Cô gái bỏ bằng kiến trúc, theo học phi công để không phải chạy ‘deadline’
Thấy không phù hợp với chuyên ngành đã học, cô gái 9X mạnh dạn theo đuổi nghề phi công với sự hỗ trợ tài chính từ gia đình.
Mạch Khanh từng tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM trước khi theo học ngành phi công
Mạch Thị Thùy Khanh (sinh năm 1996) vốn là cô sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM. Nhưng sau khi ra trường, Khanh cảm thấy công việc đúng chuyên ngành không phù hợp với mình.
“Từ hồi sinh viên, em đã đi làm cả những việc đúng ngành và không đúng ngành. Sau đó, em nhận ra rằng mình không thích những công việc mà phải mang việc về nhà, phải chạy deadline…” – Mạch Khanh chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp, Khanh quyết định rẽ ngang sang học ngành phi công.
Mẹ Khanh trước kia từng làm việc ở trung tâm huấn luyện bay. Bà cũng từng ao ước con mình được làm việc trong ngành hàng không, “nhưng là làm một vị trí nào đó thôi chứ không phải là phi công bay trên bầu trời”.
Khi nghe con gái nói muốn học Phi công, bà đồng ý cho Khanh đi thi thử cho biết, chứ không nghĩ là con sẽ đậu. Đến khi nghe con báo tin đậu vào Học viện, bà bắt đầu lo lắng đến gánh nặng tài chính lên đến 200.000 USD (gần 4,6 tỷ đồng).
Tuy nhiên, thấy Khanh yêu thích và có ý chí nên ông ngoại và cậu đã “ra tay” hỗ trợ phần tài chính.
Video đang HOT
Khanh đang học năm thứ 4 ở trung tâm đào tào hàng không.
“Khi ông ngoại và cậu nói sẽ hỗ trợ, động viên Khanh, chị nhẹ hết cả người” – mẹ Khanh chia sẻ với MC Quốc Thuận và Ngọc Lan trong chương trình Gõ cửa thăm nhà.
Còn Khanh thì nói vui, “ông là đại gia của con”.
Trong thời gian theo học để trở thành phi công, Khanh vừa phải học ở Việt Nam, vừa phải học ở Mỹ và Singapore. Do dịch bệnh Covid-19 nên thời gian học tập của cô bị kéo dài hơn dự kiến rất nhiều.
Trong thời gian sang nước ngoài học, Khanh có ý tưởng quay lại những trải nghiệm của mình đăng lên YouTube để lưu lại như một kỷ niệm. Nhưng sau đó, thời gian rảnh nhiều khiến Khanh có cơ hội phát triển kênh thành một nơi chuyên chia sẻ về cuộc sống của du học sinh.
Ở Mỹ, cô được học lái cơ bản trên chiếc máy bay thật có 4 chỗ ngồi, còn ở Singapore, Khanh được lái đúng chiếc máy bay Airbus A320 mà sau này cô sẽ lái ở Việt Nam.
Tính đến nay, Khanh đã có hơn 300 giờ bay và đang học sang năm thứ 4.
Khanh chia sẻ về cú sốc khi ba mẹ chia tay.
Trong chương trình Gõ cửa thăm nhà, Mạch Khanh cũng chia sẻ về hoàn cảnh gia đình hiện tại. “Ba mẹ con đã ‘nghỉ chơi’ với nhau được một thời gian rồi” – Khanh tâm sự.
Cô gái cũng chia sẻ, những ngày đầu, Khanh khóc nhiều nhất nhà khi biết ba mẹ chia tay nhau. Thậm chí, cô còn theo ba sang nhà nội để níu kéo. Nhưng sau vài tháng, cô học cách chấp nhận. Đến bây giờ, Khanh thấy hài lòng khi cả ba và mẹ đều có cuộc sống vui vẻ.
Từ khi ba mẹ chia tay nhau, 3 mẹ con Khanh về ở với ông ngoại để tiện chăm sóc ông. Ở nhà ngoại, Khanh ăn chay cùng gia đình. Ông ngoại cô đã ăn chay trường được hơn 50 năm vì trước kia ông có vào chùa tu.
“Lên mẫu giáo, Khanh mới ăn mặn. Bây giờ ra ngoài thì Khanh ăn mặn, còn về nhà ăn chay” – mẹ cô kể.
Sau mỗi ngày bay, Khanh chỉ muốn được trở về nhà.
Ước mong lớn nhất bây giờ của Khanh là hoàn thành khóa học, và sau đó có “số lần cất cánh bằng số lần hạ cánh”.
Mẹ cô mong con gái sau khi có công việc ổn định sẽ có một gia đình riêng thật hạnh phúc. Ông ngoại nói mình đã già, rất mong muốn được lên chuyến bay do cháu gái điều khiển.
Ông đã xúc động bật khóc khi nói về gia đình, đồng thời gửi lời cảm ơn ê-kíp của chương trình khi “già rồi mà vẫn còn được gặp gỡ mọi người như thế này”.
Cuối chương trình, Mạch Khanh gửi tới mẹ một cái ôm và những lời ngọt ngào mà cô gái chưa bao giờ nói ra được với ngoại và mẹ.
