Cô gái Thanh Hóa 25 tuổi cùng anh trai xây nhà khang trang báo hiếu bố mẹ
Đối với Nguyễn Hà, việc xây nhà cho bố mẹ ở tuổi 25 không phải thành tựu quá to tát. Cô chỉ cảm thấy vui giúp bố mẹ an tâm hơn phần nào.
Hai anh em đồng lòng xây nhà báo hiếu
Nguyễn Thị Hà (SN 1997, quê Thanh Hóa) sinh ra trong một gia đình thuần nông. Bố mẹ cô trước đây làm ruộng, nuôi anh em Hà khôn lớn. Trải qua những năm tháng tuổi thơ cơ cực, sau khi tốt nghiệp, Hà cùng anh trai ấp ủ kế hoạch xây nhà mới tặng bố mẹ.
Ngôi nhà cũ cả gia đình Hà đang ở được xây từ năm 1990 – 1991, đã xuống cấp và cũ kỹ, dột thấm mỗi khi trời mưa. Bố mẹ Hà trước đây chưa từng nghĩ đến việc sửa hay xây mới nhà vì điều kiện không đủ.
Bản thân Hà ý thức được sự vất vả của cha mẹ nên luôn cố gắng học hành. Hết năm lớp 12, cô vượt qua nhiều ứng viên, nhận suất học bổng trị giá 700 triệu của Đại học Anh Quốc tại Việt Nam ( British University Vietnam). Khi còn là sinh viên năm nhất, Hà đi làm thêm gia sư tiếng anh. Ra trường, cô khởi nghiệp, mở một công ty sản xuất và kinh doanh tảo xoắn. Ngoài ra, Hà còn học cách đầu tư thêm bất động sản và chứng khoán.
Hà tốt nghiệp Đại học Anh Quốc (British University Vietnam).
Số tiền thu nhập hàng tháng cũng vì thế mà tăng dần đều. Cô chia đều thành các khoản khác nhau, trong đó cố định 30% – 40% – sinh hoạt phí hàng tháng cho bản thân và bố mẹ. Khi có được khoản tiết kiệm nhất định, Hà “bắt tay” vào mục tiêu lớn nhất cuộc đời.
“Hoàn cảnh gia đình không có điều kiện cũng là một trong những động lực chính để mình quyết tâm học và kiếm tiền. Còn việc báo hiếu cha mẹ, mình nghĩ rằng đó là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người con, không chỉ riêng gì người kiếm được tiền”, Hà tâm sự.
Hà cho biết, ngôi nhà mới được khởi công xây cuối năm 2020. Diện tích căn nhà là 600m2 gồm 8 phòng: 1 phòng khách, 2 phòng bếp, 1 phòng thờ và 4 phòng ngủ. Tuy nhiên sở thích decor của hai anh em Hà khác nhau nên tổng thể căn nhà cũng được chia theo hai hướng khác biệt. Tầng một theo tông trắng hiện đại, tầng hai theo tông cổ điển.
” Khi bắt đầu xây nhà thì mình và anh trai vẫn chưa đủ tiền. Nhưng vì có nhiều hạng mục có thể thanh toán sau và nợ lại một phần nên mình cũng không bị quá áp lực. Lúc đó nhà xây thô và chưa đầu tư vào nội thất nên tổng số tiền xây dựng chỉ khoảng 2,5 tỷ. Đến đầu năm 2022 thì mình và anh trai tu sửa lại, nâng cấp nội thất của nhà hết khoảng 3 – 3,5 tỷ nữa“, Hà chia sẻ.
Video đang HOT
Căn nhà thiết kế theo hai phong cách khác biệt.
Trong nhà, các phòng cũng được bố trí công năng hợp lý. Trong đó, phòng bếp, phòng khách ưu tiên việc sử dụng nội thất cao cấp. Điều Hà ưng nhất trong ngôi nhà của mình là những phần decor trong mỗi căn phòng. Ở phòng khách được lắp thêm bức tranh đá giúp tạo cảm giác tinh tế, mềm mại.
