Cô giáo Lào Cai giành Huy chương Vàng Giải thưởng “Phụ nữ sáng tạo toàn cầu”
Sau 6 tháng chinh phục 3 vòng thi trực tuyến, cô giáo Trần Thị Mai Khanh- Trường Tiểu học Bắc Cường (TP Lào Cai) được Học viện Huấn luyện viên toàn cầu trao HCV Giải thưởng phụ nữ sáng tạo toàn cầu năm 2021.
Cô giáo tiếng Anh Trần Thị Mai Khanh đón niềm vui đầu năm học mới.
Thử thách cùng sân chơi “ngoại”
Học viện Huấn luyện viên toàn cầu (Global Trainer Academy) được thành lập bởi một nhóm các nhà giáo dục đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là hiệp hội của giáo viên, giảng viên và các chuyên gia đứng đầu cơ sở giáo dục như giám đốc điều hành, chủ tịch, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các nhà giáo dục trên thế giới.
Mục đích chính của Học viện là củng cố chất lượng giáo dục, truyền đạt các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho thế hệ các nhà giáo dục trẻ. Phụ nữ sáng tạo toàn cầu nằm trong chuỗi các giải thưởng được tổ chức hằng năm của Học viện như: Đại sứ giáo dục toàn cầu, Nhà giáo dục của năm, Học sinh của năm, Phụ nữ sáng tạo toàn cầu…
Cô Trần Thị Mai Khanh cho biết: Đến với cuộc thi, cô và một số đồng nghiệp Việt Nam phải “tranh tài” với các ứng viên đến từ hơn 35 quốc gia trên thế giới trong vòng 6 tháng với 3 vòng thi trả lời vấn đáp với BGK theo hình thức trực tuyến qua zoom từ tháng 3- 8/2021.
Cuộc thi kéo dài 6 tháng với 3 vòng theo hình thức trực tuyến
Ngoài các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng thực hiện, cuộc thi còn đề cao tính thực tiễn công tác giáo dục của từng ứng viên khi tích hợp vào trong các bài khóa.
Cuối tháng 8/2021 cô Trần Thị Mai Khanh đã hoàn thành xuất sắc phần trả lời 4 câu hỏi bất kỳ bằng tiếng Anh của 5 giám khảo vòng thi chung kết. Phần dự thi được BGK đánh giá cao và là giáo viên duy nhất của Lào Cai và Việt Nam đoạt Huy chương Vàng Giải thưởng Phụ nữ sáng tạo toàn cầu năm 2021 (Cuộc thi có tổng số 75 huy chương trong đó 45 HCV; 23 HCB; 7 HCĐ).
Trước đó cô Trần Thị Mai Khanh đã tham gia và được Học viện Huấn luyện viên toàn cầu công nhận các danh hiệu: Đại sứ giáo dục toàn cầu năm 2021; Đại sứ giáo dục huấn luyện toàn cầu.
Cô cũng đã và đang huấn luyện 19 HS Trường Tiểu học Bắc Cường (TP Lào Cai- Lào Cai) trở thành HS toàn cầu. Các em đã hoàn thiện bài thi vòng 3 và đang chờ lịch thi vòng chung kết.
Video đang HOT
Huy chương Vàng Phụ nữ sáng tạo toàn cầu năm 2021 cô giáo Trần Thị Mai Khanh vừa giành được.
Thành công từ tự học và nỗ lực vượt khó
Cô giáo Trần Thị Mai Khanh chia sẻ: Tham gia cuộc thi bản thân cô các đồng nghiệp tỉnh Lào Cai gặp một số khó khăn như các buổi học, giao lưu, phỏng vấn của Ban tổ chức diễn ra chênh 4h so với giờ Việt Nam, do đó giáo viên phải thức gần như suốt đêm từ 22h tối tới 2h đêm.
Trong khi đó, quá trình tham gia cuộc thi của cô Khanh vẫn song hành với việc dạy học tại trường vào ban ngày nên vẫn phải đảm nhiệm tốt và đầy đủ các tiết dạy tại trường. Tối và đêm tiếp tục thức khuya để tham gia cuộc thi.
