Có gì thú vị bên trong ngành học lấy điểm chuẩn cao chót vót của ĐH Bách Khoa TP.HCM?
Tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2021, PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Phó Hiệu trưởng trường nhấn mạnh: “30 điểm hẵng nghĩ đến trúng tuyển ngành Khoa học Máy tính”.
Cũng theo chia sẻ của đại diện trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, các nhóm ngành liên quan đến Điều khiển – Tự động hóa đang được dự đoán sẽ ngày càng “hot” hơn trong tương lai. Đặc biệt, nhóm ngành Công nghệ thông tin (IT) với các ngành học bao gồm Khoa học máy tính, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, Công nghệ phần mềm… hiện cũng được nhiều teen 2K3 chú ý và tìm hiểu.
Một trong những yếu tố gây tò mò cho nhiều phụ huynh và teen, đó chính là trong suốt nhiều năm vừa qua, đây cũng là nhóm ngành có điểm chuẩn xét tuyển đại học rất cao. Trong năm 2020, số điểm cho nhóm ngành IT lên đến 29,04 điểm cho ngành Khoa học Máy tính và 28,65 điểm cho các ngành Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (thuộc ĐH Bách Khoa Hà Nội).
Lý giải về điều này, tại ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2021, PGS.TS Nguyễn Phong Điền- đại diện trường ĐH Bách Khoa Hà Nội nhấn mạnh, vì đặc trưng lĩnh vực, thế nên tất cả các môn học của nhóm ngành IT đều khá phức tạp, không phải ai cũng có khả năng nắm bắt đầy đủ. Chính vì vậy, chỉ khi có đủ khả năng, đam mê, và nắm chắc được điểm số của mình trong kì thi THPT Quốc gia, teen mới nên cân nhắc đến nguyện vọng này.
Đại diện trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng chia sẻ thêm, dù biết số điểm này là khá cao, thế nhưng đây cũng là một cơ sở để cho thấy năng lực của sinh viên trong tương lai.
Tuy nhiên, chỉ điểm đầu vào thôi là chưa đủ, bởi một trong những trở ngại mà nhiều sinh viên ngành Công nghệ thông tin đang gặp phải đó chính là ngôn ngữ giảng dạy. Theo chia sẻ của Bảo Nhật (sinh viên năm Nhất, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM) chia sẻ, vì hầu hết tài liệu đều bằng tiếng Anh, có nhiều từ ngữ chuyên ngành nên khá khó trong việc tiếp cận. Bên cạnh đó, vì phải “giao tiếp” nhiều với máy tính, thế nên ngành học này đòi hỏi người hỏi phải có một tư duy toán tốt, để có thể xây dựng được thuật toán hoặc hiểu được cách máy tính vận hành. Chính vì vậy, nên có khá nhiều trường hợp, sinh viên Công nghệ thông tin sau năm nhất xin chuyển ngành học vì… kiến thức quá khó.
Video đang HOT
Không dễ đễ teen có thể “cân” hết lượng kiến thức của nhóm ngành IT.
Trong năm học 2021, bên cạnh phương thức xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực, điểm thi THPT Quốc gia, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng đã bổ sung thêm các phương thức xét tuyển khác như Xét tuyển tài năng, Kỳ thi đánh giá tư duy,… cũng được xem là những hướng đi khác cho teen nếu muốn thử sức với ngành học thử thách này.
'Có 3 điểm 10 hẵng nghĩ tới ngành Khoa học máy tính của Bách khoa'
Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2021 diễn ra hôm nay 11/4.
Tại đây, các học sinh dành nhiều quan tâm đến ngành học Điều khiển và Tự động hóa.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, Điều khiển - Tự động hóa là một lĩnh vực hot nằm trong danh mục các lĩnh vực cần ưu tiên trong nền công nghiệp 4.0.
"Tất cả những sản phẩm nào em nhìn thấy hiện tại đều có bóng dáng của điều khiển- tự động hóa. Ngành học này ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng như các trường khác, chủ yếu là trong sản xuất công nghiệp".
Ảnh: Nguyễn Tôn.
Ông Điền lưu ý thí sinh, đây là ngành học nhiều thách thức.
"Bởi nếu em làm một kỹ sư thực thụ liên quan đến Điều khiển - Tự động hóa thì chắc chắn cỡ 2 năm phải cập nhật những tri thức mới một lần, thậm chí còn phải dày hơn thế và sự thay đổi của lĩnh vực này cũng nhanh không kém lĩnh vực Công nghệ thông tin", ông Điền nói.
"Đối với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, để trúng tuyển, thí sinh phải có trong tay điểm thi tốt nghiệp THPT 3 điểm 9 trở lên thì hẵng tính toán đăng ký xét tuyển".
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng
Em Lê Duy Quang, học sinh Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hà Nội) cho hay, em có nguyện vọng đăng ký ngành Công nghệ thông tin và muốn vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Quang cho hay, năm ngoái, em thấy điểm trúng tuyển vào ngành Công nghệ thông tin khá cao, khoảng hơn 29 điểm, em muốn tìm hiểu thêm về cơ hội vào ngành học này khi bản thân giành được giải Ba học sinh giỏi cấp thành phố môn Tin học.
Trả lời băn khoăn của học sinh, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho hay, theo dự báo, trong vòng 5 năm cần tới 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin cho sự phát triển kinh tế xã hội.
"Càng chuyên gia trình độ cao càng tốt. Công nghệ thông tin đã len lỏi vào mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta và được xem là giải pháp căn bản. Thời gian gần đây chúng ta nghe nhiều đến chuyện chuyển đổi số. Công nghệ thông tin thực sự là một lĩnh vực hot", ông Điền nói.
Ảnh: Nguyễn Tôn.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tập trung vào 3 lĩnh vực của lĩnh vực Công nghệ thông tin là Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin truyền thống.
"Riêng đối với ngành Khoa học máy tính thì năm ngoái, nếu như các em ra khỏi phòng thi mà chắc chắn 3 môn đều 10 thì hẵng nghĩ đến trúng tuyển. Do đó, thí sinh cần cân bằng giữa mong muốn và năng lực thực sự của bản thân", ông Điền nói.
Ông Điền cũng cho hay, hầu hết các trường kỹ thuật ở Việt Nam đều đào tạo về ngành Công nghệ thông tin, chứ không phải chỉ riêng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Do đó, theo ông Điền, các bạn trẻ có rất nhiều cơ hội để chọn lựa.
Những ngành có 100% cơ hội việc làm, thầy giáo cam kết 'trả lại học phí nếu sinh viên thất nghiệp' Nhu cầu việc làm luôn là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm, nhất là với những thí sinh đang ở ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề. Vậy thời gian tới, những ngành nào có 100% cơ hội việc làm? Theo PGS.TS Trương Nguyễn Luân Vũ - Phó trưởng Khoa Cơ khí chế tạo máy (ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)...