Chớ nên học lệch...
Nhớ hồi còn là học viên Trường Sĩ quan Chính trị, đại đội tôi có một đồng chí tên Chiến rất giỏi các môn về công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT).
Ấy thế nhưng, Chiến lại có quan niệm, chỉ chuyên tâm dùi mài "kinh viện" các môn chuyên ngành mà lơ là đối với các môn quân sự. Bởi theo Chiến, đã là cán bộ chính trị thì chỉ cần nắm chắc các vấn đề nguyên tắc, kiến thức về hoạt động CTĐ,CTCT, còn các mặt công tác khác thì đã có cán bộ quân sự phụ trách. Cho dù đồng đội có khuyên nhủ, giải thích ra sao, Chiến cũng chẳng chịu nghe lời mà một mực bảo thủ.
Học viên sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Chính trị có cơ hội phát triển ở rất nhiều vị trí. Ảnh: Daihocchinhtri.edu.vn
Nghe báo cáo từ chúng tôi, Chính trị viên Đại đội Nguyễn Thế Nam quyết định sẽ chỉnh sửa những suy nghĩ lệch chuẩn của Chiến. Nói là làm, một hôm, trong giờ tự ôn của đơn vị, Chính trị viên Nam tổ chức Hội thao toàn đại đội về kiến thức CTĐ, CTCT. Nghe tin ấy, Chiến mừng thầm vì chắc mẩm bản thân sẽ giành giải nhất.
Quả như vậy, từ phần lý luận cho đến thực hành, Chiến đều nắm chắc và giải quyết một cách trôi chảy, được chính trị viên khen ngợi. Tưởng chừng phần thắng ở ngay trước mắt thì Chính trị viên Nam bất chợt ra tình huống cho Chiến: Hiện nay, đơn vị tổ chức hành quân huấn luyện, đại đội trưởng đang thực hiện nhiệm vụ trên trung đoàn, Chiến trên cương vị Chính trị viên tổ chức ra mệnh lệnh hành quân và chỉ huy đại đội tổ chức hành quân huấn luyện.
Đến lúc này, nụ cười trên môi Chiến tắt dần. Chiến lúng túng: "Báo cáo đồng chí, phần này thuộc nhiệm vụ của cán bộ quân sự nên tôi chưa chuẩn bị." Trước lý do vụng về của Chiến, cả đại đội bật cười, chỉ riêng Chính trị viên Nam nghiêm giọng: "Đồng chí nói như vậy là không đúng. Làm người chỉ huy, đối với công tác huấn luyện trong thời bình cũng như trong chiến đấu, đồng chí phải chuẩn bị cho tất cả những tình huống có thể xảy ra. Nếu không ai sẽ là người chỉ huy bộ đội?".
Chính trị viên Nam tiếp tục: "Tôi biết kiến thức các môn CTĐ, CTCT là rất quan trọng, nhưng không có nghĩa đồng chí tự xem nhẹ việc học tập kiến thức các môn quân sự. Đặc biệt, hoạt động của Quân đội nhân dân Việt Nam vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.
Trên mọi nhiệm vụ: Chiến đấu, huấn luyện, SSCĐ, lao động sản xuất; trên các mặt công tác: Quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ... đều phải chịu sự lãnh đạo của tổ chức đảng. Có nghĩa là hoạt động CTĐ, CTCT là linh hồn, mạch sống, vừa bao trùm, vừa len lỏi, thấm vào tất cả các mặt, lĩnh vực hoạt động quân sự. Thử hỏi, nếu người chính trị viên, bí thư chi bộ lại không có kiến thức, không hiểu biết về các lĩnh vực ấy thì làm sao có thể đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào thực tiễn, bảo đảm cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ?".
Thấy Chiến cúi mặt, đứng bần thần, Chính trị viên Nam kết luận: "Hội thao đến đây kết thúc, đáng lẽ đồng chí Chiến giành được giải nhất nhưng do còn một số hạn chế, thiếu sót nên tạm hoãn chưa trao phần thưởng. Tôi mong đồng chí Chiến cũng như toàn thể học viên trong đại đội sẽ tích cực phấn đấu nhiều hơn nữa để học tập, bổ sung, hoàn thiện bản thân, xứng đáng làm người cán bộ chính trị, người sĩ quan "vừa hồng, vừa chuyên". Các đồng chí có quyết tâm không?".
Chính trị viên vừa dứt lời, tiếng hô "quyết tâm!" đồng thanh vang lên từ cả đại đội. Dường như, Chiến là người hô to và rõ nhất. Và chắc chắn, đây sẽ là bài học quý mà Chiến và mỗi chúng tôi luôn ghi nhớ, mang theo trong suốt đời quân ngũ.
Độc đáo bảo tàng hình bàn xoay gốm ở Hà Nội Cách Hà Nội khoảng 15km, Bảo tàng gốm Bát Tràng với kiến trúc hình bàn xoay gốm khổng lồ là điểm đến hấp dẫn dành cho người dân thủ đô và du khách. Bảo tàng gốm Bát Tràng tọa lạc trên một khu đất rộng 3.700 m2, nhìn ra dòng kênh Bắc Hưng Hải ở thôn 5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm,...