Cô giáo có nhiều sáng tạo
Môn Ngữ văn là một trong những môn học khó, nhưng với cô giáo Lưu Thị Thu Hà (Trường THPT Việt ức, quận Hoàn Kiếm), giờ học Văn trở thành một giờ sinh hoạt sôi nổi, giống như một cuộc tọa đàm, một buổi trò chuyện hấp dẫn. Qua đó, các em học sinh vừa hứng thú, vừa tăng tư duy sáng tạo.
Cô giáo Lưu Thị Thu Hà giới thiệu những sáng tạo trong giảng dạy.
Tham gia một giờ học của cô giáo Lưu Thị Thu Hà, các học sinh phải chuẩn bị trước khá vất vả nhưng các em luôn mong chờ đến tiết học của cô. Sinh năm 1985, cô Hà còn trẻ về tuổi đời, tuổi nghề, song cô đã biến điều đó thành lợi thế. Khoảng cách thế hệ không quá xa khiến cô hiểu tâm tư của các em và biết phát huy sức sáng tạo của tuổi trẻ. Cô Hà chia sẻ: “Nếu dạy văn theo phong cách cũ sẽ khiến nhiều học sinh không hào hứng. Bởi vậy, tôi luôn suy nghĩ phải áp dụng các phương pháp dạy học mới để các em giảm áp lực, tăng tương tác, kích thích sự sáng tạo của các em để đem lại hiệu quả cao hơn”.
Một trong những sáng tạo nổi bật của cô giáo là biến các tiết học thành những… talkshow, tương tự như các chương trình truyền hình thực tế được ưa thích. Các em học sinh sẽ được đóng vai người dẫn chương trình, đóng vai các chuyên gia hoặc các nhân vật trong bài giảng… để thảo luận về các bài học trong sách giáo khoa. Các chương trình đó khiến học sinh cảm thấy thú vị khi nhập vai. Các em cũng được thể hiện chủ kiến của mình về các vấn đề, các nhân vật văn học thay vì lối truyền thụ một chiều như cách dạy văn cổ điển. Nhờ hoạt động này, các nội dung cần truyền tải “ngấm” sâu hơn.
Tiết học cũng khiến học sinh tăng cường khả năng phát biểu trước đông người, phát triển các kỹ năng sống, giúp các em tự tin hơn trong các hoạt động. Cô giáo Lưu Thị Thu Hà cho biết thêm: “Tôi đã tham khảo nhiều chương trình truyền hình như “Văn hóa, sự kiện và nhân vật”, “Hỏi xoáy, đáp xoay”… để xây dựng kịch bản các bài học cho phù hợp với thực tế và khả năng của các em. Khi xây dựng kịch bản, tôi hướng dẫn các em cách đặt và trả lời câu hỏi chứ không làm thay để các em “diễn”. Tôi nhận thấy khi được chủ động tham gia, tư duy của các em trưởng thành rất nhanh”.
Về mặt kiến thức, cô Hà cũng không giới hạn kiến thức ghi trong sách giáo khoa. Cô hướng dẫn các em khai thác tư liệu từ các cuốn sách khác liên quan. Các em tự mở rộng kiến thức ngay từ quá trình tìm tư liệu. ây cũng là cách để các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học trong tương lai. Thành quả của những tiết dạy văn trên lớp còn thể hiện ở việc các em học sinh tự làm được những cuốn tạp chí rất độc đáo, tuy chỉ lưu hành nội bộ, nhưng điều này giúp các em thể hiện năng khiếu văn học, nghệ thuật.
Cô giáo Lưu Thị Thu Hà còn xây dựng nhiều dự án khác nhau dành cho học sinh. iển hình như dự án “Chuyện kể lớp mình”. Cô hướng dẫn các em lựa chọn những người, những việc khiến các em băn khoăn, xúc động rồi chia sẻ, đối thoại với cả lớp. Khi dự án kết thúc, các em vừa có một tài liệu học tập bổ ích, vừa hình thành tư duy phản biện về các vấn đề. Nhiều câu chuyện các em kể như chuyện về những bạn nhỏ vùng cao vượt khó, chuyện những người hàng xóm nghèo… còn lan tỏa được tinh thần nhân ái trong các em. Những dự án như thế đánh thức những tình cảm tốt đẹp trong các em, góp phần hình thành nhân cách sau này. Những nỗ lực của cô giáo Lưu Thị Thu Hà đã được ghi nhận bằng Giải thưởng Nhà giáo Thủ đô Tâm huyết, sáng tạo 2019.
'Nghỉ hè 3 tháng không dài, thậm chí còn ngắn'
PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng khi ngành giáo dục chuyển trọng tâm sang dạy người, 3 tháng hè không dài, thậm chí còn ngắn.
Trong khi nhiều phụ huynh, giáo viên, học sinh vui mừng trước thông tin từ năm học sau, thời gian nghỉ hè kéo dài 3 tháng, không ít bậc cha mẹ lo lắng nghỉ quá lâu, con quên kiến thức.
