Cô gái kể về bí quyết giành học bổng các đại học ở Mỹ

Theo dõi VGT trên

Rời Việt Nam khi chưa tròn 14 tuổi, Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc là nữ học sinh Việt đầu tiên sang học tại Trường trung học nội trú Saint James (top 5 bang Maine, Mỹ) và trở thành thành viên Hội đồng học sinh trường, dẫn dắt các khối lớp học sinh tại đây. Bảo Ngọc đã giành được nhiều học bổng quý giá.

Cô gái kể về bí quyết giành học bổng các đại học ở Mỹ - Hình 1

Bảo Ngọc (giữa) trong một lần chia sẻ về hành trình những ngày đầu du học của mình – ẢNH: NỮ VƯƠNG

Mới đây, Ngọc nhận học bổng hơn 200.000 USD (gần 5 tỉ đồng) từ Texas Christian University (top 100 của Mỹ) và đỗ thêm gần 10 trường ĐH danh tiếng khác cũng nằm trong top 100 của Mỹ. Vậy bí quyết của Ngọc là gì?

Việc sắp xếp thời gian vô cùng quan trọng

Năm 2017, cô gái 13 tuổi Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc đã săn học bổng thành công để bước vào hành trình học trung học nội trú tại Mỹ. Tại đây, với sự nỗ lực và cố gắng, Ngọc đã vượt qua được những rào cản ban đầu để khẳng định năng lực của mình nơi xứ người.

Qua bài luận, nhà trường có thể biết tính cách của bạn, nên bạn cần cho họ thấy những gì chân thật và giá trị nhất về bạn trong bài luận khoảng 650 chữ này. Hãy cho họ thấy cách bạn đối xử với gia đình, bạn bè, hay thiên nhiên. Những gì bạn nghĩ là tầm thường nhất, có khi lại là thứ có giá trị nhất ở bạn

Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc

Điều khó khăn nhất của Ngọc lúc đầu là chưa biết sắp xếp thời gian như thế nào để có thể vừa học vừa tham gia đầy đủ các hoạt động ở trường. Ngọc chia sẻ: “Học trường công ở VN hầu như rất ít các hoạt động, qua bên Mỹ thì hoàn toàn ngược lại. Ở VN thì sáng dậy sớm đi học trên trường, hết học trên trường thì về đi học thêm, về nhà thì ăn vội gì đó rồi ngồi vào làm bài tập, ôn bài trước khi đi ngủ. Ngày nào cũng lặp đi lặp lại như vậy, không có hoạt động ngoại khóa, thể thao cũng không có bao nhiêu. Nên thời gian đầu qua môi trường bên đó, mình cũng gặp nhiều khó khăn”.

Ngọc kể ở Mỹ có 2 tiếng (từ 8 – 10 giờ) là giờ tự học và tại khung giờ đó giáo viên sẽ thu điện thoại. Mọi người sẽ nghĩ 2 tiếng là quá nhiều để làm bài tập, nhưng không phải ngày nào cũng sẽ có được 2 tiếng như vậy. Vì có những ngày phải đi thi đấu thể thao, mà thi đấu ở những trường khác rất xa, thời gian di chuyển đi về đã mất 4 tiếng, vì thế phải mang bài tập lên xe buýt để làm. Nên để có thể cân bằng lịch học và tham gia các hoạt động là không dễ dàng.

Thế rồi, từ một cô học trò tiếng Anh chưa thông thạo được như các bạn cùng trường, với những nỗ lực, cố gắng, Ngọc đã vinh dự được bầu vào Hội đồng học sinh trường, từ đó trở thành người dẫn dắt các khối lớp học sinh của trường.

Liên tục từ năm 2017 – 2021, cô học trò Việt Nam đã đoạt giải thưởng danh dự “Academic High Honor Roll”, giải “The Headmaster’s Prize” dành cho học sinh tiêu biểu nhất trường, rồi học bổng 5.000 USD cho những người có đóng góp tích cực cho cộng đồng trường…

Khi dịch Covid-19 xảy ra, Ngọc về lại VN, tối khuya thì học trực tuyến để hoàn tất chương trình học năm lớp 12 của Mỹ, ban ngày thì đứng ra tổ chức các sự kiện gây quỹ cho dự án Vì trẻ em khiếm thính Hear.Us.Now tại TP.HCM. Cô học trò nhỏ nhắn này dù ở môi trường nào cũng luôn dành thời gian cho các hoạt động cộng đồng.

