Cô gái đáp trả thẳng thừng khi lần đầu đến nhà bạn trai bị sai đi rửa bát – Đáp án cho những ai đang “lăn tăn” về câu chuyện muôn thuở
“Mẹ anh coi em như con nên cứ tự nhiên như ở nhà em nhé” – Đây là câu nói quyết định vị trí của bạn trong gia đình anh ấy nếu bạn hiểu sai hoặc ảo tưởng 1 cách thái quá.
Mô tả câu chuyện : Chúng tôi yêu nhau được 3 năm, tính ra Tết cưới. Bạn trai luôn trách tôi ít khi đến nhà anh ấy chơi dù ở gần nhau. Nhưng thật sự tôi rất ngại va chạm, không phải vì tôi lười mà tôi không biết làm như thế nào cho phải. Hôm trước đến nhà anh ăn cơm, ăn xong mọi người để mình tôi trong bếp rửa bát. Tôi lỡ tay làm vỡ cái đĩa mà cả anh và mẹ anh đều lao vào bếp nhìn tôi như kẻ tội đồ. Tôi cảm thấy tủi thân vô cùng, ít ra tôi làm thì cũng phải có người làm cùng chứ, tôi đâu phải người giúp việc. Sau buổi gặp đó bạn trai tôi cũng có ý trách tôi không cẩn thận, để mất điểm trong mắt mẹ chồng tương lai. Tôi bắt đầu chán nản với mối quan hệ này.
Câu hỏi : Con gái có nên rửa bát khi đến ra mắt nhà bạn trai? Và việc không rửa bát có bị nhà người yêu đánh giá?
Đây là chủ đề khá quen thuộc trong những cuộc bình luận của chị em phụ nữ. Bởi chỉ cần 1 câu chuyện cụ thể được chia sẻ, câu hỏi này sẽ lại được khơi ra. Và đáp án chính xác nhất có lẽ các cô gái vẫn mông lung chưa có câu trả lời rõ ràng.
Hãy bắt đầu bàn luận với câu chuyện của Phương – cô gái từng hơn 1 lần trải qua trường hợp tương tự.
Rửa bát không phải việc to tát nhưng nó lại thể hiện sự tôn trọng to tát của gia đình chàng trai đối với cô gái ấy
Năm 23 tuổi, khi yêu mối tình thứ nhất, Phương được bạn trai dẫn về ra mắt. Bố mẹ anh ở dưới quê nên việc con trai đưa bạn gái về lần đầu được rất nhiều thành viên trong gia đình quan tâm. Và cũng giống như những cô gái khác, Phương được giao cho nhiệm vụ rửa bát sau khi ăn. Làm cùng cô còn có chị chồng. Họ vừa rửa vừa trò chuyện vui vẻ nên Phương không thấy nặng nề lắm. Chỉ có điều, khi khách nhà bạn trai về, họ nhìn ra sân trêu cô: “Rửa sạch vào không là bắt rửa lại đấy!”. Không biết có gì vui để họ hả hê nhưng Phương thật sự thấy khó chịu.
Video đang HOT
Năm 27 tuổi, khi đã chia tay người bạn trai ấy 1 thời gian, Phương bắt đầu 1 mối quan hệ mới. Khi cả 2 nghiêm túc muốn công khai với gia đình, Phương đã tự dặn lòng mình: Chắc chắn cô sẽ không bao giờ rửa bát trong lần ra mắt nhà anh ấy.
Đúng như những gì Phương dự đoán, cuối cùng cô cũng phải đối diện với ngày đó. Nhưng Phương của 27 tuổi không thể giống với cô gái 23. Và cô cũng lấy làm lạ không hiểu tại sao hầu hết các gia đình đều lấy việc rửa bát ra làm thước đo độ đảm đang và chăm chỉ của 1 nàng dâu tương lai.
“Mẹ làm thế vì mẹ coi em là con cái trong nhà. Rửa vài cái bát có gì nặng nhọc mà em làm quá lên thế, chẳng lẽ ở nhà em không làm gì nên thấy việc rửa bát là to tát?” , bạn trai Phương đã cau có gắt gỏng với cô như thế.
Cô đã khảng khái đáp: “Em có thể làm thế nhưng không phải ngay trong lần đầu tiên đến chơi. Dù sao em cũng trong cương vị khách, em là bạn gái anh chứ chưa phải con dâu của mẹ anh. Rửa bát không phải việc lớn nhưng nó thể hiện sự tôn trọng của gia đình anh đối với em. Nếu mang việc rửa bát ra để thử lòng em thì xin lỗi anh nhầm đối tượng rồi”.
Khi chưa kết hôn, đừng tùy tiện đến nhà đàn ông
“Mẹ anh coi em như con nên cứ tự nhiên như ở nhà em nhé” – Đây là câu nói quyết định vị trí của bạn trong gia đình anh ấy nếu bạn hiểu sai hoặc ảo tưởng 1 cách thái quá. Đừng nghĩ nhận được câu mời chào đon đả, những nụ cười hiếu khách thì bạn đã là “chủ sở hữu”. Bởi sự vô tư của bạn sẽ bị họ lấy ra làm công cụ đánh giá lối sống và phẩm hạnh, rằng: “Con bé ấy dễ dãi quá”, “Chưa đâu vào đâu đã lăn lộn cơm nước như người nhà”, “Có việc gì gọi nó đến luôn ấy mà”… Và bạn có chắc chắn tương lai sẽ trở thành dâu con của nhà anh ấy để hiện tại trở nên quá suồng sã, nhiệt tình đến vậy?
