Có gì trong trung tâm thương mại chuyên bán hàng cao cấp Nhật tại TP HCM?
Lần đầu tiên, TP HCM có 1 trung tâm thương mại chuyên bán hàng nội địa cao cấp của Nhật Bản.
Trung tâm thương mại Akuruhi do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vi Biển -Akuruhi đầu tư 20 triệu USD, tổng diện tích 10.000m2 tại 124 Trần Quang Khải (quận 1 – TP HCM) chuyên bán hàng nội địa Nhật cao cấp (90% hàng nhập và sản xuất tại Nhật) đã chính thức khai trương ngày 14-2.
Cả trung tâm có 14 tầng, trong đó 7 tầng chuyên dành cho hoạt động kinh doanh hàng hóa Nhật, bao gồm khu phức hợp nhà hàng, đại siêu thị (Ichiban Market), showroom quần áo thương hiệu Miki House, khu vui chơi trẻ em…
Tất cả hàng hóa bán tại Akuruki đều là hàng cao cấp, được chọn lọc từ những nhà sản xuất uy tín ở Nhật
Tại đây, đại siêu thị bán khá nhiều hàng hóa độc đáo của Nhật. Trong đó rau, củ, quả, thủy hải sản được thu mua tận gốc tại các đầu mối và chợ đầu mối của Nhật, vận chuyển 100% bằng đường hàng không về Việt Nam để bảo đảm độ tươi ngon của hàng hóa. Chẳng hạn, bò Kobe được mua tận xưởng; cá đuôi vàng (kampachi), bụng cá ngừ đại dương, sò đỏ Nhật phải được đặt trực tiếp từ các vựa khai thác. Với các loại hàng hóa khô, gốm sứ, hàng gia dụng… được chọn mua từ những nhà sản xuất uy tín và có thâm niên trên thị trường.
Thịt bò Kobe được ông Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Thương mại và Dịch vụ Vi Biển – Akuruhi đích thân đi khảo sát tận xưởng, chọn những sản phẩm ngon nhất để nhập về Việt Nam
Riêng thương hiệu quần áo trẻ em cao cấp Nhật -Miki House, Akuruhi đã vượt qua nhiều đối tác khác để trở thành nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam.
Thủy hải sản cũng chọn từ những vựa khai thác nội địa ở Nhật
Video đang HOT
Theo người lao động
Cảnh khác lạ của loạt trung tâm thương mại, khu vui chơi mua sắm tại Hà Nội
Mặc dù ngày cuối tuần, rất đông người sẽ kéo đến các khu vui chơi, trung tâm thương mại để mua sắm, thăm quan, tuy nhiên, hai ngày qua, khung cảnh tại đây lại vô cùng trái ngược.
Trái ngược với không khí tất nập thường thấy, nhiều ngày nay, các điểm vui chơi, khu mua sắm tại Thủ đô trầm lắng, vắng vẻ hơn rất nhiều.
Tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, tuy vào ngày cuối tuần thứ 7 và chủ nhật, song lượng khách hàng đến thăm quan và mua sắm kém phần đông đúc so với ngày thường.
Các khu ghế chờ cho khách nghỉ chân cũng không còn cảnh chật cứng người ngồi như nhiều ngày trước đây.
Bên ngoài, hơn một nửa khu để xe máy của siêu thị không có xe gửi.
Chị Thùy Anh, trú tại Lê Văn Lương, Hà Nội nhận xét, gian hàng chị mua đồ tại Aeon Mall Hà Đông không đông như các ngày cuối tuần trước đây, việc thanh toán hóa đơn nhanh gọn trong 2-3 phút thay vì 5-7 phút khi cao điểm đông người. Vì đang trong đợt dịch corona, vị khách này cho biết, chị sẽ không mua sắm lâu như mọi lần, các thành viên đều phải đeo khẩu trang cẩn thận phòng ngừa lây nhiễm virus corona.
Tương tự Aeon Mall Hà Đông, trung tâm thương mại The Gadern trên đường Mễ Trì, Nam Từ Liêm cũng chỉ lác đác khách mua sắm trong ngày chủ nhật.
Mặc dù đang có rất nhiều chương trình khuyến mại, song các gian hàng tại đây đều chung tình cảnh thưa khách.
"So với hai tuần trước, thì hai ngày cuối tuần thứ 7 và chủ nhật vừa qua, lượng khách của cửa hàng giảm gần một nửa", nhân viên một gian hàng mỹ phẩm tại The Garden cho hay.
Luôn có hàng chục vị người xếp hàng dài phía ngoài cửa chờ đặt chỗ vào mỗi dịp cuối tuần, một nhà hàng đồ ăn Hàn Quốc tại Vincom trên đường Phạm Hùng cũng phải chịu cảnh vắng khách hơn rất nhiều.
Cửa hàng vắng khách mấy ngày gần đây, có thể vì lo ngại dịch Corona nên mọi người không đến địa điểm công cộng, nhà hàng. Cũng có thể do thời tiết mưa rét nên mọi người ngại ra ngoài", một nhân viên một nhà hàng đồ ăn Việt Nam tại Vincom trên đường Phạm Hùng nhận định.
Khu vực rạp chiếu phim ngày cuối tuần cũng không tránh được tình trạng vắng vẻ, ảm đạm.
Phía ngoài trung tâm thương mại Indochina Plaza trên đường Cầu Giấy, Hà Nội, chỉ vài người qua lại rất nhanh chóng, hầu như không nấn ná mua sắm lâu như mọi ngày.
"Việc buôn bán tạm thời vẫn duy trì được, nhưng nếu dịch kéo dài hơn thì chúng tôi phải tính thêm phương án. Hiện tại, cửa hàng đang phải tuyển thêm người vì sau khi có tin dịch Corona, 3 nhân viên phụ bàn là sinh viên làm thêm thì đã xin nghỉ việc", anh Minh Anh, quản lý một hàng ăn tại Indochina cho hay.
Trong thời điểm dịch Corona đang biến biến, Bộ y tế khuyến cáo người dân tránh tụ tập nơi đông người, tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn), tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
Ngoài ra, mọi người cần che kín miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp ra không khí. Giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa sạch tay.
Theo soha
Thị trường điện thoại ảm đạm sau Tết Thị trường điện thoại vào mùa giảm nhiệt, cộng với dịch viêm phổi Corona khiến doanh thu giảm sút so với cùng kỳ. Đường sá vắng vẻ, các trung tâm thương mại thưa người, nhiều ngành buôn bán đìu hiu là tình trạng chung trong vài ngày qua tại các thành phố lớn. Nhiều người hạn chế đến nơi đông đúc và các...