Cô giáo dạy Toán… bằng chân
Một phụ nữ từ khi sinh ra đã không có 2 cánh tay nhưng lại chứng tỏ được rằng nếu muốn con người có thể làm được bất cứ điều gì, bằng cách dạy các học trò của mình … bằng chân.
Cô Mary Gannon sử dụng thành thạo đôi chân để dạy học
Hình ảnh cô Mary Gannon dùng chân viết bảng, gõ bàn phím máy tính “nhanh nhoay nhoáy”, hay trả tập sách cho học sinh đã không còn xa lạ ở trường Trung học Harding (Lakewood, bang Ohio). Lớn lên trong một trại trẻ mồ côi ở Mexico và được một gia đình ở Ohio nhận nuôi hồi lên 7 tuổi, nữ giáo viên có nghị lực phi thường này đang phụ trách môn Toán và Khoa học của trường.
Cô bắt đầu với vai trò giáo viên dạy thế hồi năm ngoái vào hiện đang đảm nhiệm rất tốt vai trò giáo viên phụ đạo cho các khối lớp 6, 7, 8.
Hằng ngày, cô Mary vẫn tự mình lái xe đi làm với biển số đầy ý nghĩa “Happy Feet” (Tạm dịch là: Đôi chân hạnh phúc).
Video đang HOT
Học trò học được ở cô Mary không chỉ về kiến thức…
Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn trên Fox 8, cô giáo nhỏ nhắn này nói rằng cô hy vọng lòng quyết tâm của cô sẽ cho bọn trẻ một bài học cuộc đời giá trị.
“Tôi đang làm công việc mình yêu thích nhất. Nếu bạn muốn làm một điều gì đó và quyết tâm thực hiện đến cùng thì không ai hay bất cứ điều gì có thể cản đường bạn”, cô Mary nói.
Hằng ngày, cô Mary vẫn tự mình lái xe đi làm với biển số đầy ý nghĩa “Happy Feet” (Tạm dịch là: Đôi chân hạnh phúc).
Cô chia sẻ thêm: “Nếu tôi có thể truyền cảm hứng hay giúp mọi người sống tốt hơn thì tôi thực sự hạnh phúc được hết mình vì điều đó”.
Và sự nỗ lực của cô Mary thực sự đã không khiến cô thất vọng. Các học trò của cô khẳng định cô đã cho chúng thấy chúng có thể vượt qua mọi thử thác trong cuộc sống.
“Cô ấy đã truyền cảm hứng và cho tôi thấy tôi có thể học tốt môn toán”, một học sinh lớp 6 tên là Jaden Johnson nói.
“Cô ấy làm chúng tôi hiểu ra rằng chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì mình muốn”, học sinh lớp 8 Cambri Griffin khẳng định.
Các đồng nghiệp ở trường trung học Harding cũng nhất trí rằng cô Mary quả là một tấm dương tuyệt vời đối với các học sinh.
Phó hiệu trưởng Joe Tackacs nói: “Tôi nghĩ mọi người sẽ nói rằng “Hãy nhìn Mary, nếu cô ấy làm được, tất nhiên tôi cũng phải làm được việc đó”.
Theo Người Lao Động
Chàng trai mù với khát vọng dạy chữ
Chàng trai ấy tên là Nguyễn Văn Tý (SN 1980), con một gia đình nông dân nghèo ở Quế Long, Quế Sơn, Quảng Nam.
Sinh ra cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng rồi đến năm 4 tuổi, căn bệnh thương hàn đã cướp đi của anh đôi mắt.
Năm 1990, Hội Người mù Quảng Nam có dự án dạy chữ Braile cho người mù trong toàn tỉnh. Khi biết được tin này, Tý vui mừng khôn xiết. "Nhà nghèo nên cha em phải chạy đôn chạy đáo mãi mới mượn được chiếc xe đạp cà tàng để đèo em đi học" - Tý tâm sự.
Rồi một thời gian sau đó, Tý may mắn khi được học tại Trường Giáo dục chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng). Tốt nghiệp Trường Giáo dục chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, Tý đăng ký dự thi và đậu vào Trường Đại học Quảng Nam.
Bây giờ, Tý đang theo học năm cuối lớp Sư phạm Ngữ văn của Trường Đại học Quảng Nam. Tý kể: "Trong chương trình học CĐ - ĐH không có sách bằng chữ nổi, nên em phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, nhớ ngay tại lớp. Còn kiến thức trong sách thì phải nhờ bạn bè đọc để em ghi âm rồi nghe lại".
Trong căn phòng trọ nhỏ, nhìn Tý cặm cụi soạn giáo án, làm bài tập với chiếc bàn viết anh đã giữ gần 20 năm nay, mới thấy nghị lực phi thường của chàng trai tật nguyền ấy. Chỉ còn gần 1 năm nữa, Tý sẽ ra trường và sẽ trở thành thầy giáo của trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật như anh từng mong ước.
Theo Bùi Hữu Cường
Dân Việt
Cả nhà 'thí sinh đạp xe 300km' khóc vì vui sướng Đang sửa quạt điện ngoài chợ, nghe tin được Bộ trưởng Quốc phòng đặc cách vào trường Tăng thiết giáp, Thuận ngỡ mình đang mơ. Cậu chạy một mạch về khoe với bố mẹ và cả nhà ôm nhau khóc vì sung sướng. Trở về sau hành trình đạp xe 300 km từ Nghê An ra Hà Nôi dự thi đại học, ngôi...