh họa
Theo Nghị định 04/2021/NĐ-CP Chính phủ, với nhóm vi phạm quy định về chỉ tiêu tuyển sinh, mức phạt tiền cao dần lên theo cấp, bậc học. Vượt từ 3% chỉ tiêu trở lên là bị phạt. Bên cạnh đó, việc các trường không công bố đề án tuyển sinh, không công khai đề án tuyển sinh, tuyển sinh sai đối tượng, tuyển vượt chỉ tiêu... đều có thể bị xử phạt tiền. Mức cao nhất lên đến 100 triệu đồng cho một vi phạm.
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, đến thời điểm này, số thí sinh chính thức nhập học (xét tất cả các phương thức tuyển sinh) trên toàn hệ thống chưa tới 62% tổng chỉ tiêu. Theo quy chế tuyển sinh, các trường tuyển sinh nhiều đợt trong năm, công tác tuyển sinh năm 2021 sẽ được báo cáo đầy đủ vào ngày 31/12 với số lượng thí sinh nhập học chính thức.
PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, sau ngày 31/12, Bộ sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những cơ sở đào tạo tuyển sinh vượt quá số lượng đã xác định.
Bộ GD&ĐT đã có nhiều công văn để chấn chỉnh, xử lý các trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu quy định. Một số trường đã bị phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục và khấu trừ chỉ tiêu tuyển sinh vào năm tiếp theo.
Nâng cao vị thế nhà giáo từ việc giáo dục đạo đức học sinh dân tộc thiểu số "Giáo dục đạo đức, lối sống tốt cho học sinh mới có thể làm nên những người tử tế. Muốn vậy, nhà giáo phải là tấm gương. Đó là cách để nâng cao vị thế của nhà giáo". Hội thi "Giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc lần thứ II" do đoàn trường PTDTNT tỉnh Điện Biên tổ chức. Quan...