PGS.TS Trần Thành Nam, chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng với suy nghĩ và cho con học theo kiểu nhớ vẹt kiến thức, trước sau gì con cũng quên.
Theo ông, bố mẹ sợ con quên kiến thức, tức là chỉ chú trọng việc trẻ học bằng cách nhớ lặp lại cái được dạy. Nhớ lặp lại như vậy, con người sẽ càng ngày càng thua máy móc.
"Con người hơn máy móc ở tư duy sáng tạo, tư duy phản biện và sự khác biệt. Cha mẹ nên dành kỳ nghỉ hè để tập trung cho con rèn luyện những điều này", ông Nam nêu quan điểm.
Video đang HOT
TS Trần Thành Nam cho rằng kiến thức cần được hình thành qua hoạt động, trải nghiệm thực tế. Ảnh: VieChannel.
Không quá coi trọng kiến thức học bằng cách nhớ
Theo TS Trần Thành Nam, nếu phụ huynh để con chơi suốt ngày, chúng có thể quên kiến thức học trong năm học. Tuy nhiên, ông cho rằng ngày nay, con người không còn quá coi trọng những kiến thức học bằng cách nhớ.
"Nếu cần những kiến thức phải nhớ như vậy, chúng ta có thể rất dễ dàng tìm thấy trên một cơ sở dữ liệu nào đó. Kiến thức phụ huynh sợ con quên đều có thể tìm kiếm trên mạng", ông Nam nói.
Nếu người lớn muốn trẻ có kiến thức thực sự, không phải kiểu học vẹt, kiến thức đó cần phải được hình thành qua hoạt động, trải nghiệm va chạm thực tế để chuyển thành hành vi, thói quen, năng lực của con.
Loại kiến thức này khó hình thành nhưng khi đã hình thành được thì khó quên.
Song PGS.TS Trần Thành Nam khẳng định nếu chỉ học trên lớp, môi trường học tập giới hạn trong 4 bức tường, trẻ không bao giờ hình thành được năng lực đó.
Vì vậy, kỳ nghỉ hè chính là thời gian để trẻ kiểm nghiệm kiến thức đã học vào cuộc sống. Phụ huynh cần tổ chức các hoạt động giúp con vận dụng những gì học được trong năm học vào thực tế.
Nếu có thể tổ chức tốt, trẻ chơi nhưng sẽ không quên kiến thức, con cảm thấy nội dung học thú vị vì gắn với thực tiễn, ứng dụng được trong cuộc sống.
"Những bố mẹ suy nghĩ nghỉ 3 tháng nhiều quá, sợ con quên kiến thức, cũng đều xuất phát từ tâm lý ích kỷ vì không có ai trông con. Họ đang muốn nhường hết trách nhiệm dạy con cho nhà trường, để thầy cô lo cho con mình 100%", ông nói.
Việc phụ huynh cho con học vượt trong hè để đua thành tích khiến trẻ mất hứng thú với việc học. Ảnh minh họa: Hoàng Đông.
Trẻ cần những khoảng "không làm gì cả"
Thực tế, tâm lý sợ con quên kiến thức còn dẫn đến tình trạng nhiều phụ huynh, đặc biệt ở thành phố, cho con học thêm suốt kỳ nghỉ hè.
Về vấn đề này, TS Trần Thành Nam cho hay ở nhiều nước phương Tây, các lớp học hè được mở với mục tiêu giúp đỡ, hỗ trợ học sinh khó khăn đặc biệt hoặc không thể tham dự đầy đủ thời gian học trong năm vì hoàn cảnh.
Như vậy, học hè giúp thu hẹp khoảng cách kiến thức giữa học sinh, để đến năm học mới, mọi học sinh có năng lực như nhau.
Nói cách khác, học hè ở trường tạo cơ hội nâng đỡ học sinh thiệt thòi, thực hiện quyền bình đẳng giữa các học sinh, không để em nào tụt lại phía sau.
Giáo dục đang chuyển trọng tâm từ dạy chữ sang dạy người. Trong hè, người lớn có thời gian để tổ chức các hoạt động giáo dục phục vụ mục tiêu dạy người.
PGS.TS Trần Thành Nam
Tuy nhiên, theo ông Nam, ở nước ta, mục tiêu của học hè phần nhiều là đẩy thành tích, năng lực. Giống như một cuộc đua, các bậc cha mẹ luôn có xu hướng so sánh con với những chuẩn mực cao hơn để tạo áp lực cho con mình phải ở tốp đầu nếu không muốn nói là thứ nhất.
Vì thế, nhiều khóa học hè mà phụ huynh cho con theo học còn học trước kiến thức của năm tiếp theo. Điều này trực tiếp làm giảm động cơ và thái độ học tập của trẻ trong năm học mới.