Bài luận rất quan trọng

Chia sẻ về những bí quyết để giành học bổng và đỗ vào các trường ĐH danh tiếng của Mỹ, Ngọc cho biết trước tiên về học thuật thì cần có khả năng tiếng Anh tốt (IELTS, TOEFL) vì nhà trường cần biết là bạn có đủ khả năng học tập và sinh hoạt ở môi trường đó không. Ngoài ra, khả năng tiếng Anh cũng giúp việc học tập, sinh hoạt, kết bạn dễ dàng hơn.

Ngoài ra, điểm trong lớp (GPA) và thư giới thiệu của giáo viên cũng cực kỳ quan trọng. Các trường học ở Mỹ hướng tới những học sinh khá toàn diện và không chỉ giỏi về mặt học thuật. Tính cách, thái độ học tập và khả năng tiến bộ, đi xa của học sinh sẽ được thể hiện qua thư giới thiệu.

“Kế tiếp sẽ là những bài thi chứng chỉ như SAT hay ACT. Bản thân mình không có điểm ACT quá cao, và mình cũng nghĩ là điểm ACT hay SAT không quyết định toàn bộ con người hay học lực của một học sinh nào. Những nhà tuyển sinh, ngoài điểm số thì họ còn nhìn vào con người, tính cách, những hoạt động mà học sinh đã tham gia; đánh giá của giáo viên, bạn bè về người đó. Họ nhìn vào những kỹ năng như lãnh đạo, sắp xếp hoạt động, hay tự lập của học sinh nhiều hơn. Tuy nhiên, lợi thế về điểm ACT, SAT và điểm trong trường có thể cho bạn cơ hội có học bổng tốt hơn”, Ngọc chia sẻ.

Video đang HOT

Cô cũng nhấn mạnh thêm: “Có thể bạn không có điểm số cao ngất ngưởng, nhưng bạn có một tính cách, hay giá trị nào đó mà nhà trường đang tìm kiếm cho môi trường của họ thì bạn sẽ có cơ hội. Nên quan trọng nhất là bạn phải là chính bản thân mình, và tham gia những hoạt động giúp tăng giá trị con người và làm nổi bật tính cách của bạn”.

Ngọc cho rằng để cấp học bổng các trường ĐH Mỹ rất chú trọng vào tính cách, con người, nên bài luận sẽ góp phần quan trọng trong việc họ đưa ra quyết định. “Trong bài luận, chỉ đơn giản là cho họ biết bạn là ai. Qua bài luận, nhà trường có thể biết tính cách của bạn, nên bạn cần cho họ thấy những gì chân thật và giá trị nhất về bạn trong bài luận khoảng 650 chữ này. Hãy cho họ thấy cách bạn đối xử với gia đình, bạn bè, hay thiên nhiên. Những gì bạn nghĩ là tầm thường nhất, có khi lại là thứ có giá trị nhất ở bạn”, Ngọc bật mí.

Harvard Yenching Institute có thuộc ĐH Harvard?

TS Trần Vinh Dự, người từng theo học và tốt nghiệp ĐH Texas ở Austin (Mỹ), giải thích khái niệm học giả Harvard Yenching Institute và nó có liên quan gì Trung Quốc không.

Ngày 8/4, khái niệm học giả Harvard Yenching Institute (HYI) trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội, cũng như trong giới học thuật. Nó là gì? "Visiting scholar" (học giả) khác "post-doc" (nghiên cứu sau tiến sĩ) ở chỗ nào? Chương trình này có liên quan Trung Quốc không?

Harvard Yenching Institute có thuộc ĐH Harvard? - Hình 1

TS Trần Vinh Dự (thứ hai từ trái sang) theo học chương trình tiến sĩ tại UT-Austin theo học bổng do HYI cấp. Ảnh: T.V.D.

Từng du học bằng học bổng của HYI

Cách đây 21 năm, tôi là giảng viên khoa Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội. Thời điểm này, tôi đã thi xong TOEFL (607 điểm) và GRE (2040 điểm), chuẩn bị tìm trường nộp hồ sơ học tiến sĩ (Ph.D.) ở Mỹ.

Những người từng có ý định du học đều biết chi phí đắt thế nào. Lúc đó, tôi chẳng có xu nào cả. Việc xin đi du học hoàn toàn dựa vào kiếm học bổng.