Mặt khác, ở những buổi trao đổi, giao lưu ban đầu với học viên và giảng viên từ các quốc gia trên thế giới việc nghe hiểu không dễ dàng bởi cách phát âm tiếng Anh của các GV, học viên có sự ảnh hưởng ngôn ngữ bản địa nên có phần khác nhau, lai tạp…
Nếu GV không dành thêm thời gian để tự trau dồi, tìm hiểu cách phát âm tiếng Anh từ các nước này thì khó để hiểu hết nội dung trao đổi, khó tương tác với các đồng nghiệp trên thế giới trong quá trình tham gia cuộc thi.
Cô Khanh cũng cho biết thêm, chỉ lợi thế về tiếng Anh khi tham dự cuộc thi chưa đủ, hầu hết các thông tin giáo dục trao đổi cùng Ban giám khảo, giáo viên phải tự tìm hiểu, tích lũy và thẩm định độ chính xác sau đó dịch sang tiếng Anh chuẩn nhất để Ban tổ chức ghi âm, đánh giá, chấm điểm…
“Thời gian dành cho việc nghiên cứu tài liệu, tự học, thamgia cuộc thi chiếm phần lớn quỹ thời gian trong ngày, sức khỏe ảnh hưởng ít nhiều bởi cường độ thức khuya liên tiếp…
Cô giáo Trần Thị Mai Khanh không ngừng nâng cao chuyên môn nhằm mang tới cho HS những tiết học tiếng Anh thú vị
Nhưng đã đặt ra mục tiêu chinh phục cuộc thi vì kiến thức, lan tỏa giá trị của giáo dục Việt Nam ra thế giới và ngược lại, đặc biệt được nhà trường tạo điều kiện, ủng hộ… nên tôi không cho phép mình nản trí, phải nỗ lực vượt lên để hoàn thành tốt nhất các phần thi…” – cô Khanh trải lòng.
Cô Nguyễn Thị Thu Hường, GV tiếng Anh Trường Tiểu học Bắc Cường đang là thành viên của Học viện Huấn luyện viên toàn cầu bày tỏ: Ở lứa tuổi không còn trẻ nhưng cô Trần Thị Mai Khanh đã nỗ lực tự học, vượt khó tham gia cuộc thi và giành Huy chương Vàng… Đây là điều khiến nhiều đồng nghiệp ngưỡng mộ và ai cũng mong ước ngày nào đó sẽ chinh phục thành công danh hiệu này.
Bản thân cô Hường còn học được ở cô Khanh từ tinh thần tự học, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi… tới kinh nghiệm chuyên môn để tự tin tham gia các cuộc thi liên quan tới giáo dục và chuyên ngành tiếng Anh trong thời gian tới…
Cô Trần Thị Mai Khanh cho biết với sự ủng hộ của nhà trường cô sẽ sớm phát huy kinh nghiệm, kĩ năng về bài giảng kĩ thuật số, bài dạy online, cách thức làm video, đưa bài học thực tế (về bảo vệ môi trường…) từ quá trình tham gia Giải thưởng phụ nữ sáng tạo toàn cầu vào triển khai trong các tiết học nhằm mang tới những bài giảng tiếng Anh hiệu quả, sinh động, cuốn hút HS.
Cùng đó, sẽ triển khai nhiều hơn các tiết học kết nối với HS, GV trên khắp thế giới, giúp HS tăng cường khả năng tiếng Anh, tự tin giao tiếp hội nhập, trưởng thành và hứng thú hơn với học tập…
Cô Trần Thị Minh Chung- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Cường trao đổi: Thành tích cô Trần Thị Mai Khanh đạt được là niềm tự hào, niềm vui không chỉ của bản thân mà còn của nhà trường và nhiều đồng nghiệp. Giải thưởng ý nghĩa nên có hiệu ứng tích cực, lan tỏa và tạo động lực cho các thầy cô giáo khác trong và ngoài trường cùng chinh phục và làm giàu kiến thức từ những “sân chơi” quốc tế…
Nhà giáo ưu tú của học trò vùng cao
Nhà giáo Bùi Thị Kim Chi là một trong 3 gương điển hình của ngành Giáo dục Lào Cai vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2021.