” Ban đầu xây nhà thì bố mẹ cũng rất vui vì đúng là nhà cũ mình xuống cấp trầm trọng rồi. Nhưng bố mẹ cũng không nghĩ lại xây to vậy. Mình và anh trai bảo, bọn con lo được nên bố mẹ cũng không phản đối gì.
Đến khi tu sửa nội thất lần hai thì mình và anh trai tự lo tất, cũng không có chia sẻ về tài chính nên lúc đang làm rồi bố mẹ mới biết là đầu tư nhiều tiền và cũng có phản đối vì xót tiền cho các con“, Hà nói.
Mỗi phòng được bài trí nội thất cao cấp
Ao ước đưa bố mẹ ra khỏi “lũy tre làng”
Cô gái Thanh Hóa cũng khiêm tốn cho rằng việc xây nhà cho bố mẹ không phải là thành tựu to tát vì ngoài xã hội có rất nhiều bạn trẻ khác giỏi giang hơn. Hơn nữa, mỗi người có một mục tiêu báo hiếu khác nhau. Hà chỉ cảm thấy vui vì mục tiêu mình đặt ra đã làm được và mình cũng đã giúp bố mẹ an tâm hơn phần nào.
Ngoài ngày lễ, dịp đặc biệt, Hà cũng thỉnh thoảng tặng bố mẹ một số món quà nhỏ như trang sức, quần áo. Khi có cơ hội đi công tác, được ăn những món ngon ở nhà hàng 5 sao, cô cũng luôn ao ước được đưa bố mẹ đi du lịch trên thế giới để thưởng thức cùng.
” Mình ao ước được đưa bố mẹ đi đây đi đó, đi ra khỏi lũy tre làng, và mình đã làm được. Khi mình đến những ngôi nhà to đẹp của các anh chị hay đối tác, mình cũng ước giá mà bố mẹ được ở trong một căn nhà khang trang như vậy. Giờ mình cũng đã làm được.
Bản thân mình vẫn hay nói báo hiếu cho bố mẹ phải bao gồm cả tình cảm và vật chất. Mình không vì tặng một món quà này mà được quyền ít dành thời gian cho bố mẹ, cũng không thể lấy cớ rằng phải dành thời gian bên cạnh bố mẹ mà không chịu đi kiếm tiền, xây dựng sự nghiệp. Mình hy vọng sẽ luôn phân bổ được thời gian cho cả công việc và gia đình“, Hà bày tỏ.
Phía sau công việc làm thêm ngoài giờ, cuối tuần kiếm từ 11 triệu/ tháng
Người trông trẻ không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ, áp lực và gánh nặng là điều không thể thiếu!
Nghề trông trẻ không phải là ngành nghề mới nổi ở Việt Nam, nhưng ngày càng nhiều người trẻ quan tâm và tham gia vào thị trường này. Nếu là trước đây, những người nhận trông trẻ ngoài giờ hành chính, hoặc kèm 1:1 đa phần là những người phụ nữ trung tuổi, hoặc có kinh nghiệm chăm trẻ, mới nhận được sự tin tưởng từ phụ huynh. Thì ở một xã hội đang ngày càng trẻ hóa, phụ huynh lại có xu hướng tìm kiếm những người trẻ, có bằng cấp, được đào tạo chuyên môn tốt mới dám thuê, vì muốn con mình được phát triển toàn diện nhất.
Khi có cung, ắt sẽ có cầu. Chính mức lương đưa ra hấp dẫn và giờ làm thuận tiện, đã thu hút rất nhiều bạn trẻ, hoặc thậm chí sinh viên ở các trường đại học chấp nhận làm công việc này, chủ yếu là tăng thêm nguồn thu nhập bổ sung. Nghề trông trẻ không còn đơn giản là việc chăm sóc các bé, mà bây giờ, đây là một nghề đòi hỏi nhiều hơn về chuyên môn, nghiệp vụ, bằng cấp và cả cái tâm với nghề.