Kiếm học bổng chủ yếu có hai nguồn: Thứ nhất, xin đi làm ở trường dưới dạng trợ giảng hoặc trợ lý nghiên cứu; thứ hai, xin chỗ nào họ cho mình tiền.

Lúc đó, kiếm mãi không ra lựa chọn số hai, tôi chỉ dựa vào lựa chọn thứ nhất, xin làm việc trực tiếp những trường mình nộp hồ sơ. Dĩ nhiên, tôi hiểu xin như thế, cơ hội được các trường này nhận sẽ ít hơn. Nếu có chỗ khác cho tiền sẵn, việc xin học dễ hơn.

Một hôm đi làm, tôi thấy thông báo dán trên tường về học bổng đào tạo sau đại học của Harvard Yenching Institute. Thấy có học bổng, tôi nghiên cứu HYI là gì để nộp đơn.

Mấy tháng sau khi nộp đơn, tôi nhận được thông tin từ HYI, thông báo thời gian lên văn phòng ĐH Quốc gia Hà Nội, gặp đại diện của HYI phỏng vấn trực tiếp.

Lúc đó, tôi rất hồi hộp. May mắn, tôi có dịp gặp GS Ngô Vĩnh Long hàng tuần, được ông dạy bảo nhiều, bao gồm cả chuẩn bị về mặt tinh thần cho các cuộc phỏng vấn kiểu này.

Người phỏng vấn tôi là giám đốc chương trình học bổng của HYI, một người Mỹ da trắng đứng tuổi. Ông ấy phỏng vấn tôi trong khoảng một giờ. Câu chuyện khá lôi cuốn nên tôi không có cảm giác đó là một cuộc phỏng vấn. Hết giờ, ông bắt tay tôi và nói sẽ có kết luận sau mấy tháng.

Khoảng đầu tháng 4/2001, tôi nhận được thư của 5 trong số 6 trường tôi nộp hồ sơ. Bốn trường đồng ý cho học và cho làm thêm để có tiền. Một trường (ĐH Rochester) từ chối. Tôi không hào hứng lắm với 4 trường đồng ý nhận mình. ĐH Texas ở Austin (UT-Austin) chưa trả lời mà thời gian khá trễ, tôi nghĩ khả năng trượt lớn.

Đúng lúc đó, tôi lại nhận được thư chúc mừng từ HYI. Từ chỗ có HYI cấp học bổng, qua sự hỗ trợ của TS Nguyễn Quốc Toàn (lúc đó đang là nghiên cứu sinh ở ĐH New York), tôi liên hệ với UT-Austin một cách đầy tự tin. Mấy ngày sau, trường gửi thư đồng ý nhận tôi vào học. Tháng 8/2001, tôi lên đường sang Mỹ du học.

Harvard Yenching Institute có thuộc ĐH Harvard? - Hình 2

Viện Harvard Yenching nằm trong khuôn viên ĐH Harvard và 3 trong số 9 thành viên hội đồng quản trị của viện là đại diện từ Harvard. Ảnh: The Harvard Gazette.

HYI là gì?

Harvard Yenching Institute - Viện Harvard Yenching - có khuôn viên tọa lạc trong ĐH Harvard. Giám đốc đương nhiệm là GS Elizabeth J. Perry, GS ngành Chính trị của ĐH Harvard.

Hội đồng Quản trị của HYI gồm 9 thành viên, với 3 người đại diện ĐH Harvard, 3 người đại diện của Hội đồng vì Giáo dục sau phổ thông Công Giáo tại châu Á (một tổ chức phi chính phủ ở New York) và 3 thành viên độc lập có hiểu biết sâu rộng về châu Á.

Harvard Yenching không phải là một đơn vị do ĐH Harvard sở hữu. HYI có thể hiểu là một tổ chức thiện nguyện hoạt động độc lập, có ngân sách độc lập. Nhưng HYI là một phần không tách rời của cộng đồng Harvard. Hiểu nôm na, HYI là một dự án độc lập mà Harvard có tham gia với tư cách thành viên sáng lập.