Chuyên gia giáo dục này phân tích học sinh bị bắt học khiến học hè trở thành áp lực, gánh nặng chứ không còn hứng thú với các em. Hơn nữa, những kiến thức năm mới được học trước khiến trẻ bước vào năm học một cách chủ quan, hình thành thói quen học trên lớp lơ đãng vì nghĩ mình biết rồi.
Bên cạnh đó, học hè diễn ra trong thời gian ngắn, thường không có tác dụng nâng cao năng lực hay đẩy mạnh kiến thức. Nó chỉ được chứng minh có hiệu quả trong việc củng cố kiến thức chưa nắm chắc hoặc hạn chế rơi rụng kiến thức.
Ông Nam dẫn nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ nhìn nhận việc phải học hè theo sắp đặt của bố mẹ (với các môn văn hóa) là do trẻ đã không đáp ứng được kỳ vọng, làm hài lòng bố mẹ.
Nhiều trẻ diễn giải học hè là do bố mẹ lúc nào cũng chỉ quan tâm công việc. Việc bắt trẻ đi học hè là để "rảnh tay" làm việc.
Ông khẳng định cách thức nhìn nhận này không có lợi cho sự gắn bó cha mẹ - con cái và sức khỏe tinh thần của bản thân trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh cần hiểu muốn con thành công trong tương lai, kỹ năng sống, kiến thức áp dụng giải quyết trong cuộc sống mới là vấn đề cốt lõi.
Để phát triển tư duy sáng tạo, phản biện, con phải có những khoảng thời gian "không làm gì cả" để tự do suy nghĩ theo cách của mình. Những ý tưởng mới sẽ xuất hiện lúc đó.
Vì thế, ông Nam cho rằng cần nâng cao nhận thức cho phụ huynh về hậu quả của việc ép con học trước, hay học nhồi nhét, học để đua con. Nếu người lớn không thay đổi suy nghĩ, dù Bộ GD&ĐT cấm dạy thêm trong hè, họ vẫn tìm cách "lách luật" để cho con học thêm.
Thời gian hè, học sinh có thể tham gia hoạt động phát triển thể chất hoặc các khóa học nhằm rèn luyện kỹ năng sống, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
Nghỉ hè không có nghĩa dừng học
PGS.TS Trần Thành Nam khẳng định nghỉ hè không có nghĩa nghỉ, dừng học. Giáo dục đang chuyển trọng tâm từ dạy chữ sang dạy người. Trong hè, người lớn có thời gian để tổ chức các hoạt động giáo dục phục vụ mục tiêu dạy người.
"Ba tháng nghỉ hè không dài, thậm chí còn ngắn nếu chúng ta tổ chức thời gian này khoa học, giúp con đạt được những kỹ năng sống, kỹ năng của công dân thế kỷ 21", ông Nam nêu quan điểm.
Ông cho rằng phụ huynh nên chọn các khóa học hè dựa trên nhu cầu của con bên cạnh các yếu tố khác như giáo viên, chương trình, đồng thời nghiên cứu để các khóa học đó không làm mất thời gian trẻ cùng gia đình nghỉ ngơi, du lịch, theo đuổi sở thích.
Ngành giáo dục cần hướng dẫn các gia đình để tổ chức hoạt động hè thực sự an toàn, hữu ích cho trẻ. Nhà trường cũng có thể đưa ra một số hoạt động định hướng theo khối lớp, giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động cụ thể, thiết kế hoạt động phù hợp với chuẩn đầu ra.
Ngoài ra, việc chuẩn hóa, kiểm định các trung tâm giáo dục kỹ năng mềm, kỹ năng sống, kiến thức bổ trợ, tránh tình trạng "bát nháo", phụ huynh không biết đâu mà lần.
Để lựa chọn hoạt động hè hữu ích cho trẻ, phụ huynh cần phân tích điểm mạnh, hạn chế của việc học hè theo những điều bàn luận ở trên.
Ngoài ra, cha mẹ cân nhắc nhu cầu của mình và con cái, ai dạy khóa học đó (giáo viên có kinh nghiệm, tạo được hứng thú hay không), khóa học đáp ứng nhu cầu của cha mẹ, con cái và kế hoạch du lịch, nghỉ ngơi của gia đình thế nào.
Bên cạnh đó, họ nên xem xét đề cương, nội dung, giáo trình, số học sinh/lớp, tần suất tương tác giữa giáo viên -học sinh để xác định chất lượng khóa học.
Lợi ích của việc cho con đón hè với thật nhiều trải nghiệm Sau một năm học với nhiều thay đổi trong nửa đầu năm nay, con trẻ cần có một khoảng thời gian thoải mái khám phá mọi thứ trong dịp hè. Những trải nghiệm có được sẽ giúp trẻ học hỏi những điều mới mẻ và tích lũy kỹ năng cần thiết. Một chương trình học ngoại khóa hay hoạt động hè sôi động...