Đánh đổi thời gian thư giãn để có mức thu nhập cao hơn
Mình là Linh, cô gái 25 tuổi, Thanh Hóa, hiện đang làm giáo viên mầm non tại một trường thuộc tập đoàn giáo dục Việt Nam.
Mình đã từng nhận trông trẻ riêng ngoài giờ vào khoảng năm 2018 - đầu năm 2020. Khởi điểm công việc này, là khi mình đi làm thêm tại 1 trường mầm non, vì có khả năng chăm các bé ngoan và tốt, nên phụ huynh cũng yêu quý. Sau đó, họ có mở lời để mình trông con ngoài giờ hoặc vào mỗi cuối tuần.
Vốn dĩ, xuất phát điểm của mình đáng nhẽ ra là sinh viên khoa Quản trị nhân lực tại trường Đại học Nội Vụ, nhưng vì gia đình tư vấn rằng, nghề mầm non này rất có tương lai, thu nhập lại tốt. Đây là lý do khiến mình rẽ hướng sang Sư phạm, và kiêm luôn cả những công việc làm thêm ngoài giờ, chẳng hạn như trông các bé từ 4-6 tuổi. Tuy ban đầu không phải đam mê của mình, nhưng trải qua thời gian được đào tạo bài bản, được đi thực tế, tiếp xúc nhiều với trẻ con, thì đây lại là công việc mà mình đam mê và có ý định gắn bó lâu dài.
Mức lương của công việc trông trẻ riêng đôi khi sẽ tương đương với mức thu nhập công việc chính. Vốn dĩ đây chỉ là nguồn thu phụ, nhưng đôi khi số tiền này cũng góp phần khiến cho cuộc sống của mình trở nên dư giả hơn so với việc làm mỗi giờ hành chính.
Bình thường, ngoài công việc chính kéo dài từ thứ 2 - thứ 6, mình nhận trông trẻ riêng chủ yếu vào các khung giờ buổi tối, hoặc cuối tuần. Điều này đồng nghĩa, thời gian rảnh của bản thân sẽ phải thu hẹp lại. Thay vì thư giãn cùng bạn bè cuối tuần, mình chấp nhận bỏ thêm thời gian để nâng cao thu nhập hiện có.
Việc trông trẻ ngoài giờ này cũng có yêu cầu rất cao về mặt bằng cấp, cũng như kinh nghiệm. Không phải ai muốn làm cũng sẽ được. Thứ nhất, phụ huynh phải thực sự yên tâm mới dám giao việc trông trẻ 1 kèm 1 thế này. Thứ hai, việc trông trẻ riêng không chỉ dừng lại ở việc chơi cùng các bé, mà còn phải đảm bảo về tâm - sinh - lý của các bé được ổn định sau khoảng thời gian được chăm riêng. Vì thế, đa số cha mẹ có nhu cầu, đều phải tìm đến những người có tâm, thái độ yêu mến trẻ con và chuyên môn là điều kiện đi kèm không thể thiếu.
Vì thế, với một số người, việc trông trẻ bị định nghĩa là "ai chăm cũng được". Nhưng không, việc trau dồi chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức phải được cập nhật thường xuyên.
Nghề trông trẻ đặc biệt: Ngoài mức lương cao, thứ phải gánh chịu là áp lực quá lớn
Khác với Linh, Nguyễn Trang (9X, Hà Nội) lại lựa chọn con đường khó khăn hơn rất nhiều. Những đứa trẻ Trang nhận chăm sóc có yêu cầu cao hơn, đó là những "đứa trẻ đặc biệt", có vấn đề về sức khỏe và tâm lý. Các bé mà Trang nhận chăm sóc có ở đa dạng độ tuổi, bé nhỏ nhất là trường hợp 12 tháng tuổi mà cô nàng có chia sẻ: "Bố mẹ nào quan tâm và để ý đến con, thì sẽ thuê người chăm sóc từ 12 tháng." Thời gian trước 2018, Trang làm toàn thời gian với vị trí giáo viên kèm 1:1 tại Hà Nội. Trong thời gian làm việc hành chính, Trang cũng có nhận trông trẻ thêm ngoài giờ, hoặc nhận các trường hợp đặc biệt với mức lương cao hơn trung bình ngành.