Vậy HYI làm gì? HYI không phải là một khoa hay là một viện đào tạo. HYI không có cấp bằng. Trong lịch sử, HYI làm nhiều việc như hỗ trợ thành lập Khoa nghiên cứu về ngôn ngữ và văn minh Á Đông của ĐH Harvard, thư viện Harvard Yenching của ĐH Harvard, tạp chí nghiên cứu Harvard Journal of Asiatic Studies... hỗ trợ trực tiếp cho nhiều trường ĐH ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, từ những năm 50 của thế kỷ XX trở lại đây, HYI tập trung chính vào việc tài trợ học bổng cho các nghiên cứu sinh tiến sĩ và các giáo viên trẻ thuộc các trường đại học hàng đầu ở Đông và Đông Nam Á ra nước ngoài nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn.

Tới nay, hơn 1.200 giảng viên và hơn 600 nghiên cứu sinh đã được HYI hỗ trợ, trong đó, 400 tiến sĩ và thạc sĩ đã tốt nghiệp dưới sự tài trợ của HYI.

Tôi không biết chính xác có bao nhiêu trong số 400 này là tiến sĩ. Nhưng tôi là một người trong số đó. Một sản phẩm được đào tạo ra dưới sự chi trả của HYI. Không có HYI thì không có tôi bây giờ.

Cần nói rõ, với các chương trình tài trợ này, HYI không đào tạo mà là đơn vị cấp học bổng/ngân sách. Những người nhận tài trợ sẽ học tập và làm việc tại các cơ sở đào tạo khác nhau.

Ví dụ, tôi học và tốt nghiệp từ UT-Austin, nhưng dưới sự tài trợ của HYI. Vì thế, việc một học giả đi theo diện visting scholar do HYI tài trợ và làm việc trong thời gian này ở ĐH Harvard ghi vào hồ sơ là visiting scholar của Harvard là chuyện bình thường.

Website của HYI cũng ghi rất rõ "chương trình này trao cơ hội cho các giảng viên trẻ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn có 10 tháng nghiên cứu độc lập tại ĐH Harvard".

HYI lấy tiền đâu ra, có liên quan Trung Quốc không?

HYI là một quỹ tín thác công ích được thành lập từ năm 1928 với nguồn tài trợ thuần túy từ tài sản của một người đã mất năm 1914 - nhà khoa học Charles Martin Hall.

Ông Hall là nhà khoa học, nhà sáng chế, đồng thời là "đại gia" thời đó với tài sản có được nhờ thành lập công ty luyện kim Alcoa. Công ty này hiện giờ vẫn niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Ông Hall mất lúc còn rất trẻ (51 tuổi) và không có vợ con thừa kế. Tài sản của ông để lại theo di chúc được dùng cho mục đích thiện nguyện. Harvard Yenching được thành lập dựa hoàn toàn trên nguồn ngân sách đến từ khối tài sản này.

Nhưng sao lại là châu Á? Đặc biệt là có chữ Yên Kinh (Yenching) nghe có vẻ liên quan Trung Quốc? Ông Charles M. Hall dĩ nhiên không phải người châu Á, càng không phải người Trung Quốc và cũng không làm ăn gì ở Trung Quốc. Viện Harvard Yenching được thành lập sau khi ông qua đời 14 năm.

Chữ Yenching đến từ một người da trắng khác - nhà truyền giáo, nhà giáo dục, TS John Leighton Stuart (1876-1962). Ông Stuart dành phần lớn phần đời ở Trung Quốc hoạt động truyền đạo Công giáo và làm giáo dục. Có thời, ông còn là Đại sứ của Mỹ tại Trung Quốc (1946 đến giai đoạn nội chiến giữa ĐCS và Quốc dân đảng). Stuart được coi là tượng đài trong quan hệ Mỹ - Trung trong giai đoạn lịch sử đó.

Ông cũng là người sáng lập ĐH Yên Kinh (Yenching University), và là chất xúc tác để hình thành Harvard Yenching Institute tại ĐH Harvard năm 1928. Chính HYI trong giai đoạn đầu cũng tham gia hỗ trợ trực tiếp ĐH Yên Kinh và 5 trường đại học khác ở Trung Quốc và một trường ở Ấn Độ.

Như vậy, dù có chữ Yên Kinh và có nguồn gốc lịch sử liên quan đến quan hệ Mỹ - Trung từ thời đầu thế kỷ XX, HYI hoàn toàn là một quỹ tín thác của Mỹ, hoạt động hoàn toàn từ ngân sách đóng góp dựa trên tài sản của nhà khoa học Charles Martin Hall để lại.