NGƯT Bùi Thị Kim Chi luôn trăn trở tìm cách nâng cao hiệu quả giáo dục vì học sinh. Ảnh: NVCC
Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những cống hiến, nỗ lực đổi mới sáng tạo thời gian dài và trên nhiều cương vị công tác.
Hành trình lên vùng cao
Nhà giáo Bùi Thị Kim Chi sinh ra, lớn lên tại huyện Giao Thủy, Nam Định. Trước khi gắn bó với giáo dục Lào Cai, chị là giáo viên Trường cấp 1, 2 xã Giao Hương (Giao Thủy).
Năm 1993, chị quyết định lên Lào Cai công tác để đoàn tụ gia đình. Khi chuyển vùng, cô giáo trẻ không được gia đình 2 bên nội ngoại, bạn bè ủng hộ với lý do "Ở Nam Định đã là giáo viên được nhà trường, đồng nghiệp đánh giá tốt, có cơ hội phát triển. Lên Lào Cai phải làm lại từ đầu. Ở lại quê hương sẽ ổn định, thuận tiện cho cuộc sống, công việc... ".
Mặt khác khi ấy, Lào Cai thuộc tỉnh miền núi nghèo mới tái lập, kinh tế xã hội khó khăn, nên bạn bè chị càng lo lắng can ngăn "Lên đó chẳng có nổi chai nước mắm mà ăn...". Người thân cũng ôm chị khóc, khuyên đừng chuyển... Với cá tính mạnh mẽ, kiên định và suy nghĩ "mọi người sống được thì mình sống được; mọi người làm được mình cũng làm được" chị không ngần ngại lên đường. Với chị, quan trọng nhất khi chuyển vùng là không chuyển nghề. Chị đặt quyết tâm, dù ở đâu vẫn phải làm cô giáo.
"Tôi lên Lào Cai khi chưa kịp rút hồ sơ công tác vì gia đình giữ. 2 tháng sau thấy tôi không thay đổi quyết định, bố tối mới rút và gửi lên để tôi xin việc. Ở nơi hoàn toàn xa lạ, không người thân, bạn bè... dù khó khăn chồng chất nhưng chưa khi nào tôi nản trí hoặc có ý định quay về. Được làm cô giáo thì ở đâu với tôi cũng là hạnh phúc...", nhà giáo Bùi Thị Kim Chi bày tỏ.
Năm 1993, nơi đầu tiên cô Chi nhận công tác là Trường Tiểu học Lê Văn Tám (thị xã Lào Cai) vừa được xây dựng. Trường hoàn thành nhưng đường chưa làm, thầy và trò người đi ủng, người lội bùn đất tới trường. Từ nhà tới trường, từ trường tới phòng GD&ĐT chỉ vài ba cây số nhưng đi lại vất vả vô cùng, hơn thế cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy cũng thiếu thốn.
Tuy nhiên, điều khiến cô giáo trẻ Bùi Thị Kim Chi thấy may mắn, hạnh phúc là đa số HS thuộc con em cán bộ, công chức... lên Lào Cai lập nghiệp, ý thức, và nền tảng tốt. Điều đó giúp cô có thể áp dụng ngay những đổi mới phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm giáo dục tiên tiến được tích lũy từ vùng xuôi. Và với sự nỗ lực của mình, khóa học sinh đầu tiên khi cô chuyển công tác lên Lào Cai đã có em đạt học sinh giỏi cấp Quốc gia...
Từ năm 1993 - 2002, nhà giáo Bùi Thị Kim Chi giảng dạy tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám. Sau đó, với chuyên môn vững vàng, nhiều sáng tạo đổi mới, cô được điều động làm chuyên viên phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai tới năm 2008. Trải qua nhiều đơn vị, vị trí khác nhau, năm 2020, chị được điều động làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám.
Hành trình gần 30 năm cống hiến, đổi mới, sáng tạo của nhà giáo Bùi Thị Kim Chi đã được thử thách trên nhiều cương vị, từ giáo viên, chuyên viên, Phó Hiệu trưởng tới Hiệu trưởng. Và ở cương vị nào chị cũng tích cực đổi mới, sáng tạo, hết lòng vì học trò vùng cao...