Trang khởi đầu với tấm bằng giỏi trong chuyên môn "giáo dục trẻ đặc biệt":
"Khi còn ngồi trên ghế cấp 3, mình đã nhận dạy thêm trẻ ngoài giờ học. Bước vào nghề này vì tình yêu và đam mê với trẻ không bình thường. Lúc chưa có bằng đại học, mình chỉ được nhận mức lương 50k/giờ, nhưng công việc vô cùng vất vả.
Sau khi tốt nghiệp, mình bắt đầu công việc chính thức tại 1 trung tâm chăm sóc trẻ, thời gian công việc kéo dài từ 7h30 sáng đến 18h chiều. Đa phần mình phải đến trường để can thiệp theo giờ. Công việc chiếm quá nhiều thời gian trong ngày nhưng mức lương lại quá thấp, khiến mình không chi trả đủ chi phí sinh hoạt hàng tháng và lo cho gia đình. Nên mình đã xin nghỉ.
Có thời điểm 2018, gia đình mình gặp biến cố lớn, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý khiến mình muốn từ bỏ công việc này. Nhưng phụ huynh quý mến, tin tưởng nên gọi điện lại rất nhiều. Mình cũng không kìm nổi tình thương với các bé, nên cố gắng theo lại con đường chông gai này.
Để có mức lương cao, nhất định bạn phải có bằng Đại học loại giỏi và có kinh nghiệm. Bình thường, mức lương trông trẻ tại nhà sẽ giao động khoảng 120 - 150k/giờ. Nhưng với mình, đã có nhiều năm kinh nghiệm và bằng giỏi, được nhiều phụ huynh tin tưởng hơn, thì thường trong tháng sẽ kiếm được 10-12 triệu đồng, và phải theo các bé đến trường. Còn đối với những người không có bằng cấp, thì mức lương chỉ giao động khoảng 5-6 triệu/tháng. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm thuê người trông trẻ lợi dụng truyền thông để bán các khóa học và kiếm lời từ việc giới thiệu.
Có nhiều bạn bè của mình cũng chung ngành, nhưng đa phần có lương rất thấp và đều nghèo. Vì thế, nếu muốn tăng thu nhập thì nhất định phải nhận dạy kèm 1:1 tại nhà, hoặc nhận trông thêm ngoài giờ hành chính. Mình tuy lương 12 triệu, nhưng vất lắm, cái khổ của nghề này kể ra không hết được. Các bé mình nhận đều là ca nặng, không thể tự sinh hoạt cá nhân được, tất cả đều dựa dẫm vào cô. Tâm lý các bé không được cải thiện, thì sau thời gian trông mình cũng chỉ dám nhận 1 nửa số lương.
Với mình, làm nghề gì cũng phải có cái tâm. Bản chất của nghề trông trẻ không phải cứ trông hết giờ rồi về, mặc các con làm gì thì làm, mà phải đảm bảo cho các con phát triển toàn diện, phụ huynh cũng yên tâm khi giao các bé để kèm 1:1. Đấy là dạng các bé phát triển bình thường, chứ huống hồ gì là những đứa trẻ đặc biệt mình nhận trông. Một cái nghề không để ý đến danh tiếng, nhưng luôn phải để ý đến cái tâm của mình."
Những bí ẩn về Thành nhà Hồ, hơn 620 năm vẫn sừng sững Trải qua hơn 620 năm tồn tại, Thành nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới ở Thanh Hóa luôn ẩn chứa nhiều điều kỳ bí. Giờ đây, nhiều bí ẩn trong quá trình xây tòa thành đá đồ sộ đã dần được phát lộ. Nhắc đến vùng đất Thanh Hóa, người ta nhớ ngay đến cái nôi của những vị anh...