Đã có bao nhiêu cô gái nghe lời mẹ dặn: Đừng tùy tiện đến nhà bạn trai thường xuyên, thân mật với gia đình họ quá mức khi chưa phải là dâu con chính thức? Đừng vội trách các bà mẹ máy móc, có suy nghĩ cổ hủ hay truyền thống. Có rất nhiều cách để bạn thể hiện tình cảm cũng như tấm lòng của mình với nhà bạn trai. Phụ nữ không nhất thiết phải lăn lộn, lao vào bếp núc thể hiện hay rửa vài chục mâm bát khi nhà anh ta có giỗ chạp mới chứng minh mình đảm đang.
Đàn ông không phải lúc nào cũng hiểu hết suy nghĩ của mẹ đẻ mình. So với mong đợi mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu tốt đẹp thì sự kì vọng của 1 bà mẹ vào người phụ nữ chung sống với con trai mình lớn hơn nhiều.
Vì tiêu chuẩn và cách nhìn nhận, quan niệm của các thế hệ khác nhau nên đừng bao giờ tin vào những lời xoa dịu của bạn trai bởi đôi khi sự vô tư của họ sẽ đẩy các cô gái vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Một số cô gái ở nhà thì lười nhưng đến nhà bạn trai lại “hết mình” – cuộc đời không trả cát-sê nên đừng cố diễn
Có 1 số cô gái được xếp đúng vào hàng “việc nhà thì nhác việc chú bác lại siêng”. Ở nhà thì bừa bộn luộm thuộm, có thúc giục thế nào cũng vẫn ì ra nhưng sang nhà người yêu lại “biến hình” thành thục nữ. Chỉ đơn giản là trong đầu các cô ấy: Ở nhà làm làm gì nhiều ai xem nhưng chỉ cần thể hiện tốt trước mặt bố mẹ chồng tương lai thì sau này kiểu gì cũng có “chỗ đứng”.
Thế nhưng các cô lại không ý thức được 1 điều: Yêu là bản nháp còn hôn nhân mới là bản chính phơi bày mọi tật xấu của nhau. Và sẽ thế nào khi nhà chồng bắt đầu vỡ mộng về bạn, rằng trước kia nàng dâu chăm chỉ bao nhiêu thì giờ lười bấy nhiêu? Còn trong thế giới quan của bạn, “nhúc nhích” 1 chút cũng được gọi là thay đổi lớn, rồi lại ấm ức vì “mình đã cố gắng thế sao không ai chịu nhìn nhận”.
Đừng bao giờ ôm tư tưởng sẽ thay đổi vì người khác, hãy làm từ tận đáy lòng, vì bạn muốn chứ không phải làm vì 1 ai đó để được điều gì đó.
Thay vì lao vào rửa bát hoặc chấp hành mọi “thử thách” trong lần đầu ra mắt nhà người yêu, các cô gái hãy chọn cho mình 1 công việc vừa phải, phù hợp với vai trò khách mời, miễn không phải bạn ngồi chơi trong khi mọi người làm việc.
Hãy nghĩ đơn giản đây chỉ là 1 buổi đi chơi để hiểu thêm về người đàn ông có thể là chồng mình trong tương lai. Chính vì nó là cơ hội nên bạn phải là 1 cô gái khôn ngoan, khéo léo để mình luôn ở thế chủ động, quan sát thái độ của anh ấy trong 1 hoàn cảnh khác, ở những tình huống khác nhau.
Hôn nhân là chuyện của nhiều người và bất cứ cô gái nào cũng cần tìm hiểu kĩ lối sống, văn hóa của nhà người yêu trước khi tính đến chuyện chung thân đại sự. Và hãy nhớ, đừng làm giảm giá trị bản thân vì những điều vô lý.
Khi phụ nữ dính vào cờ bạc
Tôi ước giá như không dính vào cờ bạc nhưng tất cả đã muộn rồi.
Tôi là người phụ nữ 25 tuổi, dính vào vòng xoáy nợ nần chỉ vì cờ bạc. Lúc đầu tôi chỉ muốn giải khuây bằng những ván nhỏ lẻ. Ai ngờ, sự ham hố, khao khát chiến thắng, cay cú khi thua đã khiến tôi xuống tay với những ván bạc mấy chục triệu. Tôi mất hết tiền tiết kiệm, báo hại gia đình nợ nần, lừa gạt bạn trai để có tiền. Giờ tôi rất bế tắc, không biết có thể cai nghiện bằng cách nào. Thật sự tôi chẳng muốn tồn tại nữa, phải làm sao đây?
Chiếc khẩu trang 'thần thánh' giúp hội FA tránh phải trả lời câu 'bao giờ lấy chồng' vào dịp Tết Những chiếc khẩu trang đặc biệt ở chỗ in lên đó những dòng chữ - giúp thay chủ nhân trả lời những câu mà mọi người thường hỏi trong ngày Tết. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, giống như nhiều nước châu Á khác, Tết cổ truyền năm nay của người dân Singapore có nhiều khác biệt. Ngoài...