NGƯT Bùi Thị Kim Chi nhận được sự tin yêu của học trò. Ảnh: NVCC
Nhà giáo mẫu mực, sáng tạo
Nhà giáo Bùi Thị Kim Chi được đồng nghiệp, học trò nhắc tới với sự say mê trong giảng dạy, tích cực tự học, bồi dưỡng, luôn tiên phong đi đầu trong đổi mới tại các nhà trường đã công tác.
Cô Nguyễn Thị Hải - Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ được nhà giáo Bùi Thị Kim Chi bồi dưỡng trở thành giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia năm học 2012 - 2013 chia sẻ: "Nhà giáo Bùi Thị Kim Chi là người "giàu" và say chuyên môn. Chị trực tiếp bồi dưỡng tôi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Luôn tận tình "cầm tay chỉ việc" từ phương pháp giảng dạy, xây dựng nội dung, dạy mẫu trên lớp".
Đặc biệt, nói tới nhà giáo Kim Chi là nói tới tấm gương, tinh thần tự học. Các báo cáo, thống kê trên máy tính, bài giảng điện tử... cô đều tự học, nghiên cứu và tự làm. Dù là lãnh đạo nhưng cô luôn lắng nghe, cầu thị ý kiến đồng nghiệp cấp dưới. Từ chuyên môn tới công việc nhà trường với nhà giáo Bùi Thị Kim Chi đều xuất phát từ quan điểm "Lấy học sinh làm trung tâm, chất lượng học sinh đặt lên hàng đầu...".
"Chúng tôi khâm phục nhà giáo Bùi Thị Kim Chi. Được chị hướng dẫn, kèm cặp..., giáo viên nhanh trưởng thành trong chuyên môn, cuộc sống; Mặt khác cũng tự tin với tất cả cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, tỉnh...", cô Hải chia sẻ.
Nhà giáo Kim Chi chia sẻ: "Hành trình từ giáo viên tới chuyên viên phòng GD&ĐT, Phó Hiệu trưởng và giờ đây là Hiệu trưởng đã giúp tôi tích lũy nhiều kinh nghiệm, quyết tâm đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng quản lý trường học. Tôi luôn muốn tìm ra hướng đi riêng để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường".
Bà Trần Thị Thùy Dung - Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai (Lào Cai) khẳng định: Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú dành cho nhà giáo Bùi Thị Kim Chi hoàn toàn xứng đáng bởi những đóng góp, đổi mới cho giáo dục tiểu học tỉnh Lào Cai.
"Trên hành trình giáo dục của mình, nhà giáo Bùi Thị Kim Chi nhận được tín nhiệm cao từ đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học toàn tỉnh, được các cấp quản lý giáo dục tin tưởng. Nhiều hiệu trưởng của ngành Giáo dục Lào Cai coi nhà giáo Bùi Thị Kim Chi như tấm gương và mục tiêu phấn đấu trên lộ trình giáo dục bản thân...", bà Dung trao đổi.
Ấn tượng trong tôi tới nay vẫn là một giáo viên dịu dàng, quan tâm sâu sát tới học trò. Cô Chi có phương pháp dạy học dễ hiểu, luôn tìm ra cách động viên, khuyến khích học sinh trong học tập. Các tiết học của cô chúng tôi luôn cảm thấy vui vẻ, cuốn hút và thích học. Cô đã tạo cho chúng tôi "nền móng" vững chắc để tiếp bước vào các cấp học tiếp theo và cuộc sống sau này... - Anh Lương Đức Hải Thương (Học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Tám năm 1993 - 1995)
Hơn 500 học sinh Lào Cai học nhờ địa phương khác Ông Lê Mạnh Trường - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Lào Cai cho biết, tính đến ngày 6/9, số học sinh chưa về Lào Cai là 556; Số học sinh thuộc các tỉnh, thành khác tại Lào Cai là 285. Ảnh minh họa Cụ thể, ở cấp Mầm non: Số trẻ chưa về Lào Cai (học nhờ tại tỉnh thành khác) là 174;...