Tôn chỉ mà HYI theo đó vận hành là nghiên cứu và hỗ trợ nghiên cứu, xuất bản về văn hóa Trung Hoa, châu Á đại lục, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Balkan ở châu Âu bằng cách sáng lập, phát triển, hỗ trợ, duy trì các tổ chức giáo dục hoặc hợp tác và liên kết với các tổ chức giáo dục khác.

Nói cách khác, HYI không hoạt động bằng tiền của Trung Quốc và cũng không hoạt động theo nghị trình của Trung Quốc hay nói cách khác không "thân Trung Quốc" như một số người nhầm tưởng

Visiting scholars khác với postdoc hay research fellows chỗ nào?

Mọi người cũng tranh luận quanh các khái niệm như visiting scholars, postdoc và research fellows. Cái nào hơn, khác nhau chỗ nào, có sai không khi dùng từ này thay từ kia.

Câu trả lời ngắn gọn là visiting scholars, postdocs hay research fellows chẳng khác gì nhau ngoài vấn đề đối tượng và thời gian. Cả 3 dạng này đều theo kiểu một đơn vị đứng ra cấp ngân quỹ để một cá nhân qua trường đại học hoặc tổ chức nghiên cứu khác để nghiên cứu hoặc làm việc trong thời gian nhất định.

Lưu ý, cả 3 đều không phải chương trình học, và vì thế, đều không cấp bằng. Các học giả đi theo các chương trình này đều có thời gian tự do để nghiên cứu, phối hợp nghiên cứu, hoàn thành các công trình nghiên cứu đang phát triển của mình, tham dự các hội thảo hội nghị khoa học, thiết lập mạng lưới quan hệ với các nhà khoa học khác...

Khác biệt cơ bản giữa các chương trình này là đối tượng và thời gian của chương trình. Thí dụ, postdoc (nghiên cứu sau tiến sĩ) dành cho những người đã tốt nghiệp tiến sĩ trong một thời gian nhất định (thường là dưới 5 năm sau khi tốt nghiệp) và các chương trình postdoc thường kéo dài 2 năm.

Visiting scholars hay research fellows áp dụng cho các học giả theo nghĩa rộng hơn. Chương trình thường ngắn hơn, ví dụ 10 tháng theo chương trình của HYI. Research fellowships có thể rất ngắn (6 tháng) hoặc dài hơn. Ví dụ, Humboldt research fellowship cho từ 6 tháng đến 2 năm

Nói nôm na, những người đi theo các chương trình này thường vì thiếu một số thứ gì đó. Thí dụ, họ thiếu cơ hội cọ xát, làm việc với các chuyên gia hàng đầu trong ngành nghiên cứu của mình, thiếu thiết bị, máy móc thí nghiệm hoặc thiếu tiền để làm nghiên cứu.

Thời mới tốt nghiệp Ph.D. từ UT-Austin, tôi cũng được trao cơ hội làm postdoc 2 năm ở ĐH Southern California (USC - trường top đầu nước Mỹ).

Tuy nhiên, lương làm postdoc thấp. Hơn nữa, sau đó, tôi có công việc ngay nên không có lý do gì ở đó thêm 2 năm nên không nhận.

TS Trần Vinh Dự nhận bằng cử nhân Kinh tế & Toán học từ ĐH Quốc gia Hà Nội. Ông học tiến sĩ tại ĐH Texas ở Austin (Mỹ).

Ông từng là Chủ tịch trường CĐ Nghề Việt Mỹ (VATC), Chủ tịch Trung tâm Quốc tế của ĐH Broward College (Mỹ) tại Việt Nam.

Hiện tại, TS Trần Vinh Dự là Phó tổng giám đốc, lãnh đạo dịch vụ Chiến lược và Giao dịch Tài chính (SaT), Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

CĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dộiCĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dội
13:25:49 21/12/2024
Sốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phimSốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phim
17:02:28 21/12/2024
Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợClip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ
14:25:41 21/12/2024
Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằngMỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng
13:18:47 21/12/2024
Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"
13:20:01 21/12/2024
Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024
16:37:38 21/12/2024
Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?
14:13:31 21/12/2024
Hoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giâyHoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giây
14:29:19 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ hơn 50 năm chờ đợi mối tình đầu, mặc váy cưới ở tuổi 83

Người phụ nữ hơn 50 năm chờ đợi mối tình đầu, mặc váy cưới ở tuổi 83

Netizen

19:29:54 21/12/2024
Sau hơn 50 năm chờ đợi mối tình đầu, cuối cùng bà Li Danni cũng được khoác lên mình bộ váy cưới lộng lẫy, lên xe hoa cùng người mình yêu thương.
Leo lên lầu cao để sửa điều hòa cho khách, tôi hốt hoảng khi thấy vợ mình ở nhà nghỉ bên cạnh

Leo lên lầu cao để sửa điều hòa cho khách, tôi hốt hoảng khi thấy vợ mình ở nhà nghỉ bên cạnh

Góc tâm tình

19:28:52 21/12/2024
Chẳng ngờ vợ tôi lại thế này, tôi biết phải làm sao đây? Nếu tôi ly hôn vợ thì con tôi ai chăm lo? Nếu giữ vợ ở lại thì tôi quá đau lòng và thất vọng.
Sắc màu cuộc sống: Thám tử hôn nhân Dịch vụ mới đang lên tại Ấn Độ

Sắc màu cuộc sống: Thám tử hôn nhân Dịch vụ mới đang lên tại Ấn Độ

Thế giới

19:23:37 21/12/2024
Đây là một dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ tại Ấn Độ, nơi tình yêu tự do dần chiếm ưu thế, nhưng chưa hoàn toàn thay thế được các giá trị truyền thống.
Rúng động vùng quê khi 2 thiếu niên nghiện game giết người

Rúng động vùng quê khi 2 thiếu niên nghiện game giết người

Pháp luật

19:21:28 21/12/2024
Đã gần 10 ngày trôi qua nhưng đến nay, người dân thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) chưa hết bàng hoàng trước cái chết của bà Sử Thu Nga (SN 1954), mà hung thủ là hai thiếu niên 13 tuổi ngụ cùng địa phương với nạn nhân.
Chu Thanh Huyền lộ nhan sắc thật qua "cam thường" của mẹ Quang Hải, bế con trai lên Việt Trì cổ vũ ĐT Việt Nam

Chu Thanh Huyền lộ nhan sắc thật qua "cam thường" của mẹ Quang Hải, bế con trai lên Việt Trì cổ vũ ĐT Việt Nam

Sao thể thao

19:20:59 21/12/2024
Nàng WAG Chu Thanh Huyền tiếp tục đưa con trai từ Hà Nội lên Phú Thọ để trực tiếp cổ vũ, tiếp lửa cho tiền vệ Quang Hải và các đồng đội.
Trang phục màu trung tính, phong cách đỉnh cao của thời trang

Trang phục màu trung tính, phong cách đỉnh cao của thời trang

Thời trang

19:17:34 21/12/2024
Từ công sở, dạo phố đến những buổi gặp gỡ quan trọng, với khả năng kết hợp linh hoạt cùng phụ kiện, trang phục màu trung tính luôn là lựa chọn hoàn hảo để thể hiện gu thời trang thanh thoát và tinh tế của người mặc.
Mỹ phẩm chứa vitamin E có tác dụng gì trong chăm sóc da?

Mỹ phẩm chứa vitamin E có tác dụng gì trong chăm sóc da?

Làm đẹp

19:12:13 21/12/2024
Khi da bị tổn thương như bỏng, chấn thương hoặc sẹo sau phẫu thuật, vitamin E có thể đẩy nhanh quá trình lành vết thương bằng cách thúc đẩy quá trình tái tạo của lớp biểu bì.
Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Ẩm thực

18:56:03 21/12/2024
Để có một bữa tối ngon miệng làm nhanh và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ nhỏ thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn cơm tối dưới đây nhé!
Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Sao châu á

18:02:04 21/12/2024
Ngày 21/12, tờ Sohu đưa tin mới đây 1 blogger giải trí đã đào lại hình ảnh mộc mạc của Dương Tử năm 18 tuổi, khi cô đang tất bật tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học vào trường nghệ thuật.
Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sao việt

17:59:07 21/12/2024
Sự hưởng ứng mạnh mẽ của khán giả trước những xu hướng mà Sơn Tùng M-TP khởi xướng đã chứng minh sức hút của nam ca sĩ vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

Phim âu mỹ

16:35:04 21/12/2024
Năm 2024 đã chứng kiến một loạt các bộ phim đạt doanh thu cao tại phòng vé toàn cầu, khẳng định sức hút không ngừng của ngành công nghiệp điện ảnh trong việc thu hút khán giả đến rạp.